Chỉ hơn 1 tháng, dịch tả lợn châu Phi đã “phủ trắng” Phú Thọ
Theo thông tin mới nhất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Phú Thọ, tính đến thời điểm hiện tại, 13/13 huyện, thị, thành phố của tỉnh đã có dịch tả lợn châu Phi.
Lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi được tiêu hủy tại TP.Việt Trì (Ảnh: Báo Phú Thọ)
Theo đó, TP.Việt Trì là đơn vị đầu tiên của tỉnh Phú Thọ công bố xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, tiếp đến là huyện Hạ Hòa và cuối cùng là TX.Phú Thọ.
Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ cho thấy, từ 16/5 – 19/6/2019, toàn tỉnh Phú Thọ có 88 xã, phường thuộc 13 huyện, thị, thành phố ra quyết định công bố dịch tả lợn châu Phi. Số lợn đã tiêu hủy tại các xã có dịch tả lợn châu Phi là 9.990 con với khối lượng 598.108kg.
Ngoài việc tiêu hủy lợn tại các hộ chăn nuôi có lợn ốm, chết do dịch tả lợn châu Phi theo quy định và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, tỉnh Phú Thọ còn thành lập 166 chốt kiểm soát tại các xã công bố dịch, vùng uy hiếp, vùng đệm… Bên cạnh đó, thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng bằng hóa chất và vôi theo quy định. Triển khai kiểm soát hoạt động giết mổ, buôn bán vận chuyển lợn ra vào vùng dịch.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, hiện tại, tình hình dịch bệnh trên địa bàn còn diễn biến hết sức phức tạp. Số điểm có lợn ốm, chết gia tăng nhanh hằng ngày gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng thú y trong việc bố trí lực lượng đáp ứng yêu cầu trong ngày để kiểm tra, giám sát, lấy mẫu (trung bình hằng ngày có 9 – 10 huyện báo cáo phát sinh dịch bệnh, số hộ phát sinh từ 40 – 50 hộ, với 100 – 200 con lợn, nhiều nhất là trên 400 con).
Video đang HOT
Theo Danviet
Các địa phương khống chế, không để dịch tả lợn châu Phi lây lan
Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi lây lan trên diện rộng, các địa phương đang tập trung nhiều giải pháp khống chế dịch bệnh, không để lây lan.
Lực lượng thú y vệ sinh tiêu độc khử trùng tại ổ dịch ở ấp Giồng Mới, xã Huyền Hội, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Thanh Hòa/TTXVN
Sau khi xuất hiện dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Đồng Văn Lâm đã có công điện khẩn chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương trong tỉnh thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu Phi; tập trung khống chế dịch bệnh không để lây lan sang các địa phương khác.
Tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với các UBND các địa phương thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định, đảm bảo khoanh vùng, xử lý nhanh dịch bệnh mới phát sinh. Ngành nông nghiệp tỉnh chỉ đạo lực lượng thú y tăng cường kiểm tra, phun xịt khử trùng, tiêu độc toàn bộ các phương tiện giao thông vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn đi vào tỉnh tại các trạm, chốt kiểm dịch động vật; tăng cường tần suất vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, nhất là các hộ chăn nuôi trong vùng dịch.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, khuyến cáo người dân không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt cho lợn ăn. Cùng với việc hướng dẫn các địa phương lập thủ tục hỗ trợ người chăn nuôi có lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi, Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý ngành nông nghiệp cần bảo vệ nguồn giống tốt và chất lượng để phục vụ công tác tái đàn.
Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các địa phương lựa chọn địa điểm tiêu hủy lợn đúng quy định; tăng cường kiểm tra, kiểm soát môi trường tại khu vực có lợn bị tiêu hủy; kịp thời hướng dẫn xử lý sự cố ô nhiễm môi trường do tiêu hủy. Các lực lượng chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh, kinh doanh, giết mổ động vật.
