Chi gần 21 tỉ đồng cho gần 200 người nghỉ việc
Để tinh giản bộ máy biên chế cồng kềnh, trong đợt 1 của năm 2018, Thanh Hóa đã chi gần 21 tỉ đồng cho gần 200 người nghỉ việc.
Ngày 5/1, bà Lê Thị Thìn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký Quyết định phê duyệt số lượng và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ (đợt 1) cho 186 người nghỉ việc.
Cụ thể, khối hành chính 57 người (cấp tỉnh 4 người, cấp huyện 9 người, cấp xã phường 44 người); khối sự nghiệp công lập trong biên chế được nhà nước đảm bảo kinh phí 124 người (cấp tỉnh 32 người, cấp huyện 92 người); khối đảng, đoàn thể 5 người.
Trong số này, về hưu có 172 người, thôi việc ngay 14 người. Dự toán kinh phí cho 186 người nghỉ việc Thanh Hóa sẽ chi gần 21 tỉ đồng. Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước đảm bảo từ nguồn cải cách tiền lương trong dự toán ngân sách cấp tỉnh năm 2017 và nguồn kinh phí thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập.
Trước đó, vào ngày 1/11/2017, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định số 4162/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch tinh giản biên chế đến năm 2021 của các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn.
Video đang HOT
Đến năm 2021, Sở Giáo dục Thanh Hóa sẽ tinh giản 656 người
Theo Quyết định này, Thanh Hóa đang có hơn 64.661 CC-VV (CC 4.370 người; VC 60.291 người). Theo kế hoạch thì đến năm 2021 Thanh Hóa sẽ tinh giản biên chế khoảng 11%, tương đương sẽ có hơn 7.000 CC-VC được bố trí cho nghỉ việc.
Cụ thể, tại các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh hiện có số người làm việc trong năm 2015 và 2016 là 19.008 người, đến năm 2021 sẽ tinh giản 1.919 người. Đứng đầu về số lượng tinh giản biên chế đến năm 2021 là Sở Y tế 773 người, Sở Giáo dục và Đào tạo 656 người, Sở Nông nghiệp và PTNT 119 người…
Tại UBND các huyện, thị xã, thành phố, số biên chế được giao 2015 và 2016 là 45.653 người, đến năm 2021 sẽ tinh giản 5.213 CC-VC. Theo danh sách thì UBND TP Thanh Hóa tinh giản 348 người, Thọ Xuân 346 người, Tĩnh Gia 336 người, Triệu Sơn 322, Nga Sơn 253 người, Hoằng Hóa 262 người, Thạch Thành 270 người…
Để cụ thể hóa vấn đề trên, trong năm 2017 Thanh Hóa đã chi 55,2 tỉ đồng cho 2 đợt tinh giản biên chế đối với 457 người.
Bình Minh
Theo Dantri
Không đồng ý làm bánh dày "khổng lồ" dâng Đền Hùng
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - trước đề xuất của UBND thành phố Sầm Sơn về việc làm chiếc bánh dày kỷ lục Sầm Sơn để dâng lên Đền Hùng nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2018.
Sáng ngày 27/2, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, khẳng định: "Việc làm bánh dày "khổng lồ" dâng Đền Hùng tỉnh đang giao cho anh Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, thống nhất là không làm bánh to để trình ra Đền Hùng".
Ông Nguyễn Đình Xứng cho biết thêm, thành phố Sầm Sơn có Lễ hội bánh chưng - bánh dày truyền thống lâu nay nên địa phương vẫn tiến hành bình thường.
Chiếc bành dày nặng hơn 2 tấn từng được làm tại thành phố Sầm Sơn
Về đề xuất làm bánh dày dâng lên Đền Hùng nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2018, ông Xứng khẳng định: "Cái này thành phố Sầm Sơn mới có ý tưởng, đang trong quá trình xin ý kiến chứ chưa làm cái gì cả. Tỉnh thống nhất là Sầm Sơn cứ làm theo truyền thống, không làm bánh to như trong đề nghị".
Ông Phạm Đăng Quyền cũng đã có văn bản trả lời UBND thành phố Sầm Sơn về việc này.
Ngày 26/2, ông Phạm Duy Phương - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - cho biết, đơn vị đã tiếp nhận được đề xuất của UBND thành phố Sầm Sơn và ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa về vấn đề nêu trên và đang nghiên cứu, chưa có tham mưu gửi UBND tỉnh.
Trước đó, vào ngày 2/2, UBND thành phố Sầm Sơn có công văn đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép làm bánh dày kỷ lục Sầm Sơn dâng lên Đền Hùng.
UBND thành phố Sầm Sơn dự kiến làm chiếc bánh dày có trọng lượng hơn 3 tấn. Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp, sản phẩm của địa phương. Chiếc bánh dày này sẽ được làm tại thành phố Sầm Sơn và tổ chức rước bánh từ thành phố Sầm Sơn dâng lên Đền Hùng vào đúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Ngày 22/2, sau khi tiếp nhận đề xuất của thành phố Sầm Sơn, ông Phạm Đăng Quyền đã giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu đề nghị của UBND thành phố Sầm Sơn. Đồng thời, căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật và truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc, tham mưu, đề xuất ý kiến, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa trước ngày 8/3/2018.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Gần 6.000 con lợn chết trong lũ được tiêu hủy như thế nào? Tỉnh Thanh Hóa đã huy động hơn 200 người cùng hàng chục phương tiện máy xúc, ô tô để vận chuyển lợn đến nơi tiêu hủy. Từng con lợn được cho vào túi nilon, dùng bè mảng vận chuyển từ vùng ngập ra vùng khô ráo, chờ ô tô chở đi... Ông Lưu Vũ Lâm, Chủ tịch UBND huyện Yên Định cho biết,...