Chỉ giận chút thôi…
Người ta bảo, đàn bà hay chấp nhặt, giận dỗi nhưng nhà chị thì ngược lại… Anh thường là người tỏ thái độ và chị là người phải làm lành.
Ngày còn yêu, họ ít khi giận nhau. Hầu như lần nào anh cũng là người chủ động dỗ dành và khiến chị bật cười vì những câu nói hài hước dễ thương. Vậy mà, sau ngày cưới, anh như trở thành một người khác. Có lẽ, áp lực bởi gánh nặng “cơm áo gạo tiền” đè nặng trên đôi vai đã khiến anh thay đổi.
Cả hai cùng đi làm, nhưng hễ khi về tới nhà mà thấy cơm nước chưa xong, con chưa được tắm… lập tức anh ngồi phịch xuống ghế, mặt sưng như bị ong đốt. Con nhỏ ốm, quấy khóc ban đêm, anh không dỗ con cùng chị mà còn càu nhàu: “Có mỗi dỗ con cũng không nên thân…”. Cả đêm dỗ con, sáng ra hai mẹ con dậy muộn, anh cũng cáu.
Sau này, chị tìm hiểu thì được biết, thời gian đó, mỗi khi tới cơ quan, người yêu cũ của anh thường hỏi han, tỏ vẻ quan tâm. Lại thêm vài người cùng phòng “thêm lời” theo kiểu vợ anh chậm vụng, giá mà lấy cô kia có phải đỡ vất vả không. Mỗi ngày một chút, những lời rủ rỉ kiểu đó càng khiến mâu thuẫn gia đình anh thêm nặng nề.
Ảnh tư liệu
Video đang HOT
Anh cứ vậy, còn chị, cứ im lặng chịu đựng và tìm cách làm hòa mỗi khi anh giận dỗi. Thực ra, chị cũng không phải loại “đụt”. Còn trẻ nhưng chị đã là lãnh đạo của một phòng quan trọng trong cơ quan, lại tham gia thêm công tác đoàn thể nên rất bận. Việc nhà, chăm con, hầu như anh không giúp đỡ gì nên chị phải khéo sắp xếp thời gian lắm mới có thể chu toàn mọi việc. Chị chỉ nghĩ đơn giản, thôi thì “nhịn” đi một chút cho êm cửa êm nhà. Thời gian và trí óc để mà lo tính chuyện công việc còn hữu ích hơn.
Thời gian sau, cô người yêu cũ của anh kết hôn. Chồng cô ta cũng có tí chức sắc ở một hãng nước ngọt khá nổi tiếng. Thế là mọi việc nhà trút hết sang cô ta. Vì làm cùng cơ quan nên anh được chứng kiến cảnh “sấp sấp ngửa ngửa”, “đầu bù tóc rối”, thường xuyên đi làm muộn mỗi sáng của cô ta. Lúc này, chắc anh cũng dần hiểu ra, người phụ nữ sau hôn nhân vất vả đến nhường nào. Cũng là lúc anh nhận thấy những điều cô ta nói về sự vén khéo của phụ nữ trước đây chỉ là một mớ lý thuyết.
Anh dần thay đổi. Mỗi ngày một chút, anh giúp chị những việc nho nhỏ trong gia đình. Cuối tuần, tuy là ngày nghỉ nhưng chị phải làm việc tại nhà, anh vào bếp giúp chị nấu nướng, chẳng nề hà. Tiếng cười vui dần trở lại trong gia đình họ. Thi thoảng, bệnh “giận dỗi” của anh vẫn “tái phát” mỗi khi chị “mải việc” cơ quan quá. Có lần, tuy đang giận dỗi, giữa đêm chị tỉnh giấc vì thấy anh kéo chăn đắp cho hai mẹ con. Chị mỉm cười, chìm vào giấc ngủ với ý nghĩ: “Chỉ giận thôi… chưa bao giờ hết yêu”.
Vy Anh
Theo phapluatxahoi.vn
Mệt mỏi vì tính cầu toàn của vợ
Cô ấy không tin tưởng ai và luôn muốn tự tay làm tất cả mọi việc trong gia đình, xong lại cằn nhằn khiến tôi mệt mỏi,...
