Chỉ hỗ trợ vốn vay với ngư dân giỏi, khá giả, đánh bắt xa bờ
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh về chính sách cho vay ưu đãi hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép là không cho vay tràn lan, chỉ hỗ trợ người có nghề cá hoạt động hiệu quả, có khả năng tài chính… để đánh bắt xa bờ.
Hôm nay, 12/8/2014, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chủ trì buổi làm việc với các Bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng văn bản hướng dẫn Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thuỷ sản.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 67 ngày 7/7/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản và có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2014, trong đó có những chính sách ưu đãi đối với ngư dân như ưu đãi về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, thuế, hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép, vật liệu mới… Đây được coi là động lực mạnh mẽ đối với sự phát triển của ngành thuỷ sản mà trọng tâm là phát triển đội tàu đánh cá xa bờ.
Nhằm đảm bảo chính sách đi ngay vào cuộc sống, các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 67 cần được hoàn thành trước khi Nghị định này có hiệu lực.
Tinh thần xây dựng các văn bản hướng dẫn là nhằm “khuyến khích đánh bắt xa bờ, không khuyến khích đánh bắt gần bờ và đặt mục tiêu hiệu quả kinh tế lên trên hết”, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh tại buổi làm việc.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì buổi làm việc.
Đối với đối tượng thụ hưởng chính sách, Phó Thủ tướng nêu rõ không cho vay ưu đãi tràn lan, chỉ hỗ trợ người có nghề cá hoạt động hiệu quả, có khả năng tài chính và phương án sản xuất cụ thể; ngoài ra, đối tượng này phải được chính quyền địa phương xác nhận, giới thiệu.
Việc đóng mới, nâng cấp tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần được thực hiện thí điểm ở cấp cơ sở, từ đó, chính quyền địa phương sẽ quyết định nhân rộng ra toàn tỉnh.
Video đang HOT
Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, minh bạch chính sách cho vay ưu đãi tới tận cơ sở, tránh tình trạng ngư dân không nắm hết chính sách, bị “cò mồi” lợi dụng để trục lợi, Phó Thủ tướng lưu ý.
Phó Thủ tướng cũng đồng tình với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Bộ này hướng dẫn các tỉnh đóng mới các loại tàu cá đánh bắt xa bờ; đồng thời nhấn mạnh, cần có giải pháp để ngư dân tham gia thiết kế mẫu tàu của mình, tránh việc cán bộ ngồi ở văn phòng mà thiết kế tàu.
Khi thực hiện chính sách bảo hiểm tàu cá và bảo hiểm thuyền viên, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Bộ Tài chính xây dựng theo hướng Nhà nước sẽ hỗ trợ chi trả trực tiếp cho doanh nghiệp bảo hiểm thay vì ngư dân phải mất thời gian, thủ tục tự chi trả bảo hiểm như hiện nay.
Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, tăng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng nghề cá cho những năm tiếp theo để hỗ trợ hoạt động đánh bắt xa bờ, trong đó lựa chọn hoàn thành dứt điểm một số cảng cá quan trọng
Về việc triển khai Nghị định 67, tới thời điểm này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định kỹ thuật về mẫu tàu cá, yêu cầu kỹ thuật đối với cơ sở đóng tàu, định mức kinh tế, kỹ thuật duy tu, sửa chữa định kỳ với tàu cá vỏ thép. Bộ cũng đang xây dựng các Thông tư quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với mẫu thiết kế tàu cá; cơ sở đóng mới, nâng cấp tàu cá; định mức kỹ thuật duy tu sửa chữa định kỳ với tàu vỏ thép (hiện đang trong quá trình xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương để góp ý).
Bộ Tài chính đang xây dựng các Thông tư về chính sách bảo hiểm; cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng và hướng dẫn một số chính sách khác của Nghị định 67.
Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng, theo đó, quy định tất cả các ngân hàng thương mại đều tham gia cho vay, nêu chi tiết hơn về lãi suất quá hạn, thời hạn cho vay và thời gian hỗ trợ lãi suất của Nhà nước, thời hạn tối đa vay vốn lưu động, quy định về tài sản đảm bảo cho khoản vay.
