Chị em dâu ‘nội chiến’ kịch liệt chỉ vì bệnh đau mắt đỏ
Con thì đau mắt đỏ mắt sưng húp, mẹ thì cúm sụt sịt nhưng vẫn vô tư tiếp xúc với mọi người. Quả thật mình chỉ muốn tung hê tất cả sự tức giận vào mặt bà chị dâu vô duyên của mình.
Xin chào chuyên gia! Hiện tại mình đang có khúc mắc với chị dâu mà không biết giải quyết sao, mong chuyên gia giúp đỡ.
Nhà chồng mình chỉ có hai anh em trai và cả hai lấy vợ trong cùng một năm, là mình và chị dâu. Từ lần đầu tiếp xúc mình đã cảm thấy không cảm tình với chị ấy vì chị khá khéo miệng và giả tạo.
Người ta nói chị em dâu như bầu nước lã quả không sai. Ảnh minh họa
Tuy mình ở riêng nhưng do hai nhà gần nhau nên chị ấy thường xuyên sang chơi và cứ mỗi lần tới là kiểu gì nhà mình cũng mất vài thứ. Từ sữa chua, bánh kẹo cho tới đồ chơi của các bé nhà mình chị cũng vơ về cho con của chị.
Gần đây nhất bắt gặp chị ý đang mở tủ lấy sữa chua, vừa thấy mình mặt chị hoảng hốt nhưng vẫn kịp thanh minh là “mẹ bảo chị sang lấy sữa cho thằng Bin, nó cứ đòi phải ăn sữa chua nhà thím”.
Ngoài biệt tài khôn lỏi thì những lúc cần giả ngây ngô chị dâu mình cũng diễn rất đạt. Cứ lúc nhà chồng có việc cần nấu nướng là bà ấy lại tỏ ra mình là người nơi khác đến làm dâu nên không biết cách nấu. Mẹ chồng mình thì hiền, thấy thế lại bảo “Thôi Bình làm luôn cho chị đi con”. Thế nên lần nào việc cũng đắp lên đầu mình còn bà ấy chỉ có việc lăng xăng khen món này ngon, chê món kia mặn.
Trước mặt thì giả lả ngon ngọt nhưng đằng sau lại toàn đi khích đểu chồng mình. Nhiều lần thấy chồng mình kể là hôm nay chị dâu bảo vợ nấu ăn vụng, chị bảo vợ trông con làm con ngã… cái gì cũng mách lẻo để mong vợ chồng mình cãi nhau.
Video đang HOT
Mọi thứ mình vẫn nhịn được nếu không có chuyện con mình bị lấy đau mắt đỏ nguyên nhân là do sự vô ý thức của chị ấy. Chả là trưa hôm qua bố mẹ mình có mời gia đình ông bà thông gia đi ăn hàng, trong khi bản thân chị ấy bị cúm sụt sịt, con thì đau mắt đỏ lẽ ra phải biết tự giác ở nhà để tránh lây cho mọi người. Đằng này chị vẫn vô tư dắt con tới ăn, thậm chí còn cắm đầu vào ăn chẳng để ý gì tới đứa con bị đau mắt.
Hậu quả là sáng nay ngủ dậy, bé con nhà mình đã bị lây bệnh đau mắt của con nhà chị. Mình thì đang bầu bí cũng chẳng biết có bị lây cúm hay không. Càng thương và lo cho con thì mình càng bực điên người với chị ấy. Mình định gọi điện để nói thẳng vào mặt chị cho bõ tức nhưng liệu làm như thế có ổn không? Hoặc có cách nào để chị dâu mình sống biết điều hơn, chứ cứ thế này mình không thể chịu đựng được. Xin chuyên gia tư vấn giúp mình!
An Bình (Sơn Tây, Hà Nội)
Chào bạn! Người xưa vẫn có câu “chị em dâu như bầu nước lã”, phần nào nói lên mối quan hệ vốn nhiều mâu thuẫn giữa chị em cùng làm dâu trong một nhà.
Chị em dâu thường bất hòa do nhiều nguyên nhân như sự khác biệt về địa vị xã hội, lợi ích kinh tế, giáo dục con cái, phân công công việc trong gia đình… Trước hết, chị em dâu không có quan hệ máu mủ (trừ trường hợp chị em ruột lấy anh em ruột), chỉ khách quan tình cờ mà sống bên cạnh nhau.
