Chị em “kháo” nhau dùng cốc nguyệt san hết đau bụng kinh: Chuyên gia lên tiếng!
Thông tin dùng cốc nguyệt san hết đau bụng kinh được rất nhiều chị em quan tâm và muốn sử dụng sản phẩm với mục đích chấm dứt tình trạng khó chịu này khi đến kỳ “đèn đỏ”.
Dùng cốc nguyệt san hết đau bụng kinh được nhiều chị em công nhận trong các nhóm hội trên mạng
Mỗi lần đến kỳ “đèn đỏ”, nhiều chị em lại vật lộn với những cơn đau bụng kinh. Có người thì chỉ đau hết một ngày đầu tiên, có người bị đau kéo dài đến mấy ngày liên tục, có người đau âm ỉ, nhẹ nhàng nhưng cũng có người đau đến nỗi cảm giác như “chết đi sống lại”. Thật vậy! Chỉ là phụ nữ mới có thể hiểu được cho nhau đau bụng kinh đáng sợ như thế nào, phiền toái như thế nào khi “đến tháng”.
Nhiều người khẳng định dùng cốc nguyệt san giúp ngăn chặn tình trạng đau bụng kinh siêu hiệu quả khiến nhiều chị em chưa dùng được thể háo hức. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng điều này không có căn cứ khoa học nên những người bán hàng lấy lý do này để người tiêu dùng mua hàng là lừa đảo.
Vậy việc dùng cốc nguyệt san hết đau bụng kinh có phải là sự thật hay không? Và đó có phải lý do bạn nên dùng hay không nên dùng sản phẩm đồng hành trong những kỳ “đèn đỏ” này?
Cốc nguyệt san đem lại nhiều lợi ích nhưng không phải giải pháp chữa đau bụng kinh
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), sự ra đời của cốc nguyệt san chính là những phát minh rất tuyệt vời, giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn khi bước vào kỳ “đèn đỏ”. Đồng thời, đây còn là cách sử dụng băng vệ sinh hiện đại, văn minh, giúp chị em phòng chống nhiều loại bệnh tật khác nhau.
Sự ra đời của cốc nguyệt san chính là những phát minh rất tuyệt vời, giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn khi bước vào kỳ “đèn đỏ”.
Video đang HOT
Nhược điểm của cốc nguyệt san chủ yếu là nhiều chị em cảm thấy khó sử dụng, nhất là những người mới dùng lần đầu. Và, nếu bạn có đặt vòng tránh thai thì dùng cốc nguyệt san có thể tác động vào vòng. Cách duy nhất để biết cốc nguyệt san có phải là thiết bị phù hợp với bạn hay không, hãy mua và dùng thử. Vì chúng có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau.
Tuy nhiên, trả lời cho vấn đề dùng cốc nguyệt san có chữa khỏi đau bụng kinh hay không, BS Dung khẳng định: “Chưa có bằng chứng khoa học nào công nhận dùng cốc nguyệt san chữa đau bụng kinh hiệu quả. Đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân của một số người dùng. Nếu muốn có kết quả chính xác thì có thể làm nghiên cứu diện rộng”.
Mặc dù cốc nguyệt san không liên quan gì đến vấn đề đau bụng kinh theo khoa học từ trước đến nay nhưng BS Dung khẳng định chị em vẫn nên dùng sản phẩm này khi đến kỳ “đèn đỏ”. Không chỉ giúp chị em thoải mái hơn khi đến kỳ kinh nguyệt, đây còn được coi là cách sử dụng băng vệ sinh hiện đại, văn minh, giúp chị em phòng chống nhiều loại bệnh tật khác nhau.
Mặc dù cốc nguyệt san không liên quan gì đến vấn đề đau bụng kinh theo khoa học từ trước đến nay nhưng BS Dung khẳng định chị em vẫn nên dùng sản phẩm này khi đến kỳ “đèn đỏ”.
“Sử dụng cốc nguyệt san thay băng vệ sinh thực tế là hành động rất tốt, văn minh, không có gì phải phản đối, đặc biệt trong trường hợp bạn muốn phòng tránh viêm nhiễm vùng kín. Đây chính là giải pháp tối ưu”, BS Dung nói.
Chuyên gia cũng chỉ ra cách sử dụng tampon, cốc nguyệt san vừa vệ sinh lại vừa giúp phòng chống bệnh tật:
- Rửa tay sạch, gấp nhẹ cốc nguyệt san lại để đặt vào cho dễ. Khi đặt cốc nguyệt san, bạn phải chắc mình đang ở trong tư thế ngồi hoặc ngồi xổm, hai chân mở rộng, rồi từ từ đặt cốc nguyệt san vào trong âm đạo như hình vẽ.
- Khi thay, bạn chỉ cần cầm tay nắm cốc nguyệt san nhẹ nhàng lấy ra, đổ máu kinh đi, dùng nước sạch hoặc chất tẩy rửa, rửa sạch rồi lại tiếp tục sử dụng.
- Sau khi kết thúc kỳ “đèn đỏ”, bạn nên ngâm cốc nguyệt san trong nước ấm để tiêu độc.
Theo afamily
Dùng cốc nguyệt san dễ chịu quá nên... bỏ quên, cô gái Đài Loan đau bụng dữ dội tới mức phải nhập viện
Kỳ "đèn đỏ" luôn là một nỗi ám ảnh của hội con gái và nếu không chú ý giữ vệ sinh vùng kín trong những ngày này thì chắc chắn bạn sẽ nhận phải hậu quả đáng tiếc như cô gái trẻ sau đây.
