Chi hàng trăm tỷ cho quảng cáo, những ‘ông lớn’ Việt nhận lại thành quả có xứng đáng?
Để duy trì thị phần trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp đầu ngành đang chi hàng trăm tỷ đồng cho quảng cáo, khuyến mãi trong 6 tháng đầu năm 2019.
Đứng đầu danh sách mạnh tay chi tiền cho quảng cáo, khuyến mại không ai khác chính là “ông lớn” ngành sữa CTCP Sữa Việt Nam ( Vinamilk, VNM).
Tính riêng 6 tháng 2019, Vinamilk đã chi hơn 901 tỷ đồng cho khoản mục quảng cáo và nghiên cứu thị trường, tăng hơn 11% so với cùng kỳ 2018.
Một trong những hình ảnh quảng cáo của Vinamilk
Như Tổng giám đốc Mai Kiều Liên đã từng chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên hồi tháng 4, để dành được thị phần, Vinamilk buộc phải chi tiền cho quảng cáo.
Mặc dù lượng tiền chi cho quảng cáo lớn nhất nhưng lợi nhuận mà Vinamilk mang lại cho cổ đông cũng tương xứng khi 6 tháng đạt 5.689 tỷ đồng, tăng gần 6% so với cùng kỳ 2018.
Đó là chưa kể khoản chi khác là chi phí dịch vụ khuyến mãi, trưng bày và giới thiệu sản phẩm của Vinamilk trong 6 tháng qua chiếm tới 4.088 tỷ đồng.
Video đang HOT
Như vậy, tổng ngân sách dành cho quảng cáo và tiếp thị của Vinamilk 6 tháng 2019 là 4.989 tỷ đồng, tăng 430 tỷ đồng so với cùng kỳ 2018.
Còn với ngành thực phẩm tiêu dùng, CTCP Tập đoàn Masan (mã chứng khoán MSN) cũng không kém cạnh là bao với con số 797 tỷ đồng cho quảng cáo và khuyến mãi.
Dường như Masan đang hạn chế chi cho quảng cáo khuyến mãi khi con số này giảm khá mạnh tới 27% so với cùng kỳ. Tương ứng đó, lợi nhuận sau thuế mà Masan nhận lại cũng giảm gần 38%, về mức 1.882 tỷ đồng trong 6 tháng 2019.
Với thị trường bia, một ngành kinh doanh đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ những thương hiệu nước ngoài như Heineken, Budweiser, Sapporo… các doanh nghiệp nội như Sabeco hay Habeco đều phải chi ra hàng trăm tỷ mỗi năm cho quảng cáo, tiếp thị.
Những doanh nghiệp chi tiền cho quảng cáo nhiều
Tính riêng 6 tháng năm 2019, Sabeco sau khi về tay tỷ phú Thái, một trong những tiêu chí đầu tiên mà ban lãnh đạo đưa ra là cắt giảm rất mạnh các loại chi phí. Tuy nhiên, riêng với chi phí quảng cáo khuyến mại thì Sabeco không chùn tay khi tăng gần 51% so cùng kỳ, lên mức 603 tỷ đồng.
Nhờ đó, 6 tháng đầu năm, Sabeco đã ghi nhận mức lãi ròng 2.658 tỷ đồng, tăng gần 14% so với cùng kỳ 2018. Một con số rất khả quan trong bối cảnh những kỳ trước đó giảm hoặc chỉ tăng rất nhẹ. Bởi thế, Sabeco vẫn là thương hiệu bia chiếm thị phần cao nhất khu vực phía Nam.
Ngược lại, Habeco có dấu hiệu suy giảm khi lợi nhuận sau thuế 6 tháng 2019 giảm hơn 14%, còn 318 tỷ đồng. Liệu có phải do doanh nghiệp này đã giảm hơn 8% trong chi phí quảng cáo khuyến mại hay không, khi chỉ còn 206 tỷ đồng.