P.Thảo
Theo Dantri
Sức mạnh thép cho ngư dân: Ưu đãi vốn tối đa để đóng tàu vỏ thép
Chiều 13.6, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì hội nghị bàn về dự thảo nghị định một số chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ tại TP.Đà Nẵng với nhiều ưu đãi, hỗ trợ ngư dân.
Tàu cá vỏ thép của ngư dân trị giá 10,5 tỉ đồng do Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam đóng mới - Ảnh: Lê Sang
Ngân sách bù lãi vay
Nội dung chính của dự thảo nhằm điều chỉnh một số quy định về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, thuế theo hướng tăng ưu đãi, vừa phát triển thủy sản vừa bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển dành cho tổ chức, cá nhân hoạt động đánh bắt, đóng tàu, đầu tư hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản. Nổi bật là chính sách tín dụng dành cho tổ chức, cá nhân đóng mới tàu trên 380 CV với thời hạn cho vay 11 năm, ân hạn 1 năm cùng chính sách ưu đãi thuế.
Đối với tàu khai thác, tàu vỏ thép được vay 90% vốn đầu tư với lãi suất (LS) 5%/năm, trong đó chủ tàu trả 2%, ngân sách cấp bù 3%, nếu tàu vỏ thép công suất trên 800 CV thì được vay 95%, chủ tàu chỉ trả LS 1%/năm, ngân sách cấp bù 4%. Còn tàu gỗ hoặc tàu cải hoán, nâng cấp được vay 85%, trả lãi tương tự tàu vỏ thép dưới 800 CV. Đối với tàu dịch vụ hậu cần vỏ thép được vay 95%, LS ưu đãi như đóng tàu khai thác vỏ thép trên 800 CV, tàu hậu cần vỏ gỗ được vay 85% với LS áp dụng như với tàu khai thác vỏ gỗ, tàu cải hoán.
Ngoài việc thế chấp tài sản chính là con tàu cùng cơ chế xử lý rủi ro linh hoạt, ngư dân được hỗ trợ 100% phí bảo hiểm tai nạn, tàu công suất từ 90 - trên 380 CV được hỗ trợ 70 - 90% phí bảo hiểm, đồng thời ngư dân cũng được vay vốn lưu động để hành nghề dịch vụ hậu cần cũng như mua nhu yếu phẩm ra khơi với mức tối đa 70% giá trị chuyến biển, LS 7%/năm.
Chủ tàu quyết định mẫu mã, nơi đóng tàu
Ông Phạm Trường Thọ, Phó chủ tịch UBND Quảng Ngãi, cho rằng tàu vỏ thép bây giờ có rồi, nhưng cần phải phát triển cơ sở dịch vụ sửa chữa ở nhiều nơi để đáp ứng khi tàu gặp sự cố phải cập bờ, nên cần cho các tổ chức cá nhân vay vốn ưu đãi để đầu tư dự án đóng sửa tàu.
Bà Trần Thị Thu Hà, Phó chủ tịch UBND Bình Định, cũng góp ý bên cạnh chủ trương hỗ trợ ngư dân, Chính phủ cần có hẳn chương trình triển khai cụ thể, tránh tình trạng chính sách có nhưng phải chờ tiền.
Theo ông Nguyễn Đình Xứng, Phó chủ tịch UBND Thanh Hóa, nhà nước chỉ nên đưa ra chuẩn về thiết kế, còn việc đóng ở đâu, chỉnh sửa khi thi công cụ thể theo kinh nghiệm và nhu cầu của đặc thù ngành nghề thì phải để ngư dân tự quyết.
"Về tổ chức thực hiện, nguyên tắc xuyên suốt là phải đảm bảo ngư dân, chủ tàu là người được định đoạt, lựa chọn mẫu mã, quyết định nơi đóng tàu, đồng thời giao UBND xã phường là nơi xác nhận đúng đối tượng vay vốn cho sát sao", Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định. Ông cũng cho rằng, không thể cùng lúc đóng cả ngàn tàu vỏ thép mà phải chuyển đổi dần dần, nên giao cho các tỉnh thành tùy theo tình hình địa phương lập Ban chỉ đạo thực hiện chính sách phát triển thủy sản, lựa chọn thí điểm khi thấy hiệu quả thì nhân rộng ra, sau 3 năm thì sơ kết và có hướng đi tiếp theo. Bộ NN-PTNT tiếp tục điều tra ngư trường, quy hoạch định hướng phương thức khai thác cũng như tư vấn mẫu tàu vỏ thép phù hợp với ngư trường quy hoạch.