Không phải ai cũng biết cách sử dụng cốc nguyệt san ngay trong những ngày đầu tiên, nhưng trước khi thử nghiệm sản phẩm này, bạn cần đọc kỹ mọi lưu ý và hướng dẫn sử dụng của nó. Bởi mới đây, một nữ nhà văn trẻ người Đài Loan đã gặp phải tai nạn đáng tiếc sau khi sử dụng sản phẩm này.
Nữ nhà văn trẻ Amber.
Câu chuyện này được nữ nhà văn với bút danh Amber chia sẻ trên chính trang Facebook cá nhân của mình. Cô cho biết, thời gian gần đây đã chuyển sang dùng cốc nguyệt san thay vì băng vệ sinh hay tampon. Sau khi sử dụng, Amber cảm thấy rất thích sản phẩm này vì nó mang đến sự thoải mái, có thể tái sử dụng và quan trọng là rất thân thiện với môi trường.
Amber chia sẻ trải nghiệm "đáng nhớ" của mình về cốc nguyệt san trên Facebook.
Thế nhưng, hai ngày trước, Amber lại đột nhiên cảm thấy đau bụng dữ dội. Tình trạng sức khỏe quá tồi tệ khiến Amber phải nhập viện cấp cứu, sau đó bác sĩ chẩn đoán cô mắc bệnh viêm bàng quang. Amber chia sẻ: "Tôi đã bật khóc tại bệnh viện vì quá khó chịu và đau đớn. Tôi không hiểu sao cơ thể của mình lại đột nhiên gặp phải tình trạng này".
Khi trở về nhà, Amber uống thuốc theo đơn chỉ định từ bác sĩ nhưng tình trạng bệnh vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Hai ngày sau khi từ bệnh viện về nhà, Amber đi tắm và thấy phần thân dưới bốc mùi rất khó ngửi. Khi đưa tay xuống "vùng kín", Amber mới sực nhớ ra chiếc cốc nguyệt san mà cô đã bỏ quên mấy ngày trước. Vì dùng chiếc cốc này trong ngày đèn đỏ quá thoải mái mà Amber đã quên mất chuyện lấy nó ra.
Điều kinh hoàng là sau khi lấy chiếc cốc nguyệt san này ra khỏi vùng kín, Amber phải bịt mũi vào vì mùi quá khó chịu và bên trong vẫn còn chứa máu kinh sót lại. Đây là một trải nghiệm quá khủng khiếp mà Amber không nghĩ rằng mình sẽ gặp phải. Cô chia sẻ: "Tôi suýt ngất khi thấy thứ này trong tay mình".
Từ trường hợp của Amber, bác sĩ Xiao Shengwen (Trưởng khoa sản của Bệnh viện Chang Geng tại Đài Bắc) cho biết, cốc nguyệt san nếu để lại trong cơ thể quá lâu không chỉ gây mùi khó chịu mà còn có thể dẫn đến tình trạng viêm tử cung, viêm bàng quang, thậm chí còn gây nguy hiểm tới tính mạng.
Cốc nguyệt san được đặt sâu trong âm đạo nên dù không tiếp xúc trực tiếp với bàng quang thì vẫn có thể gây viêm âm đạo và niệu đạo. Nếu âm đạo bị viêm thì nó sẽ rất dễ đi từ niệu đạo đến bàng quang. Tình trạng viêm bàng quang của Amber có thể bắt nguồn từ viêm âm đạo.
Cũng từ đây, các chuyên gia cảnh báo, những người sử dụng cốc nguyệt san, tampon hoặc băng vệ sinh nên nhớ thay mới sau khi sử dụng từ 3 - 4 tiếng. Khi thấy các triệu chứng như tăng tiết dịch và mùi hôi ở vùng kín thì nên đi khám càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ viêm vùng chậu.
Một số nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng cốc nguyệt san mà bạn cần lưu ý:
- Gây kích ứng âm đạo: Cốc nguyệt san có thể gây kích ứng vùng âm đạo nếu không được làm sạch đúng cách. Ngoài ra, với những người lần đầu mới sử dụng cốc cũng có thể gặp phải trường hợp khó chịu, kích ứng ở vùng kín.
- Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng: Nếu bạn không vệ sinh và rửa cốc nguyệt san sạch sẽ sau khi sử dụng thì nó có thể vô tình đưa vi khuẩn vào trong âm đạo. Chính vì vậy, cần rửa cốc thật sạch, xả nước và sau đó để khô tự nhiên. Với những loại cốc nguyệt san dùng 1 lần tuyệt đối không dùng lại thêm lần nữa. Ngoài ra, cũng nên lưu ý rửa tay sạch sau khi dùng cốc nguyệt san.
Source (Nguồn): Ettoday
Theo Helino
Bị đau bụng dữ dội mỗi khi "tới tháng", cô gái phát hiện ra căn bệnh thường hay gặp phải nhưng dễ bị bỏ qua Cứ tưởng đau bụng kinh là hiện tượng bình thường, nhưng Rebecca lại phải đối mặt với vấn đề sức khỏe nguy hiểm hơn rất nhiều. Trên thực tế, hầu như bạn gái nào cũng phải chịu đựng những cơn đau bụng không nhiều thì ít vào những ngày hành kinh mỗi tháng. Và đó cũng chính là lý do vì sao khi...