Chị gái đi lấy chồng, em trai dù mạnh mẽ cũng khóc như đứa trẻ
Trong các gia đình, nhiều cặp chị em thường xuyên tranh cãi khiến bố mẹ phải đau đầu hòa giải mỗi ngày.
Thế nhưng đến lúc phải xa nhau, cả hai mới nhận ra bản thân yêu thương người chị, người em của mình đến nhường nào.
Điều này càng thể hiện rõ hơn khi chị gái đi lấy chồng, em trai lại là người yếu đuối nhất, thậm chí khóc nức nở không nỡ rời xa chị.
Cậu em trai lặng lẽ trong ngày chị gái kết hôn. (Ảnh: Weibo Việt Nam)
Thấy em trai xúc động, người chị có hành động ân cần. (Ảnh: Weibo Việt Nam)
Mới đây, người dùng mạng xã hội đã truyền tay nhau khoảnh khắc xúc động trong đám cưới của một cô gái. Chủ nhân bài đăng chia sẻ: ” Ngày chị đi lấy chồng, nhìn chị trong bộ váy cưới trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong bữa tiệc ngày hôm đó, cậu em trai vốn luôn thân thiết với chị đã chẳng cầm được nước mắt. Phần là vì mừng cho chị đã tìm được một người đàn ông tốt để tin tưởng và dựa vào, nhưng phần nhiều hơn là vì thấy buồn khi từ nay hai chị em sẽ chẳng còn được gần gũi, ở cạnh nhau nhiều như ngày chị còn ở nhà”.
Người em đã không kiềm được cảm xúc mà rơi nước mắt. (Ảnh: Weibo Việt Nam)
Giây phút cảm xúc vỡ òa. (Ảnh: Weibo Việt Nam)
Trong những hình ảnh được chia sẻ, người em trai lặng lẽ đứng một góc và dõi theo chị gái của mình. Thậm chí, chàng thanh niên còn có chút rụt rè khi không dám đi về phía chị, chỉ đến khi có một bàn tay của ai đó ở sau đẩy cậu lên phía trước, chàng trai mới mạnh dạn tiến về chỗ chị gái. Nhìn thấy em, cô dâu cũng nhanh chóng lại gần. Hai chị em cứ thế nhìn nhau xúc động. Ngay sau đó, người em bật khóc nức nở, còn người chị cũng không thể kìm được xúc động, ân cần, nhẹ nhàng dùng khăn lau nước mắt cho em.
Video đang HOT
Cả hai dành cho nhau những cái ôm thật chặt. (Ảnh: Weibo Việt Nam)
Tình cảm của hai chị em khiến người xem ngưỡng mộ. (Ảnh: Weibo Việt Nam)
Bên dưới bài đăng, không ít độc giả cũng chia sẻ những câu chuyện của chính bản thân mình:
- Hôm nay tôi hỏi em trai, nếu sau này chị đi lấy chồng, em có khóc không? Nó hỏi ngược lại tôi là chị đi lấy chồng thì có thể về nhà thường xuyên được nữa không. Tôi đáp không, nó liền im lặng, mắt đỏ hoe lên, quay người lại chơi điện thoại mà chẳng nói gì cả.
- Chị gái kết hôn rồi vẫn là chị gái của mình, chỉ là sẽ không còn những ngày cuối tuần trời nắng đẹp, em trai thức dậy, phòng bên cạnh sẽ vang lên tiếng rủ rê của chị: “Bố mẹ không có nhà, hai chị em mình ra ngoài chơi nhé.”
- Trong khi đó em trai tôi thì: “Khà khà, cuối cùng chị cũng đi lấy chồng rồi, mình em sẽ độc chiếm đĩa gà rán.”
Trước đây, mạng xã hội cũng từng chia sẻ hình ảnh ghi lại cảnh 2 chị em trò chuyện với nhau trong đám cưới của người chị. Cụ thể, em trai ngồi cạnh chị gái rồi khóc lóc, kể lể đủ điều. Chủ nhân bài đăng cũng cho biết thêm, ngày thường 2 chị thường xuyên tranh cãi với nhau nhưng đến khi chị kết hôn, cậu em trai liền xúc động rơi nước mắt.
Cậu em mếu máo, dường như không dám tin chị sắp đi lấy chồng. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok K.D)
Thêm một chàng thanh niên quá xúc động trong ngày chị gái kết hôn. (Ảnh: Group K.S.C)
Các cặp chị em thường ngày có thể tranh luận, cãi vã với nhau, nhưng thực chất lại vô cùng yêu thương đối phương. Chính vì vậy, giây phút nhận ra chị đi lấy chồng, sẽ không còn ở cùng nhà với mình nữa, những người em trai dù đã là những chàng thanh niên cao lớn cũng trở nên yếu đuối, xúc động.