Theo Chi cục chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng, tính đến sáng 8 giờ sáng 5/6, dịch tả lợn châu Phi đã lan rộng từ huyện Mỹ Xuyên sang huyện Thạnh Trị, Cù Lao Dung, Trần Đề và huyện Châu Thành, trên 16 hộ nuôi với số lượng 248 con, tổng trọng lượng hơn 10,8 tấn.
Ông Lâm Minh Hoàng, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng cho biết, khi xác định được ổ dịch, chi cục đã phối hợp chính quyền địa phương các huyện xảy ra dịch bệnh, tiến hành tiêu hủy 248 con lợn bị nhiễm bệnh và chết. Đồng thời, Chi cục đã tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi, hố chôn lấp và các hộ chăn nuôi khu vực xung quanh ổ dịch theo quy định. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng đã sử dụng 65,5 lít hóa chất và 685 kg vôi bột để tiêu độc khử trùng ngay vùng dịch.
Để ứng phó, ngăn chặn diễn biến dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Chi cục đã thành lập các đội phản ứng nhanh tiêu hủy lợn để triển khai nhanh khi có kết quả dương tính, đảm bảo thực hiện nghiêm việc tiêu độc, khử trùng, tránh phát tán mầm bệnh, chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, hóa chất chống dịch, đảm bảo sẵn sàng khi có dịch xảy ra.
Đối với các hộ chăn nuôi có lợn bị nhiễm dịch tả châu Phi và tiêu hủy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng sẽ tiến hành hỗ trợ 38.000 đồng/kg lợn theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và Quyết định số 1503/QĐ-UBND tỉnh Sóc Trăng.
Tại tỉnh Bạc Liêu, sau 5 ngày xuất hiện dịch bệnh, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, đã ký quyết định công bố bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện và áp dụng ứng phó khẩn cấp tất cả các quy định của vùng dịch.
Lực lượng chức năng tiêu hủy số lợn bị dịch bệnh tại huyện Vĩnh Lợi. Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN
Trước đó, ngày 31/5, ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện đầu tiên ở ấp B1, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi. Mặc dù huyện đã huy động lực lượng khoanh vùng dập dịch nhưng dịch bệnh lại xuất hiện và lây lan nhanh ra một số xã, thị trấn trên địa bàn. Đến ngày 5/6, toàn huyện có 9 ổ dịch ở 5 xã, thị trấn gồm: xã Châu Thới, Châu Hưng A, Long Thạnh, Vĩnh Hưng A và thị trấn Châu Hưng. Tổng số lợn chết và tiêu hủy 344 con.
Điều lo lắng hiện nay, tổng đàn lợn trên địa bàn huyện có khoảng 28.000 con, nhưng phần lớn nuôi phân tán, nhỏ lẻ trong dân. Trong khi chuồng trại, khâu xử lý vệ sinh, môi trường, nguồn nước thải vùng chăn nuôi còn nhiều bất cập. Hơn nữa, một bộ phần ý thức người dân còn hạn chế, chăn nuôi không khai báo, né tránh tiêm phòng, khâu phòng bệnh kém, đang gây nhiều khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh hiện nay.
Nhằm khống chế dịch bệnh lây lan ra diện rộng, nhất là các địa phương chưa có dịch, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu chỉ Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh, ngành Thú y, các địa phương giám sát chặt chẽ dịch bệnh đến từng hộ chăn nuôi. Nếu phát hiện lợn nghi vấn mắc bệnh tiến hành lấy mẫu và xử lý, tiêu hủy kịp thời; đồng thời, thực hiện chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi lợn theo quy định, không để dịch bệnh phát sinh và lây lan trên diện rộng.
Tính đến ngày 4/6, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 53 tỉnh, thành với số lượng lợn tiêu hủy là hơn 2,2 triệu con.
Theo Nhóm Pv thường trú TTXVN
Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có Công điện số 667/C-TTg về việc tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Phun thuốc tiêu độc khử trùng lợn tại lò giết mổ Bãi Dâu, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: HOÀNG LOAN Theo đó, Thủ tướng Chính phủ...