Chị em không nên tự chữa bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà (và những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác) được gọi chung là bệnh tình dục, chủ yếu lây truyền qua đường tình dục dù với bất kì hình thức nào.
Chào bác sĩ. Em năm nay 24 tuổi, chưa có gia đình, chưa từng quan hệ tình dục. Gần một tháng nay em thấy ở “vùng kín” rất ngứa, thỉnh thoảng tiết dịch có mùi hôi và có nhiều nốt lấm chấm li ti.
Em tự soi gương thì thấy các nốt này đỏ ửng lên. Em đi khám thì bác sĩ nói em bị sùi mào gà và có thể lây qua đường tình dục. Nhưng trong gần 1 năm trở lại đây em không hề có quan hệ tình dục thực sự (quan hệ qua đường âm đạo) với ai thì tại sao lại có thể bị bệnh sùi mào gà được. Em nghe nói nếu đã bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì sẽ rất hay bị tái phát và không thể chữa dứt điểm. Nếu như vậy thì em phải mang bệnh này suốt đời? Em đã dùng hết thuốc của bác sĩ kê, em có nên mua tiếp thuốc đó để tự điều trị tại nhà cho tới khi bệnh hết hẳn hay không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!
(Thúy Liên)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bệnh sùi mào gà do HPV (Human Papilloma virus) gây ra. Đây là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục (cho dù có quan hệ tình dục ở bất kì hình thức nào). Bệnh có thể lây qua tiết dịch âm đạo, qua đường miệng hoặc qua tiếp xúc da với da…
Trước kia, sùi mào gà được xem là một bệnh lành tính. Nhưng ngày nay, các nhà khoa học cho rằng trong một số trường hợp, bệnh có khuynh hướng trở thành ác tính, gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới hoặc ung thư dương vật ở nam giới.
Bệnh sùi mào gà (và những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác) được gọi chung là bệnh tình dục, chủ yếu lây truyền qua đường tình dục khi cả hai có hành vi giao hợp không an toàn.
Video đang HOT
Bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh từ 2-9 tháng. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, tự cơ thể người bệnh cũng có thể mắc những loại bệnh này khi bị nhiễm virus Human papilloma (HPV) mà cơ thể không có khả năng đề kháng lại.
Cũng giống như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, bệnh sùi mào gà không có nhiều biểu hiện rõ ràng ngay từ khi mới nhiễm virus. Sau khi nhiễm virus 2-9 tháng, người bệnh mới bắt đầu có những dấu hiệu như sùi nhỏ mềm, cao lên như những nhú gai, đường kính khoảng một đến hai mm hoặc là những vòng tròn nhỏ có bề mặt ráp, màu hồng. Về sau, những vết này phát triển thành những mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ.
Bình thường sùi mào gà không gây đau đớn gì. Trường hợp sùi phát triển to quá có thể gây khó chịu khi đi lại. Khi bị sang chấn, sờ nắn sùi mào gà có thể làm sây sát, chảy máu hoặc bội nhiễm, các hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to tạo các sùi có nhiều mủ. Một số trường hợp có thể bị sốt cao hoặc đau đớn.
Hầu hết các bệnh tình dục đều khó chữa trị dứt điểm và nhiễm HPV sinh dục là bệnh phổ biến nhất mà rất nhiều người có thể mắc phải ít nhất một lần trong đời.
Hiện nay, bệnh sùi mào gà chưa có thuốc điều trị triệt để, do vậy người bệnh có thể mang bệnh suốt đời ở tình trạng có biểu hiện triệu chứng hoặc không có triệu chứng. Các phương thức điều trị sùi mào gà có thể là chấm hóa chất, kem bôi đặc trị hoặc đốt lạnh, đốt điện. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng hoặc loại trừ thương tổn mà không khỏi bệnh hoàn toàn.
Rất có thể sau khi điều trị các nốt mụn khỏi một thời gian rồi lại tái phát, vì virus HPV vẫn còn trong cơ thể. Hiện nay các phương thức điều trị bệnh sùi mào gà chỉ có tác dụng giảm triệu chứng mà không khỏi hoàn toàn. Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà cần tích cực điều trị trước khi sinh con, vì virus này có thể từ đường sinh dục của mẹ xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ sơ sinh, gây tử vong.