Đối với ngành hàng không, theo số liệu thống kê ngành hàng không của CAA Vietnam, Vietjet tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu thị phần nội địa, chiếm 44%, kế tiếp Vietnam Airlines chiếm 35,9%, Jetstar Pacific chiếm 13,9%, Bamboo Airways chiếm 4,2% và VASCO chiếm 2%.
Sự vượt mặt cả Vietnam Airlines của Vietjet một phần được đóng góp từ tiền chi cho quảng cáo và tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Theo đó, chỉ trong 6 tháng 2019, Vietjet đã chi tới 187 tỷ đồng cho quảng cáo, gần gấp đôi so với cùng kỳ 2018.
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc chi mạnh tay cho quảng cáo khuyến mãi để giữ vị thế cũng như thị phần là điều quan trọng phải làm. Tuy nhiên, không phải hoạt động nào cũng lại kết quả tương xứng.
Minh An
Theo vietnamdaily
Viettel ra mắt Tổng Công ty dịch vụ số
Ngày 26.6, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) đã chính thức ra mắt Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel, cũng là tổng công ty thành viên thứ 8 của tập đoàn.
Ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch tập đoàn Viettel, phát biểu tại buổi lễ ra mắt Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel : Ảnh TL
Với mục tiêu khởi nguồn cuộc sống số, Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel được xác định là công ty công nghệ tập trung trong 3 lĩnh vực chính gồm: tài chính số (kiện toàn hệ sinh thái & ngân hàng số ViettelPay, triển khai thí điểm mobile money - dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động), dịch vụ dữ liệu (tập trung các lĩnh vực tín dụng, bảo hiểm, quảng cáo) và thương mại điện tử.
Ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch Tập đoàn Viettel, cho biết Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel được thành lập nhằm cung cấp các giải pháp quan trọng nhất cho toàn bộ hệ sinh thái số là thanh toán số và các dịch vụ tài chính số, tiến tới thương mại điện tử trên nền thanh toán số.
Ông Dũng nhấn mạnh, thanh toán số (với hạt nhân là mobile money) được coi là nền tảng quyết định để kiến trúc nền kinh tế số, là cơ sở để bùng nổ các dịch vụ số khác. Bởi vậy, Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel là mảnh ghép hoàn thiện cho hệ sinh thái số của Viettel, đóng vai trò then chốt trong chiến lược chuyển đổi số Viettel cũng như công cuộc xây dựng kinh tế số Việt Nam.
"Nếu lưu thông tiền tệ là mạch máu của nền kinh tế, thì thanh toán số là mạch máu của nền kinh tế số. Công cụ thanh toán phổ cập tới đâu, dịch vụ số sẽ phát triển đến đó và trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển của cả xã hội. Nếu mọi người dân, dù ở bất kỳ đâu, đều có thể mua sắm, chuyển tiền thì chúng ta sẽ kích thích nền kinh tế tăng trưởng", ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, với số lượng điện thoại di động ở Việt Nam hiện đạt hơn 100% dân số, thì việc triển khai mobile money có thể thực hiện nhanh chóng trên phạm vi cả nước, tránh được nguy cơ thị trường bị công ty nước ngoài chiếm lĩnh, sớm thực hiện được mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra.
Từ nay tới 2025, Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel đặt 2 mục tiêu trọng tâm lớn: có 26 triệu khách hàng trên hệ sinh thái và phát triển 600.000 điểm chấp nhận thanh toán & cung cấp dịch vụ.
Theo thanhnien.vn
Viettel thành lập Tổng công ty dịch vụ số Viettel nhằm triển khai thí điểm Mobile Money (VNF) - Tổng công ty dịch vụ số Viettel sẽ tập trung trong ba lĩnh vực chính, bao gồm tài chính số để triển khai thí điểm Mobile Money; dịch vụ dữ liệu và thương mại điện tử. Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel Ngày 26/6, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel)...