Chi hơn nửa tỷ đồng mua kit của Việt Á, Sở Y tế Đắk Nông nói gì?
Cụ thể, theo Sở Y tế tỉnh Đắk Nông cho biết, thực hiện Quyết định số 100/QĐ-UBND ngày 21/1/2021 của UBND tỉnh, Sở đã giao việc mua sắm, đấu thầu vật tư y tế, hóa chất (bao gồm vật tư y tế, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19) cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh tự mua sắm cho phù hợp.
Trong các đơn vị, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Nông mua sắm kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á với tổng số tiền gần 560 triệu đồng.
CDC tỉnh Đắk Nông đã mua kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Á với gần 560 triệu đồng (Ảnh minh họa: CTV)
Về quy trình thực hiện việc mua sắm, đối với các gói thầu có giá trị dưới 500 triệu đồng, Sở Y tế sẽ phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu, theo phân cấp của Nghị quyết 07/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Đắk Nông.
Cũng theo báo cáo, Sở Y tế đã giao cho CDC Đắk Nông mua sắm vật tư y tế, hóa chất sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đến tháng 9/2021 cho toàn tỉnh.
Tháng 10/2021 đến nay, Sở Y tế Đắk Nông tiếp tục tổ chức đấu thầu cho CDC Đắk Nông và các đơn vị.
Về cơ sở xây dựng giá, kế hoạch mua sắm vật tư y tế, sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, Sở Y tế tỉnh Đắk Nông cho hay, năm 2020, các đơn vị thực hiện theo Thông tư số 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Cho đến khi Thông tư số 14/2020/TT-BYT ngày 10/7/2020 có hiệu lực, các đơn vị thực hiện việc mua sắm theo thông tư này, cơ sở xây dựng giá là tham khảo ít nhất 3 báo giá của các đơn vị có kinh doanh sản phẩm đang mua sắm, các loại vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm.
Video đang HOT
Đến năm 2021, các đơn vị thực hiện theo Thông tư số 14/2020/TT-BYT, cơ sở xây dựng giá tham khảo kết quả trên cổng thông tin và công khai kết quả đấu thầu trên cổng thông tin của Bộ Y tế. Sản phẩm nào chưa có giá trị trúng thầu thì áp dụng xây dựng kế hoạch mua sắm theo ít nhất 3 báo giá của các đơn vị có kinh doanh các sản phẩm này trên thị trường.
Vụ Việt Á là sự cảnh báo "virus tham nhũng" rất nhiều biến thể, nhờn thuốc!
"Vụ việc cũng là sự cảnh báo "virus tham nhũng" còn rất nhiều, rất phức tạp, nhiều biến thể, nhờn thuốc, đòi hỏi chúng ta không được chủ quan...", Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc nói.
Ngày 12/1, Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội nghị tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Phát biểu tại hội nghị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho biết, trong năm 2021, toàn ngành Nội chính Đảng đã đạt được 6 nhóm kết quả nổi bật.
Toàn ngành đã chủ động xây dựng, tham mưu, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, bài bản Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết Đại hội đảng các cấp, và tích cực nghiên cứu, tham mưu nhiều chủ trương, chính sách lớn về nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc phát biểu tại hội nghị (Ảnh: TTXVN).
Bên cạnh đó, đã chủ động, kiên quyết, kiên trì, cụ thể hơn trong phối hợp với các cơ quan chức năng, tham mưu chủ trương, định hướng xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xử lý nghiêm các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
Nhất là các vụ án, vụ việc xảy ra trong lĩnh vực y tế, quản lý đất đai, tài sản công, thi hành án hình sự; các vụ án vụ việc tại Khánh Hòa, TPHCM, Đồng Nai, An Giang; chủ động đề xuất đưa một số vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo và Tỉnh ủy, Thành ủy chỉ đạo, xử lý.
Theo báo cáo trong năm 2021, các Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy đã tham mưu, đề xuất đưa 475 vụ án, vụ việc vào diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy theo dõi.
