Chị em sinh đôi cùng lọt chung kết Hoa hậu Dân tộc
26 người đẹp đến từ 11 dân tộc của các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc đã được chọn để chuẩn bị dự vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2011.
Đêm bán kết diễn ra với 2 phần thi trang phục dân tộc và áo tắm. Trong lần đầu, do điều kiện khí hậu của thành phố Đà Lạt nên phần thi áo tắm đã được thay bằng trang phục thể thao. Còn đây là lần đầu tiên những bông hoa núi rừng lên sân khấu, tự tin trong những bộ trang phục áo tắm hai mảnh. Tuy nhiên, phần thi trang phục dân tộc mới được quan tâm hơn cả.
Vòng chung kết sẽ diễn ra từ ngày 26/11/2011 đến ngày 11/12/2011 tại Khách san Windsor Plaza 18 An Dương Vương, Quân 5, TP.HCM.
Một số hình ảnh trong đêm thi bán kết:
2 chị em sinh đôi Trần Nữ Vương Linh và Trần Nữ Thạch Linh đến từ Hà Nội cùng lọt vào vòng chung kết
Các thí sinh khoe dáng trong trang phục áo tắm
Video đang HOT
Và duyên dáng trong trang phục dân tộc
Bộ 3 giám khảo xinh đẹp Hoa hậu Thế giới người Việt Lưu Thị Diễm Hương, Á hậu I cuộc thi Hoa hậu Quý bà Việt Nam 2009 Nguyễn Thị Thu Hà, NSND Lan Hương trưởng đoàn kịch hình thể của Nhà hát Tuổi trẻ.
Quý bà Nguyễn Thị Thu Hà diện 1 bộ đầm đỏ rực rỡ
Diễm Hương cũng quyến rũ không kém
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bán kết Hoa hậu các dân tộc phía Bắc gây cười
Mặc dù được tập trung về thủ đô từ ngày 1/11 để tiến hành đo nhân trắc học, thi ứng xử và học catwalk nhưng trong đêm thi bán kết Hoa hậu các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc vào tối qua (4/11), hầu hết các thí sinh vẫn tỏ ra lóng ngóng trên sân khấu. Không ít lần khán giả bật cười sảng khoái trước sự vụng về của thí sinh.
Hoa hậu các dân tộc Việt Nam là cuộc thi nhan sắc cấp quốc gia duy nhất được tổ chức trong năm nay, nên thu hút được sự chú ý của dư luận cũng như giới truyền thông. Từ khi công bố thông tin về cuộc thi, ban tổ chức đã nhận được hơn 1.000 hồ sơ đăng ký của rất nhiều thí sinh đến từ 42 dân tộc khác nhau, trong đó có cả đại diện của các dân tộc ít người. Với giới hạn về điều kiện dự thi nằm trong độ tuổi từ 18 - 28, thí sinh năm nay thuộc đủ mọi ngành nghề khác nhau. Có người là sinh viên, công chức nhà nước, diễn viên múa hay hướng dẫn viên du lịch, kiểm soát viên... Thêm vào đó, ban tổ chức cũng chỉ yêu cầu chiều cao của thí sinh là 1m58 trở lên, khiến không ít người thắc mắc, liệu với tiêu chí này, cuộc thi có thể chọn ra gương mặt xuất sắc để đại diện cho đất nước tham gia đấu trường sắc đẹp quốc tế hay không. Và cũng chính từ những tiêu chí thấp như vậy, việc khán giả thất vọng về nhan sắc của 46 thí sinh trong đêm bán kết Hoa hậu các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc vào tối qua (4/11), là điều dễ hiểu.
Nhan sắc của 46 thí sinh vòng bán kết khu vực phía Bắc chỉ ở mức "bình thường".
