Chị em đổ xô mua bánh chưng độc lạ “ăn nhiều không béo”
Bánh chưng gạo lứt đen là món ăn “lên ngôi” trong đợt Tết Tân Sửu 2021 bởi nó đẹp mắt, độc đáo và không chứa nhiều hàm lượng kcal.
Béo phì là nỗi ám ảnh thường trực đối với chị em phụ nữ bởi thực phẩm ngày nay nhiều đạm và chất béo. Trong những ngày Tết, nỗi lo ấy tăng lên bởi đây là thời gian ít vận động, cơ thể nạp nhiều thức ăn, bánh kẹo, đồ ăn sẵn. Đây là nguyên nhân dẫn tới béo phì, tiểu đường, máu nhiễm mỡ.
Thấu hiểu nỗi lo lắng ấy, nhiều cơ sở làm đồ “Eat clen & healthy” (ăn sạch, ăn khỏe) chế biến thực phẩm ít đường, ít chất béo nhưng vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon. Trong dịp Tết năm nay, bánh chưng gạo lứt đen vị truyền thống là món ăn được nhiều người chọn mua.
Bánh chưng gạo lứt đen được nhiều người tìm mua bởi hương vị thơm ngon, hình thức đẹp.
Bánh chưng “clean & healthy”
Để tìm hiểu về chiếc bánh chưng hút khách này, phóng viên đã trao đổi với chị Hương Liên – Chủ cửa hàng online Subep’s Homemade – Eat Clean & Healthy (ngõ 43, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP. HN).
Chị Hương Liên (31 tuổi) chia sẻ với PV Đời sống & Pháp luật: “Sau khi tốt nghiệp trường đại học Luật Hà Nội, tôi theo nghề một vài năm nhưng cảm thấy không say nghề. Vì vậy, tôi quyết định về nhà làm đồ ăn bán online, đây cũng đam mê của tôi. Thời gian đầu, khách hàng là người thân, bạn bè, hàng xóm xung quanh. Dần dần, tôi phát triển thị trường, đẩy mạnh maketing facebook nên đơn đặt hàng tăng nhiều”.
Vỏ bánh làm từ gạo lứt đen thay cho gạo nếp.
Video đang HOT
Trung bình mỗi ngày, chị Hương Liên luộc khoảng 70 chiếc bánh.
Chị Hương Liên chia sẻ, ngày bình thường chị bán những sản phẩm tốt cho sức khỏe như: Cơm gạo lứt, salad, bánh mì lúa mạch đen, bún gạo lứt, phở gạo lứt, sandwich, kẹo Nougat… Tết năm nay, thực đơn bổ sung thêm một món ăn mới lạ là bánh chưng gạo lứt đen. Thay vì vỏ bánh làm bằng gạo nếp như thông thường thì bánh chưng này được làm bằng gạo lứt dẻo cao cấp. Nhân bánh vẫn gồm đậu xanh và thịt lợn, giống bánh chưng truyền thống.
Gạo lứt là loại gạo còn nguyên lớp cám, giàu chất xơ, vitamin B1, B2, B6, B3 và các khoáng chất như: Magie, Fe, Kẽm… đem lại lợi ích đối với sức khỏe. Mỗi chiếc bánh chưng gạo lứt đen chỉ cung cấp khoảng 1.000-2.000 kcal, trong khi chiếc bánh chưng gạo nếp truyền thống trọng lượng tương tự chứa đến 3.000 kcal.
Làm bánh không kịp để bán
Theo chị Hương Liên, mỗi ngày bán khoảng 70 chiếc bánh. Vào ngày Rằm và mồng 1 âm lịch, số lượng bánh tăng gấp đôi, gấp ba. Thị trường rộng, khách hàng nhiều nên công việc rất bận rộn. Chị Liên phải huy động tất cả thành viên trong gia đình gác lại công việc, tập trung làm bánh để kịp giao cho khách. Đến nay, cơ sở đã nhận khoảng 1.500 bánh cho dịp Tết Tân Sửu 2021.
Bánh chưng gạo lứt đen có hàm lượng kcal thấp hơn bánh truyền thống nên không gây tăng cân.
Với bánh nhỏ trọng lượng 500g, chị Liên bán với giá 50.000 đồng. Bánh có trọng lượng 1kg có giá là 80.000 đồng. Tuy công việc phải thức khuya dậy sớm nhưng mang lại nguồn thu tốt. Chị Hương Liên đã phải chối vài đơn hàng bởi người làm ít, công việc quá tải, ảnh hưởng tới sức khỏe.
“Tình cờ thấy bài đăng bán bánh chưng gạo lứt đen của chị Hương Liên trên facebook, lại thấy gần nhà nên tôi đặt một chiếc ăn thử. Từ hôm ấy, tôi nghiện loại bánh này. Vỏ bánh màu đen bắt mắt, mềm dẻo, có vị thơm của gạo Điện Biên. Bánh chưng gạo lứt có vị nhạt hơn bánh truyền thống, nhiều người ăn không quen nhưng phù hợp với những người ăn kiêng giảm cân như tôi”, chị Diệu Thúy (40 tuổi, quận Bắc Từ Liêm, TP. HN) cho biết.
Nhiều người đặt loại bánh này để làm quà biếu Tết Tân Sửu.
