Chị em nào hội tụ đủ 7 đặc điểm này cực “MẮN ĐẺ”, chỉ cần chồng “ĐỤNG VÀO” là dính ngay
Nếu có 7 đặc điểm này là bạn cực kỳ dễ mang thai lắm đấy, không phải lo khó bầu, khó sinh đâu nhé!
1. Bàn tay và bàn chân ấm áp
Phụ nữ có bàn tay và bàn chân lạnh thường lạnh trong và thiếu dương. Thông thường, những phụ nữ có biểu hiện này sẽ đi kèm với hiện tượng tử cung lạnh.
Đối với một em bé, ví dụ, một hạt giống tốt cần phải được bắt nguồn từ một vùng đất ấm áp và màu mỡ. Tây y cũng chứng minh rằng, phụ nữ có bàn tay và bàn chân lạnh thường dễ gặp vấn đề về sinh nở hơn người có bàn tay và bàn chân ấm.
Trong trường hợp bình thường, kinh nguyệt bình thường của phụ nữ sẽ kéo dài trong khoảng 3 – 7 ngày, chu kỳ kinh sẽ là 28 – 40 ngày, màu sắc tươi sáng, ít cục máu đông.
Trên thực tế, miễn là kinh nguyệt đều, quá trình rụng trứng sẽ diễn ra bình thường. Trong trường hợp rụng trứng bình thường, xác định ngày rụng trứng và vợ chồng giao hợp thì việc có thai vô cùng thuận lợi.
3. Dịch tiết âm đạo trong suốt, không mùi
Phụ nữ dễ thụ thai nhất trong nửa chu kỳ kinh của họ, thường là trước khi rụng trứng 7 ngày và sau rụng trứng 2 ngày. Trong thời gian này, bạn có thể nhận thấy rất nhiều dịch tiết âm đạo trong suốt, không mùi. Điều này tạo điều kiện cho việc tinh trùng di chuyển qua cổ tử cung dễ dàng ngay trước khi thụ thai. Phụ nữ có chất nhầy trong suốt có khả năng sản xuất estrogen tốt và chức năng tuyến cổ tử cung tốt. Điều đó giúp họ dễ dàng có thai.
Video đang HOT
4. Tử cung, buồng trứng không tổn thương
Nếu chức năng rụng trứng của phụ nữ là bình thường và ống dẫn trứng trơn tru, thì việc mang thai là đơn giản.
Do trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung, bao phủ bề mặt tử cung, được xây dựng theo kiểu đồng bộ hoá. Sau khi phóng noãn, nội mạc này thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ. Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu. Quá trình loại bỏ nội mạc được gọi là hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài là kinh khi phần nội mạc tử cung và các sản phẩm của máu ra khỏi cơ thể qua âm đạo.
5. Hormones tốt
Hormone (không có gì đáng ngạc nhiên) đóng một vai trò rất lớn trong khả năng sinh sản ở phụ nữ, vì vậy hãy chú ý đến những dấu hiệu bất thường của hormones. Cơ thể nóng bừng và đổ mồ hôi đêm chứng tỏ chức năng buồng trứng suy giảm hoặc nội tiết tố bất thường. Lúc này bạn nên đi kiểm tra. Phụ nữ có chức năng sản xuất hormone tốt (nội tiết tố tốt) sẽ không gặp phải các triệu chứng này.
6. Cơ thể cân đối
Hầu hết phụ nữ bây giờ đều mong gầy. Những cô gái trẻ luôn muốn có eo thon và đôi chân dài, trong khi những cô gái dong dỏng, hơi gầy lại luôn cảm thấy mình chưa đủ gầy và muốn gầy hơn nữa.
Nếu bạn quá gầy hoặc quá béo sẽ ảnh hưởng đến việc thụ thai. Người quá gầy hoặc quá béo, hệ thống nội tiết sẽ có vấn đề và điều này có nghĩa là chức năng sinh sản của họ gặp khó khăn, họ rất khó có con.
7. Độ tuổi sinh đẻ tốt nhất
Từ góc độ chăm sóc trước khi sinh và sau sinh, độ tuổi sinh sản tốt nhất của phụ nữ là từ 25 đến 30 tuổi, trong khi nam giới từ 27 đến 35 tuổi, phụ nữ không nên mang thai khi đã quá 35 tuổi và nam giới không nên sinh con khi đã quá 37 tuổi. Bởi vì khi tuổi cao, các tế bào trứng sẽ già đi, nhiễm sắc thể của trứng cũng sẽ suy giảm, khả năng di chuyển của tinh trùng yếu, tinh trùng dễ bị bất thường, v.v., dẫn thai nhi dễ bị dị tật.
Lời khuyên: Nếu bạn không có kế hoạch sinh con, bạn nên luôn luôn thực hiện tốt việc tránh thai. Nếu bạn có kế hoạch sinh con, rất khó để có thai. Đừng nản lòng. Chỉ cần chăm sóc bản thân và chú ý đến chế độ ăn uống và cân bằng cuộc sống, việc có bầu sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Thùy Linh
Theo Sohu, Bustle
Mẹ 40 tuổi vẫn 'đến kỳ' đều đặn, con gái 17 tuổi sớm mãn kinh
Đột nhiên thấy chu kỳ kinh nguyệt biến mất trong nhiều tháng, cô gái trẻ cùng mẹ vội vàng tới bệnh viện khám nhưng không ngờ phải nghe tin dữ.