Mới đây nhất là vụ kit test Covid-19 tại Công ty Việt Á được đưa vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Ông Phan Đình Trạc cho rằng, qua vụ xét nghiệm Covid-19 cũng cho thấy sự sơ hở, yếu kém trong công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng.
"Vụ việc cũng là sự cảnh báo "virus tham nhũng" còn rất nhiều, rất phức tạp, nhiều biến thể, nhờn thuốc, bất chấp, đòi hỏi chúng ta không được chủ quan, thỏa mãn mà phải chủ động tấn công, tăng sức đề kháng nếu không sẽ dễ bị tác động, lây nhiễm hoặc vi phạm", Trưởng Ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh.
Cũng trong năm 2021, công tác theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp ngày càng đi vào nề nếp và hiệu quả hơn.
Theo ông Phan Đình Trạc, toàn ngành đã tham mưu chỉ đạo thanh tra, chuyển nhiều vụ việc sai phạm sang cơ quan điều tra qua thanh tra diện rộng công tác quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.
Đồng thời phối hợp tham mưu kiểm tra, xử lý nghiêm nhiều tổ chức đảng, đảng viên sai phạm liên quan đến các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; giúp các thành viên Ban chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở 12 bộ, ngành, địa phương.
"Nhiều Ban Nội chính có cách làm mới, hiệu quả, qua kiểm tra, giám sát đã phát hiện, kiến nghị xử lý nhiều hạn chế, sai phạm", ông Phan Đình Trạc đánh giá.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Trưởng Ban Nội chính Trung ương cũng lưu ý, hoạt động của ngành Nội chính đảng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.
"Tính nhạy bén, chủ động, quyết liệt, bản lĩnh của một số Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy chưa cao; có lúc, có nơi có biểu hiện chùng xuống, thụ động, thiếu tự tin trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao", ông nêu rõ.
Ngoài ra, tính cụ thể, chiều sâu, chất lượng, khả năng phát hiện vấn đề mới để tham mưu, đề xuất của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu.
Từ đó, ông đề nghị cần thẳng thắn, nghiêm túc rút kinh nghiệm và có giải pháp khắc phục, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành Nội chính đảng trong thời gian tới.
Đề cập một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2022, Trưởng Ban Nội chính Trung ương yêu cầu, chủ động, sâu sát, quyết liệt hơn nữa trong tham mưu chỉ đạo phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực, theo đúng chỉ đạo của Tổng Bí thư không để "chững lại hay chùng xuống", "không vì có dịch Covid-19 mà ngừng lại, không xử lý".
Trong đó tập trung tham mưu chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về giám định, định giá để đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, tiêu cực đã khởi tố.
"Đặc biệt là tập trung tham mưu chỉ đạo khẩn trương kiểm tra, thanh tra, điều tra xử lý nghiêm các sai phạm liên quan vụ án kit xét nghiệm của Công ty Việt Á và các vụ, việc liên quan đến lĩnh vực y tế đã được đưa vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo", ông Phan Đình Trạc nhấn mạnh.
Ông Trạc cũng lưu ý toàn ngành tham mưu chỉ đạo nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, tạo bước đột phá trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực.
Tham mưu chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực có nhiều dư luận về tham nhũng, tiêu cực như lĩnh vực y tế, phòng chống dịch Covid-19, quản lý, sử dụng đất đai; việc mua bán, chuyển nhượng tài sản công.
TPHCM phát hiện bệnh viện thứ 3 mua kit test của Việt Á: Sở Y tế nói gì? Theo đại diện Sở Y tế TPHCM, Bệnh viện quận Bình Tân là cơ sở y tế thứ 3 được xác định có mua kit test Covid-19 của công ty Việt Á. Tại họp báo về tình hình dịch bệnh do Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM tổ chức, diễn ra chiều 10/1, báo chí đề nghị ngành chức năng thông...