Chị em lo đối phó với bệnh khó nói khi mưa nhiều
Mùa hè nóng kèm mưa kéo dài khiến nhiều chị em khổ sở khi bị viêm nhiễm phụ khoa. Không ít trường hợp viêm nhiễm phụ khoa chỉ vì thời tiết đỏng đảnh.
Viêm nhiễm vùng kín dễ xảy ra vào thời điểm mùa hè, mưa nhiều
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế Thái Hà, Hà Nội vào hè mưa nhiều, kéo dài khiến quần áo luôn trong tình trạng có độ ẩm nhất định, không khô cong hoàn toàn, cộng với việc vệ sinh cơ thể chưa đúng cách… khiến chị em dễ mắc các bệnh phụ khoa, trong đó dễ gặp nhất chính là viêm nhiễm vùng kín.
“Mưa nhiều, nhiệt độ cao là thời điểm vô cùng thuận lợi cho các vi sinh vật, nấm và vi khuẩn gây bệnh phát triển. Vùng kín là khu vực nhạy cảm, nếu còn mặc đồ lót khi chưa khô hẳn thì tình trạng viêm nhiễm vùng kín là điều khó tránh khỏi”, BS Lê Thị Kim Dung tư vấn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, thời tiết mưa nhiều tạo cảm giác mọi vật xung quanh ẩm ướt, khiến nhiều người ngại vệ sinh cơ thể, vệ sinh vùng kín. Nhiều trường hợp do mặc đồ chưa được phơi khô hoàn toàn, lười thay quần áo mặc hàng ngày càng khiến nguy cơ bệnh viêm nhiễm gia tăng.
Các triệu chứng của viêm nhiễm vùng kín khi trời nóng, mưa nhiều là ngứa ngáy, khó chịu dẫn đến viêm âm đạo do vi khuẩn, nấm xâm nhập. Khi bệnh nặng thêm, chị em không những cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín mà còn xuất hiện nhiều khí hư, bốc mùi khó chịu, lâu ngày sẽ rất khó điều trị. Do đó, ngay khi xuất hiện những dấu hiệu ngứa ngáy vùng kín, chị em cần đi khám ngay để được chữa bệnh kịp thời.
BS Dung còn đưa ra lời khuyên cho chị em vào những ngày đèn đỏ mà gặp thời tiết mưa nhiều. Những ngày này, chị em chú ý việc rửa vùng kín sau mỗi lần đi vệ sinh bằng các dung dịch vệ sinh, nước sạch là việc nên làm thường xuyên, rửa xong phải thấm khô. Nếu chị em rửa mà không lau khô, môi trường ẩm ướt, nóng khiến vùng âm đạo ẩm thấp và dễ gây ra bệnh do nấm.
Phơi đồ lót chỗ thoáng, thay quần áo lót thường xuyên, đều đặn, ít nhất 1 lần mỗi ngày. Giữ vùng kín luôn khô thoáng, không bị ẩm ướt trước khi mặc đồ lót.
TH
Theo laodong.vn
Nên ăn thịt nóng hay thịt mát?
Nhờ áp dụng nguyên tắc "nhanh-lạnh-sạch", thịt mát giữ nguyên chất lượng tươi ngon từ 7-15 ngày.
"Việt Nam hiện là một trong số ít các quốc gia còn sử dụng dạng thịt tươi ngay sau giết mổ (thịt nóng). Loại thịt này mau giảm chất lượng do không kìm hãm hoạt động của vi sinh vật, enzyme và rất khó kiểm soát điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP)".
Ngày 10-8, ông Trần Đăng Ninh, Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản (thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Bộ NN&PTNT), cho biết thông tin trên tại hội nghị xin ý kiến góp ý dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN "Thịt mát - Yêu cầu kỹ thuật".
Thịt heo tươi được kinh doanh trong chợ đầu mối Hóc Môn (TP.HCM). Ảnh: TRẦN NGỌC
Hiện thịt mát đang là sản phẩm được tiêu thụ tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới như khối EU, Mỹ. "Nhờ áp dụng nguyên tắc "nhanh-lạnh-sạch", thịt mát vẫn giữ nguyên chất lượng tươi ngon từ 7-15 ngày" - ông Ninh nói thêm.
Theo dự thảo, sản phẩm đạt tiêu chuẩn thịt mát phải tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Heo sau khi giết mổ sẽ được làm sạch và đưa ngay vào kho lạnh để hạ nhiệt độ thịt xuống từ 0oC-4oC trong vòng 16-24 giờ để đảm bảo quá trình chín sinh hóa. Sau đó được đưa ra sơ chế trong điều kiện nhiệt độ phòng được làm lạnh, nhiệt độ thân thịt lúc đó yêu cầu không quá 7oC. Trong quá trình vận chuyển, bảo quản, bày bán cũng được yêu cầu bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ 0oC đến 4oC.
Sau khi lấy ý kiến lần cuối về dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam về thịt mát, Bộ NN&PTNT sẽ hoàn thiện và gửi Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ). Tổng cục sẽ thẩm định và hoàn thiện để chính thức ban hành (dự kiến cuối tháng 9-2018).
Trần Ngọc
Theo Pháp luật TPHCM
Ẩn họa từ việc dùng nhầm bao cao su giả Người Việt mỗi năm dùng 500-600 triệu bao cao su, trong khi 85% hàng trên thị trường là giả, kém chất lượng, dễ gây dị ứng, lây bệnh tình dục. Ảnh minh họa Kết hôn được hai tháng, vợ chồng anh Nguyễn Văn Sơn và chị Trần Thị Kim (Thái Bình) chuẩn bị học tiếp lên cao học nên quyết định hoãn chuyện...