Còn chị Mai Huyền, chủ bếp chuyên cung cấp thực phẩm sạch tại quận Long Biên chia sẻ: “Tết năm nay, bánh chưng gạo lứt đen được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, khách hàng chủ yếu là giới trẻ hiện đại, theo đuổi lối sống lành mạnh. Người trung niên ít mua bánh hơn bởi họ khó tiếp cận thông tin trên mạng xã hội”.
Với xu hướng năm nay, bánh chưng gạo lứt đen trở thành món ăn vừa lạ miệng vừa thân quen trong mỗi gia đình, góp thêm hương vị và màu sắc vào mâm cơm cúng gia tiên. Đây cũng là món quà ý nghĩa dành tặng cho người thân, bạn bè.
Những kiểu bánh chưng độc đáo ngày Tết
Bánh chưng là một trong những món ăn không thể thiếu ngày Tết. Tuy nhiên, bánh chưng không chỉ có một công thức truyền thống mà có thể được biến tấu với nhiều kiểu độc đáo.
Bánh chưng với nguyên liệu như gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ, được gói với lá dong là chiếc bánh truyền thống đã vô cùng quen thuộc. Ngày nay, không chỉ dừng lại ở đó, bánh chưng được sáng tạo với nhiều cách làm độc đáo và mới mẻ.
Bánh chưng gấc
Đây là loại bánh chưng độc đáo mà bạn có thể lựa chọn để thay đổi khẩu vị cũng như hình thức bánh cho ngày Tết. Giống như bánh chưng xanh truyền thống, bánh chưng gấc cũng được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, đậu xanh và thịt lợn. Tuy nhiên, điều khác biệt làm cho bánh có màu đỏ là gạo nếp được trộn với ruột gấc trước khi gói.
Bánh chưng gấc mang màu đỏ, khi ăn có vị ngọt, ngậy từ gấc kết hợp với đậu xanh mềm dẻo và vị thơm béo của thịt lợn. Đây là món ăn được yêu thích trong ngày Tết của nhiều gia đình.
Bánh chưng gấc có màu đỏ tượng trưng cho phú quý phát tài mang lại nhiều may mắn. Ảnh: Huyền Lê.
Bánh chưng đen
Bánh chưng đen là đặc sản mừng năm mới của người Tày ở huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn). Loại bánh này được gói theo hình trụ dài giống bánh tét miền Nam hay bánh gù của người Giáy. Màu đen trong bánh chưng được tạo nên từ tro của thân cây núc nác hoặc những cọng rơm nếp to.
Tất cả các nguyên liệu làm bánh từ lúa nếp, thảo quả cho đến thịt lợn, đỗ xanh... đều đặc biệt vì mang đậm phong vị vùng cao. Người Tày làm bánh chưng đen để thờ cúng ông bà, tổ tiên và mời khách đến chơi nhà vào ngày Tết.
Để hoàn thiện một chiếc bánh chưng đen, nhất thiết phải cần đến sự khéo léo, tinh tế. Ảnh: Hằng Nguyễn.
Bánh chưng gạo lứt
Xuất hiện từ vài năm trước nhưng phải đến dịp Tết năm nay, loại bánh chưng này mới thực sự phổ biến. Tùy thành phần nhân bánh, những người bán cho rằng chiếc bánh chưng gạo lứt chỉ cung cấp khoảng 1.000-2.100 kcal, trong khi chiếc bánh chưng xanh trọng lượng tương tự chứa đến 3.000 kcal. Nên loại bánh này được nhiều người theo chế độ eat clean lựa chọn trong dịp Tết.
Theo khảo sát, mỗi chiếc bánh này nặng trên dưới 1 kg hiện được bán với giá 90.000-110.000 đồng, tương đương với bánh chưng xanh truyền thống.
Nguyên liệu làm bánh chủ yếu là thực phẩm hữu cơ để phù hợp với chế độ ăn kiêng của khách hàng. Ảnh: Lê Trang Anh. Bánh chưng ngũ sắc
Giống như bánh chưng truyền thống, bánh chưng ngũ sắc cũng được làm từ những nguyên liệu quen thuộc như gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, lá dong... Tuy nhiên, phần gạo nếp thay vì để màu nguyên bản sẽ được nhuộm bởi những nguyên liệu tự nhiên như màu đỏ của gấc, màu xanh của lá riềng xay, màu vàng từ nghệ tươi, màu tím từ nếp cẩm.
5 màu sắc này tượng trưng cho ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Không chỉ có hình thức đẹp, chiếc bánh chưng ngũ sắc còn có 5 mùi vị khác nhau, khi ăn không bị ngấy hay nhàm chán.
Do sự cầu kỳ trong khâu chế biến nên bánh chưng ngũ sắc có giá thành cao hơn so với loại truyền thống. Ảnh: Nguyễn Chang.
5 loại bánh chưng độc đáo hút khách dịp Tết Ngoài bánh chưng xanh truyền thống, trên thị trường còn xuất hiện nhiều loại bánh chưng được biến tấu vô cùng độc đáo được người tiêu dùng tất bật đặt mua. Được quảng cáo "ăn không lo béo", bánh chưng gạo lứt đang được nhiều chị em Hà thành đặt mua về ăn Tết Tân Sửu 2021. Ảnh: Facebook. Bánh chưng gạo lứt...