Bạn nên đi khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để biết bệnh của mình phát triển thế nào, đã thuyên giảm hay chưa… Việc này sẽ có lợi cho bác sĩ chẩn đoán và kê đơn điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị bệnh ở nhà, vì có nhiều trường hợp bệnh chuyển sang thể khác phức tạp hơn hoặc có biến chứng nguy hiểm mà người bệnh không biết, nếu không đi khám sẽ không được kê đúng thuốc để chữa. Điều này cực kì nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.
Theo TTVN
Bị sùi mào gà, quan hệ với gà có "đổ" bớt bệnh?
Em bị sùi mào gà từ lâu nhưng do ở trong rừng, không có điều kiện chữa trị nên em giao hợp với gà hàng ngày để đổ bớt bệnh. Nhưng giờ chỗ ấy lại ngứa.
Thưa bác sĩ,
Em bị mắc bệnh sùi mào gà từ rất lâu, em ở trong rừng sâu không ra ngoài chữa được hàng ngày em giao hợp với gà cho đổ bớt bệnh đi. Sau vài tuần thì em không còn thấy nốt sùi nữa, vùng gia bị sùi lì đi trông giống như miếng sẹo và bớt ngứa hơn. Một thời gian sau em có cảm giác như mình khỏi bệnh nó chỉ còn ngứa qua loa như mình ngứa dưới da thôi.
Vài năm sau em mới có điều kiên ra viện khám và đốt để chữa trị. Bác sĩ đã khám, đốt và cho thuốc em về bôi nhưng không dặn em tái khám lại. Do thiếu hiểu biết em cũng không quay khám lại nữa. Sau đó em lấy vợ và sinh con, con em thường xuyên bị ngứa khắp người em cho cháu đi khám BS nói cháu bị viêm da cơ địa.
Hiện nay bao quy đầu của em vẫn thường xuyên bị ngứa nhưng không có nốt sùi nào cả, liệu em đã khỏi bệnh chưa? Trong thời gian em chưa đến bệnh viện chữa trị thì trên dương vật của em có biểu hiện những đốm sẹo trắng hình con sâu trên da sau đó chuyển sang hồng dần và trắng lại giống màu vết bỏng trên da. Em muốn hỏi liệu đây có phải là biểu hiện của ung thư không? Hiện trên người em có rất nhiều hạch, khi tắm sờ vào thấy nhói đau. Bác sĩ tư ván cho em với!
(Bạn đọc ở Thái Bình)
Hình minh họa
Chào bạn,
Qua các thông tin bạn mô tả, bệnh sùi mào gà của bạn vẫn chưa lành.
Bệnh sùi mào gà là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus gây ra. Bệnh này thường hay dễ nhầm với giang mai, lậu,... thậm chí dễ mắc thêm bệnh HIV (là bệnh AIDS đó bạn). Bệnh hay tái phát, vì vậy vấn đề điều trị không chỉ đơn giản là đốt và bôi thuốc 1 lần là lành hẳn đâu.
Phụ nữ bị nhiễm HPV có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung rất cao.
Các hạch nổi trên người bạn có thể là hạch viêm do các tổn thương sùi, loét bị bội nhiễm.
Tóm lại bạn cần khám BS chuyên khoa da liễu, và cũng cần khám và điều trị cho cả vợ bạn nữa. Trong thời gian đang điều trị nên có quan hệ tình dục an toàn (mang bao cao su khi quan hệ). Không nên tự ý điều trị theo các cách mà bạn đã từng làm, như thế rất nguy hiểm và gây khó khăn cho việc điều trị.
Chào bạn và mong vợ chồng bạn thu xếp đi khám càng sớm càng tốt!
Theo TTVN
Sau chuyến công tác, "cậu nhỏ" của chồng em mọc mụn thịt Em phát hiện ở phần đầu dương vật của chồng mọc lên một mụn thịt dài khoảng 2cm. Có phải chồng em đã lén "ăn vụng" rồi bị lây bệnh? Cách đây hai tháng, chồng em đi công tác một tuần. Hôm rồi "giao ban", em thấy "cái đó" của chồng bị chảy máu. Em "kiểm tra" thì phát hiện ở phần đầu...