Chị lao công bệnh viện trả lại 38 triệu đồng, được “thưởng nóng”
Lúc làm việc, nữ nhân viên vệ sinh bệnh viện ở Cà Mau phát hiện số tiền lớn của người nhà bệnh nhi bỏ quên nên liên hệ trả lại.
Trưa 22/5, chị Trần Kim Đoan (nhân viên vệ sinh của Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải Cà Mau) đến dọn phòng bệnh ở khoa Ngoại, phát hiện túi xách của người nhà bệnh nhân bỏ quên, bên trong có 38 triệu đồng.
Chị Đoan (đứng giữa) trao lại tiền nhặt được cho người đánh rơi. Ảnh: Giang Tân.
Tiếp nhận trình báo của nhân viên vệ sinh, lãnh đạo bệnh viện đã xác minh số tài sản trên của chị Nguyễn Thị Thùy Dương – mẹ của bệnh nhi vừa xuất viện.
Nhận lại số tiền trước sự chứng kiến của công an phường, chị Dương bày tỏ lòng biết ơn đối với chị lao công tốt bụng.
Theo bệnh viện, chị Đoan là trụ cột của gia đình, làm việc tại đây hơn hai năm qua, với mức lương trên 3 triệu đồng mỗi tháng. Ban giám đốc bệnh viện đã thưởng nóng cho chị một triệu đồng, và sẽ biểu dương trước toàn thể nhân viên.
*Tiêu đề bài viết do Dân Việt đặt lại
Video đang HOT
Theo Hoàng Hạnh (Vnexpress)
Mẹ con lao công trả 7.400USD cho khách Tây : Hành động rất tử tế!
Nhặt được 7.400 USD khi dọn dẹp căn hộ ở quận Bình Thạnh, TP.HCM, 2 mẹ con lao công nhanh chóng tìm cách trả lại cho chủ nhân.
Khoảng 10h ngày 14.5, trong quá trình dọn dẹp khu căn hộ, nơi ông Artern (quốc tịch Ukraine) mới hết hạn thuê và trả phòng, bà Nguyễn Bích Đào (60 tuổi, nhân viên vệ sinh) cùng con trai là anh Nguyễn Ngọc Hiền (26 tuổi, nhân viên vệ sinh) phát hiện trong bao rác có một xấp đô la với nhiều mệnh giá khác nhau.
Anh Hiền đã kiểm đếm xấp tiền và gửi ban quản lý tòa nhà để bàn giao lại số tiền trên cho chủ căn hộ.
Ngay khi nhận số tiền, Ban quản lý chung cư đã liên hệ với người thuê nhà trước đó là ông Artern và thông tin cho cơ quan công an địa phương để lập biên bản.
Ông Artern (quốc tịch Ukraine) vui mừng nhận lại số tiền . Ảnh: Ban quản lý chung cư cung cấp
Chiều cùng ngày, anh Hiền đã trao tận tay ông Artern số tiền 7.400 USD trước sự chứng kiến của cơ quan chức năng và ban quản lý tòa nhà.
"Có gì đâu"
Chia sẻ về việc làm, bà Đào khiêm tốn nói: "Có gì đâu". Với giọng vui vẻ, bà tiếp lời: "Nhiều khi dọn nhà người ta sơ sót. Mình ăn của người ta cũng đâu có vui, thà là mình trả lại hay hơn".
Nhắc đến hành động của mình, Hiền cho rằng làm việc gì thì cũng phải có trách nhiệm với việc đó.
"Trách nhiệm của em là phải trả lại tiền cho người ta chứ đâu có lấy được. Số tiền quá lớn. Em chưa từng thấy nhiều tiền như vậy bao giờ".
Khi trao lại 7.400 USD cho ông Artern, vì không hiểu tiếng Anh, anh Hiền chẳng nghe được gì nhiều ngoài hai chữ "Thank you" cùng nụ cười hạnh phúc. Hiền bảo với anh chỉ cần 2 tiếng cảm ơn là đã đủ vui.
Mai mẹ con bà Nguyễn Bích Đào. Ảnh: Thu Hằng.
Chia sẻ về hành động đẹp của hai mẹ con, bà Nguyễn Thu Hằng, Tổ trưởng Lô B chung cư Đất Phương Nam cảm phục nói: "Làm người ai cũng có lòng tham cả. Khu chung cư này chỉ có camera ở thang máy và hành lang. Họ dọn dẹp trong căn hộ, thế nên dù họ có lấy cũng chẳng ai biết. Số tiền quá lớn, nhưng họ đã lựa chọn trả lại. Tôi nghĩ đây là một hành động rất tử tế".
Hai mẹ con dùng chung một chiếc điện thoại
Bố Hiền mất vì bệnh đột quỵ từ năm anh 15 tuổi. Để nuôi lớn Hiền, bà Đào phải đi làm mướn liên tục cho người ta, ai thuê gì cũng làm.
Thương mẹ, Hiền cũng chỉ học hết lớp 9 rồi nghỉ hẳn vì biết mẹ không có tiền đóng học. Hiền ở nhà, cùng dì chiên chuối chiên bỏ mối đi bán. Từ đó, Hiền cũng bươn trải đủ nghề để kiểm sống.
Chia sẻ về quãng thời gian khó khăn, bà Đào nghẹn ngào: "Hồi ấy, nuôi Hiền vất vả lắm nhưng cũng phải chịu chứ số phận vậy rồi biết làm sao. Nhưng được một cái là con mình ngoan, không tụ tập ăn chơi, nghe lời mẹ. Giờ có hai mẹ con nương tựa vào nhau sống, thảnh thơi đi làm".
Căn nhà rộng 15 m2 là nơi hai mẹ con bà Đào chung sống hơn 10 năm nay. Ảnh: Thu Hằng.
Giọng đầy tự hào, người phụ nữ 60 tuổi cho biết mới vào làm 3 tháng, Hiền đã được sếp tin tưởng giao nhiệm vụ tổ trưởng quản lý giám sát nhóm công nhân. Trong công việc, Hiền là cấp trên của mẹ.
Với nụ cười hiền khô, bà Đào hóm hỉnh nói đến nay cấp trên trực tiếp của bà vẫn chưa có điện thoại dùng. "Hiền xài điện thoại chung với cô cũng gần một năm nay rồi. Điện thoại cũ của nó bị hư, sau đó cũng không mua mới. Hai mẹ con làm chung nên xài một cái điện thoại này luôn. Ở chỗ làm, nếu cần liên lạc gì thì Hiền sẽ mượn điện thoại của đồng nghiệp", nữ lao công tâm sự.
*Tiêu đề bài viết do Dân Việt đặt lại
Theo Thu Hằng (Zing)
Chuyện vợ chồng nghèo Quảng Trị nuôi chàng trai ăn xin gần 30 năm Thương Minh trải manh chiếu rách xin ăn ở gốc cây khế đầu ngõ, con trai ông Kiếm về lấy cơm ra cho. Biết chuyện, vợ chồng ông Kiếm quyết định nuôi Minh hơn 24 năm. Anh Bùi Minh, hiện 50 tuổi, quê Mộ Đức, Quảng Ngãi sinh ra trong gia đình nghèo, bố mẹ mất sớm. Ba anh em anh phải đi...