Cô gái đáp trả họ hàng khi bị giục lấy chồng hút triệu lượt xem trên mạng xã hội
Nhiều người trẻ Trung Quốc về quê đón Tết phải đối mặt với áp lực của việc thúc giục kết hôn, sinh con đến từ người thân, họ hàng.
Cô gái mệt mõi khi nghe họ hàng giục chuyện lấy chồng, sinh con. Ảnh: SCMP
Một cô gái 24 tuổi ở miền bắc Trung Quốc đã phản pháo lại suy nghĩ lỗi thời về hôn nhân của một người họ hàng và nhận về nhiều lời ủng hộ trên mạng xã hội, SCMP đưa tin.
Cô gái ở vùng Nội Mông (Trung Quốc) đăng tải clip mình trò chuyện cùng mẹ và những người họ hàng lớn tuổi trong dịp về quê ăn Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Trong đoạn clip thu hút gần 2 triệu lượt xem, cư dân mạng có thể nghe thấy tiếng của một người họ hàng với lời đề nghị: "Cháu tốt nhất nên ở lại đây và tham dự kỳ thi công chức. Tại sao cháu lại muốn đi ra ngoài tỉnh chứ? Cháu nên ở nhà, thi công chức và lấy chồng ở quê là chuyện bình thường mà".
Cô gái vừa ăn hạt dưa vừa trả lời: "Cháu thà nằm trong quan tài còn thấy yên bình hơn. Phóng bức ảnh treo lên tường cũng thấy thanh thản đấy bác à".
Dù có được câu trả lời gay gắt từ cháu gái nhưng người họ hàng vẫn không dừng lại mà khăng khăng cho rằng cô gái nên cưới chồng và sinh con. Cô gái tiếp tục tỏ ra khó chịu: "Sao cháu phải lấy chồng và phục vụ ai đó?". Thậm chí cô còn đưa bộ móng tay được làm tỉ mỉ của mình ra trước camera và nói: " Cháu đang có một bộ móng đắt tiền, tại sao cháu phải đi nấu nướng và rữa bát đĩa cho ai đó?".
Người họ hàng khẳng định: "Lấy chồng và sinh con là đức tính truyền thống của người phụ nữ Trung Quốc".
Sau cùng, mẹ cô gái phải đứng ra giảng hòa: "Đã là thời đại mới với những tư tưởng mới rồi. Chúng ta không nên can thiệp vào suy nghĩ của bọn trẻ".
Một trang mạng xã hội sau đó đã đăng tải lại clip này của cô gái và thu hút sự chú ý lớn trên Weibo. Bình luận được nhiều like nhất có nội dung ủng hộ cô gái: " Tôi bật cười khi người đàn ông đó nói lấy chồng và sinh con là đức tính truyền thống của phụ nữ Trung Quốc. Ý ông là gì khi nói 'đức tính truyền thống' chứ? Đúng là một suy nghĩ lỗi thời!".
"Cô ấy mới 24 tuổi mà đã bị giục kết hôn. Tôi 30 và vẫn còn độc thân đây này", một người khác bình luận.
Trong khi một cư dân mạng khác chia sẻ: "Thật tốt khi người mẹ đã lên tiếng để bênh vực cho con gái mình".
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay là kỳ nghỉ đầu tiên kể từ khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát COVID-19. Bởi vậy, nhiều thanh niên làm việc ở các thành phố lớn đã trở về quê và phải đối mặt với áp lực kết hôn từ cha mẹ và họ hàng của họ.
Đoạn video quay cảnh một cô gái ở tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc tranh cãi trong bữa tối với người thân ép cô đi lấy chồng cũng thu hút hơn 3 triệu lượt xem trên mạng.
Giới trẻ Trung Quốc đối mặt nhiều áp lực khi quyết định kết hôn. Ảnh: Shutterstock
Trên thực tế, không chỉ các cô gái mà một bộ phận giới trẻ Trung Quốc nói chung gnày càng không mặn mà với việc kết hôn. Theo Niên giám thống kê Trung Quốc 2022, số người lần đầu kết hôn ở xứ tỷ dân giảm còn 11,6 triệu trong năm này, thấp hơn 700.000 so với năm 2021, và kém xa mức cao nhất từng được ghi nhận là 23,9 triệu vào năm 2013.
Giới trẻ xứ tỷ dân phải đối mặt với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, không thể trang trải chi phí kết hôn, bao gồm tiền mua nhà và nuôi dạy con cái nên muốn chọn cuộc sống tự do hơn là lao đầu vào áp lực cơm áo gạo tiền gia đình.
Dì độc thân đã lâu nhưng không ai hỏi chuyện lấy chồng Độc thân lâu năm nhưng người dì vẫn chưa lấy chồng. Mặc dù là vậy nhưng gia đình không ai có ý định thúc giục vì cô có tài chính vững vàng. Những ngày Tết, điều khiến các chàng trai, cô gái áp lực không chỉ riêng chuyện tiền nong mà cả việc lập gia đình. Cứ về tới nhà, họ hàng sẽ...