Ảnh minh họa
Vợ kém tôi 2 tuổi, cô ấy là một người phụ nữ chu đáo và quá cầu toàn, trong tất cả mọi chuyện, nhất là chăm sóc con cái và ăn uống.
Cô ấy suốt ngày sợ bệnh tật, lại nghe tivi, đài báo liên tục nói về ngộ độc thực phẩm, rồi thuốc bảo vệ thực vật, bảo quản đồ ăn, nên không bao giờ cô ấy mua đồ ở chợ hay siêu thị mà mỗi lần về quê là tay xách lách mang, vác đủ thứ đồ lỉnh kỉnh ăn cả tuần, có khi hai tuần mới hết.
Về quê chơi, nhưng cô ấy chỉ chăm chăm đi mua đồ ăn, rồi chế biến sẵn, mang về thành phố. Về đến nơi lại bọc túi lớn túi nhỏ để đúc vào tủ lạnh ăn dần. Mà cô ấy có làm được hết việc đâu, lại bắt tôi làm, chưa làm được là cô ấy cằn nhằn, nói không giúp được gì.
Sinh con xong, vợ lại càng khó tính, khó chịu, và cẩn thận hơn trong việc ăn uống. Đã thế từ khi có đứa con, cô ấy lại suốt ngày lo lắng cho con nhỏ, sợ con ốm, nên không muốn nhờ ai chăm. Mẹ đẻ tôi lên chăm cháu cô ấy cũng không muốn, vì chê mẹ tôi bẩn, luộm thuộm, không cẩn thận, sợ lây bệnh sang cho con.
Có khi bà nội thơm vào cháu cô ấy cũng khó chịu và cho rằng bà đang lây bệnh sang cho cháu, rồi cằn nhằn, khiến mẹ tôi phật ý. Bản thân tôi là bố, mỗi lần đi làm về nhớ con muốn chạy vào ôm con, hôn con một cái cô ấy cũng ngăn lại, bắt tôi phải đi rửa tay, đánh răng trước khi bế con.
Giúp việc thì cô ấy cũng không muốn thuê về chăm con, vì nói người ta không phải máu mủ, nên không yêu thương con mình. Sợ họ đánh con, hay bạc đãi với con giống như bao nhiêu vụ bạo hành trẻ em ở trên mạng. Đến mẹ đẻ cô ấy xin đám ra trông, nhưng cô ấy cũng nói không tin tưởng, không nhờ.
Không tin tưởng bất cứ ai, nên sau 6 tháng nghỉ sinh, vợ xin nghỉ việc ở nhà chăm sóc con, đẩy hết gánh nặng cơm áo gạo tiền sang vai tôi. Bây giờ con đã hơn 2 tuổi, tôi bảo đưa con đi học để đi làm thì vợ vẫn không chịu, vì không tin tưởng nhà trường và các cô giáo mầm non.
Thu nhập của tôi mỗi tháng gần 20 triệu, nhưng vẫn không đủ chi tiêu cho cả nhà, vì vợ quá cầu toàn, mua cái gì cũng hàng hiệu nên giá khá đắt. Từ sữa bỉm cho con, đến những bộ quần áo, không mua thì thôi, mua thì phải thật đẹp, thật sang,... nên tôi cũng không lo được cho vợ con một cuộc sống như vậy.
Cho đến bây giờ, tôi thật sự mệt mỏi vì tính cầu toàn của vợ, tôi cũng không biết là mình may mắn hay bất hạnh khi lấy được người phụ nữ như cô ấy nữa.
Trung
Theo netnews.vn
Tôi đã sai khi động lòng với người có bạn gái 8 năm rồi Lúc mệt mỏi quá, tôi nhiều lần đề nghị anh đừng liên lạc nữa, xem nhau như người dưng; anh không đồng ý. Hình ảnh minh họa Tôi là một cô gái bình thường, trông cũng tạm ổn, biết điệu đà. Gia đình tôi thuộc dạng khá giả, tri thức nên tôi không phải lo gánh nặng cơm áo gạo tiền. Tôi ra...