Thời gian vừa qua, bệnh viện phụ sản Hàng Châu, Trung Quốc vừa tiếp nhận một ca bệnh mãn kinh sớm khi chỉ mới 17 tuổi. Theo bác sĩ Kim Tuyết Tịnh - Trưởng khoa Nội tiết sinh sản, bệnh viện Hàng Châu cho biết, lần đầu gặp Tiểu Vy, đã thấy cô gái này tuy đang tuổi dậy thì nhưng vóc dáng rất gầy, làn da đen sạm. Sau kiểm tra ban đầu, bác sĩ cho biết cơ quan sinh sản của Tiểu Vy không đầy đủ, tử cung chỉ lớn bằng tử cung chưa trưởng thành và buồng trứng chỉ bằng một nửa buồng trứng người bình thường, tương đương ngón tay cái.
Bác sĩ Tịnh cho rằng hiện nay tình trạng phụ nữ mãn kinh sớm đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều bệnh nhân mắc các bệnh này hiện nay mới chỉ 35 tuổi và mất dần khả năng sinh sản.
Sau một loạt các xét nghiệm chuyên sâu về hormone giới tính và chức năng tuyến giáp, Tiểu Vy được chẩn đoán bị suy buồng trứng khởi phát sớm, đồng thời với viêm tuyến giáp hashimoto và viêm khớp dạng thấp.
Cô gái 17 tuổi bị chẩn đoán suy buồng trứng - căn bệnh có khả năng gây vô sinh. - Ảnh minh họa
"Bác sĩ, tôi 40 tuổi vẫn đến kỳ mỗi tháng tại sao con gái tôi có thể mãn kinh ở tuổi 17. Liệu sau này con gái tôi còn có thể sinh con nữa không?", mẹ Tiểu Vy đau lòng hỏi bác sĩ sau khi nghe tin bệnh tình của con gái.
Các bác sĩ cho biết: "Về mặt y học, nhờ vào liệu pháp thay thế hormone nên các đặc điểm cơ quan sinh sản của Tiểu Vy sẽ dần hồi phục và các đặc tính sinh sản cũng xuất hiện. Tuy nhiên, do các nang trứng được lưu trữ trong buồng trứng đã cạn kiệt nên không có khả năng tái tạo. Trong tương lai, Tiểu Vy sẽ không có khả năng làm mẹ".
Dựa theo tình hình của Tiểu Vy, Khoa Nội tiết và Nội khoa đã bổ sung điều trị estrogen và progesterone. Cô gái trẻ đã phải điều trị tại bệnh viện trong một thời gian dài. Vài tháng sau, làn da của Tiểu Vy có sự thay đổi rõ rệt, trở nên mịn màng hơn - đây cũng là một tia hy vọng đối với cô và các bác sĩ.
Bác sĩ Kim Tuyết Tịnh cũng cho biết thêm, nếu các cô bé trong độ tuổi từ 14 -17 tuổi vẫn chưa dậy thì, cha mẹ cần lập tức đưa con đến bệnh viện kiểm tra để đề phòng trường hợp bất trắc.
Suy buồng trứng là gì?
Buồng trứng là cơ quan sinh sản quan trọng nhất của phụ nữ, giống như một "ngân hàng" lưu trữ tế bào trứng. Có khoảng 2 triệu nang trứng được lưu trữ trong buồng trứng và 300.000 nang trứng ở tuổi dậy thì. Việc chúng ta bị suy buồng trứng sớm và không được phát hiện chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng vô sinh.
Nguyên nhân dẫn đến suy buồng trứng
Nguyên nhân phổ biến của suy buồng trứng khởi phát sớm có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: yếu tố di truyền, yếu tố miễn dịch, yếu tố môi trường... Hiện tại, các yếu tố di truyền chiếm từ 20% đến 25%, bao gồm bất thường nhiễm sắc thể. Hơn một nửa bệnh nhân mắc suy buồng trứng sớm không tìm được nguyên nhân cụ thể.
Bác sĩ Kim Tuyết Tịnh cho biết việc mắc bệnh quai bị và không được chữa trị kịp thời cũng là một trong số các nguyên nhân dẫn đến suy buồng trứng sớm. Ngoài ra phẫu thuật, xạ trị và thuốc hóa trị, áp lực trong cuộc sống hằng ngày quá lớn cũng có thể là nguyên nhân gây suy giảm chức năng buồng trứng.
An An (Dịch theo Sohu)
Theo vietnamnet
Thiết bị cầm tay phát hiện ung thư Máy có thể phát hiện ung thư gan, kết trực tràng, tuyến tiền liệt, tử cung, buồng trứng, các bộ phận tiêu hóa như tuyến tụy và túi mật. Thay vì phải cần đến những máy móc và thiết bị phức tạp như chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp CT, sinh thiết hay xét nghiệm máu để chẩn đoán ung thư, startup (công...