Được ban tổ chức tập trung về Hà Nội từ ngày 1/11, 60 cô gái đã trải qua 2 vòng thi phụ về số đo nhân trắc học và ứng xử. Qua đó, ban giám khảo đã loại dần những người không đủ yêu cầu và chỉ còn 46 thí sinh bước vào phần thi quyết định: trình diễn trang phục dân tộc và áo tắm. Trái với kỳ vọng của khán giả là được thưởng thức một đêm thi đặc sắc với nhiều màu sắc văn hóa, thì những biểu hiện ngô nghê của thí sinh và sự kém chuyên nghiệp của ban tổ chức đã làm nhiều người thất vọng. Sân khấu quá thấp nên khán giả không thể ngắm trọn vẹn bộ trang phục dân tộc của các thí sinh. Ban tổ chức còn cho từng người giới thiệu họ tên và tỉnh, thành nơi họ sống trong màn trình diễn này, tạo ra những tình huống hài hước.
Trong màn trình diễn áo tắm, có người diễn như đi trên bãi biển, có người lại không biết cười, tạo dáng.
Các cô gái dân tộc với giọng nói địa phương và bước đi rất lúng túng. Dù khoác lên người bộ trang phục dân tộc đẹp mắt nhưng họ không biết cách làm cho mình nổi bật trên sân khấu khi không biết cười, tạo dáng hay làm duyên. Thậm chí, có thí sinh còn cúi gằm mặt đi catwalk, gương mặt thì cứng ngắc hoặc không có bất cứ biểu hiện gì.
Gây cười nhiều nhất là phần thi áo tắm bởi hầu hết thí sinh không sở hữu một thân hình thon gọn và cân đối. Nhiều cô gái dân tộc chia sẻ, trước khi tham gia cuộc thi, họ chưa từng mặc bikini khoe vóc dáng hay biểu diễn trước đông khán giả như vậy nên cảm thấy rất run sợ. Thế nên, có thể dễ hiểu khi trình diễn, thí sinh gượng gạo và e dè. Thí sinh Trần Nữ Thạch Linh (dân tộc Kinh - Hà Nội) diễn áo tắm như đang đi trên biển, cô nhảy tung tăng chân sáo và tươi cười hớn hở đến mức... vô duyên. Hoàng Thị Thu Trang (dân tộc Tày - Sơn La) còn hồn nhiên tặng khán giả nụ hôn gió rồi nhí nhảnh bước đi khắp sân khấu. Nhan sắc của cô cũng không được mặn mà cho lắm, nên màn hôn gió của cô không có tác dụng trong việc lấy cảm tình của khán giả, mà chỉ khiến họ... bật cười.
Trong số 46 người dự thi, chỉ có số ít là sở hữu nhan sắc ưa nhìn, đa số còn lại thì sắc đẹp "tầm thường". Có khán giả ngồi xem còn thốt lên, xem bán kết Hoa hậu cấp quốc gia mà không khác gì một cuộc thi nhan sắc cấp phường, cấp quận.
Nhà thiết kế Hà Linh Thư và Hoa hậu Diễm Hương là hai thành viên của ban giám khảo.
Sau 2 phần trình diễn trang phục dân tộc và áo tắm, ban giám khảo đã chọn ra 26 gương mặt nổi trội vào vòng chung kết Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2011 toàn quốc. Từ ngày 12 đến 15/11, bán kết khu vực phía Nam và Tây Nguyên sẽ diễn ra tại TP.HCM với 87 thí sinh.
Vòng chung kết cuộc thi sẽ được tổ chức từ ngày 26/11 đến 12 tại TP.HCM với nhiều phần thi phụ như tài năng, trang phục áo dài, truyền thống dân tộc, dạ hội, áo tắm. Bên cạnh đó, thí sinh còn được tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa - xã hội, từ thiện, bảo vệ môi trường và tham quan những thắng cảnh, di tích lịch sử của Sài Gòn.
Theo VN Express
Thí sinh Hoa hậu dân tộc VN tự tin với phần thi ứng xử Sau phần thi nhân trắc học chiều 1/11, sáng 2/11, 51 thí sinh của 12 dân tộc lọt vào vòng Bán kết cuộc thi "Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam lần thứ II-2011" đã tham gia phần thi ứng xử tại Trung tâm phát triển Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội). Phần thi bắt đầu với 2 phút dành cho mỗi thí...