Đại diện các tỉnh thành cũng cho rằng song song với việc chuẩn bị đội tàu vỏ thép mạnh, cần đào tạo lực lượng thuyền trưởng, máy trưởng, nâng cao trình độ đánh bắt tương xứng đồng thời khuyến khích liên kết sản suất hình thành tổ đội HTX chuyên nghiệp, cũng như liên kết giữa doanh nghiệp với ngư dân đảm bảo đầu ra.
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh tặng quà động viên ngư dân quyết tâm bám biển giữ ngư trường và chủ quyền Tổ quốc - Ảnh: Nguyễn Tú
Cùng ngày, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh thăm Nhà máy đóng tàu Tổng công ty Sông Thu, lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển và ngư dân TP.Đà Nẵng. Phó thủ tướng biểu dương cán bộ công nhân viên Tổng công ty Sông Thu hơn tháng qua đã tăng ca tăng kíp đảm bảo sửa chữa 37 lượt tàu thực thi pháp luật bị tàu Trung Quốc tấn công gây hư hỏng; động viên lực lượng Cảnh sát biển tiếp tục đóng vai trò tiên phong trong nhiệm vụ thực thi pháp luật; biểu dương lực lượng Kiểm ngư dù mới thành lập nhưng không quản khó khăn, gian khổ và thương tích thực hiện nhiệm vụ đẩy đuổi giàn khoan Trung Quốc. Phó thủ tướng đã tặng quà cho 15 ngư dân đại diện các tàu cá vừa trở về từ vùng biển Hoàng Sa; khẳng định nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện hỗ trợ ngư dân, mong ngư dân đồng lòng, đoàn kết xây dựng tổ đội đánh bắt mạnh, vừa phát triển kinh tế biển vừa bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
Xây dựng tổ, đội thanh niên xung phong liên kết đánh bắt hải sản Ngày 13.6, anh Nguyễn Mạnh Dũng, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, dẫn đầu đoàn công tác T.Ư Đoàn, đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Định về việc xây dựng thí điểm tổ, đội thanh niên xung phong Bình Định liên kết đánh bắt hải sản tại ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Anh Nguyễn Mạnh Dũng giao Tỉnh đoàn Bình Định tiếp thu ý kiến các ngành chức năng, ngư dân để hoàn thiện đề án này, trong đó chú ý các vấn đề: Thành lập 1 tổ, đội thanh niên xung phong liên kết đánh bắt hải sản gồm 18 tàu (có 1 tàu hậu cần), nên đóng tàu mới có công suất từ 700 CV trở lên; đối tượng tham gia tổ, đội đánh bắt này là chủ tàu hoặc con chủ tàu, ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt có độ tuổi dưới 40; nguồn vốn đóng tàu sẽ được Ngân hàng Nhà nước cho vay 100%, trị giá mỗi tàu 10 tỉ đồng, lãi suất 0%, thời hạn vay vốn 14 năm... Đề án này phải hoàn thiện để T.Ư Đoàn và Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 5.7. Sau khi xây dựng thí điểm tại Bình Định thành công, sẽ triển khai đề án tại các tỉnh từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận. Cùng ngày, anh Nguyễn Mạnh Dũng và đoàn công tác T.Ư Đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định và Ngân hàng BIDV về việc xây dựng cột cờ Tổ quốc trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu (TP.Quy Nhơn), kế hoạch đóng tàu vỏ sắt giao cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sử dụng từ nguồn vốn do BIDV tài trợ.
Theo TNO
Từ 2015, thực hiện tự chủ toàn diện với đơn vị sự nghiệp công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, hiện một số Bộ, ngành, địa phương chưa quyết tâm "buông" các đơn vị sự nghiệp công lập. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cần một thiết chế để "tạo sức ép" tự chủ về cả biên chế, bộ máy và tiền lương... Ngày 7/8, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo Nhà...