Về mặt quản lý gia đình, mỗi người có cách riêng của mình; về mặt tài chính, mỗi người có ngân quỹ riêng. Vì cuộc sống ra riêng trong tương lai nên mỗi người đều cố gắng “xây dựng lực lượng” riêng, ít nghĩ đến gia đình lớn mà chỉ chăm lo vun vén cho gia đình nhỏ của mình, khiến trong nhà xuất hiện khuynh hướng “ly tâm”. Ngay cả khi sống riêng thì mối quan hệ giữa chị em dâu cũng ít khi tốt đẹp, hoàn hảo.
Trong gia đình, anh em ruột hòa thuận thì không khí trong nhà luôn vui vẻ, nhưng nếu mối quan hệ giữa chị em dâu không tốt thì khó tránh khỏi những chuyện khó xử, có khi trở thành những hệ lụy nặng nề. Vì vậy, việc giải quyết tốt mối quan hệ chị em dâu vẫn là điều cần thiết.
Trường hợp của bạn thì ngay từ đầu đã thấy bạn có thành kiến không hay với chị dâu của mình nên việc đầu tiên bạn cần phải làm là bỏ đi thành kiến đó, nếu muốn xây dựng mối quan hệ chị em dâu tốt đẹp hơn. Để chị em dâu hài hòa tình cảm, hạn chế xung đột khi sống chung thì chính bạn phải chủ động làm bạn, chia sẻ với nhau, xây dựng mối quan hệ thân thiết mà không cần sự can thiệp của chồng hay gia đình chồng.
Những khuyết điểm của chị dâu bạn kể ra, theo chúng tôi nó chưa phải những điều quá to tát và hoàn toàn có thể khắc phục được. Trước mỗi hành động của chị dâu mà bạn cho là không hợp lý hay quá đáng, bạn nên thẳng thẳng góp ý nhẹ nhàng để chị em hiểu nhau hơn chứ không nên nhẫn nhịn để bụng. Bởi đến lúc nào đó chính bản thân bạn sẽ không thể chịu được và tình cảm chị em dâu sẽ ngày càng sứt mẻ.
Bạn nên suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, ví dụ như chị dâu phải sống cùng bố mẹ chồng, làm thay phần việc của mình, như thế sẽ bớt đi hiềm khích, hậm hực với chị dâu trong lòng. Hơn nữa cùng cảnh đi làm dâu với nhau, thay vì đối đầu thù ghét thì bạn nên biến mối quan hệ chị em dâu thành thân thiết, cùng nhau chia sẻ tâm sự mọi chuyện. Chỉ có những người cùng cảnh mới dễ hiểu, đồng cảm và chia sẻ với nhau.
Nên nhớ rằng sự tinh tế của bạn có thể làm nguội cơn nóng giận, tránh làm cả gia đình căng thẳng chỉ vì chuyện của hai người. Nếu làm um mọi chuyện, không ai khác mà chính bạn sẽ mất điểm trong mắt nhà chồng.
Theo Tienphong
Bố mẹ can thiệp quá nhiều vào việc nuôi dạy con của tôi
Khi tôi muốn dạy con hoặc thể hiện vai trò làm mẹ mà ông bà không đồng ý, ông bà thường phớt lờ ý kiến của tôi.
ảnh minh họa
Tôi là đã ly hôn chồng và có hai cô con gái. Tôi không nhận được sự giúp đỡ (cả về tinh thần và vật chất) từ chồng cũ. Tôi làm việc cả tuần và việc chăm sóc con đành nhờ cả vào bố mẹ đẻ. Ông bà chăm sóc bọn trẻ vô điều kiện và từ chối mọi khoản đóng góp của tôi. Họ yêu chúng rất nhiều.
Vấn đề là ở chỗ khi tôi muốn dạy dỗ con hoặc thể hiện vai trò làm mẹ hay khi tôi đề ra những quy tắc hoặc kỷ luật mà ông bà không đồng ý, ông bà thường phớt lờ ý kiến của tôi, thậm chí ngay cả khi tôi có mặt. Không những thế ông bà còn chỉ trích tôi nuôi dạy con sai cách ngay trước mặt bọn trẻ.
Tôi không thể nói chuyện với bố mẹ về vấn đề này. Mẹ thường sẽ có phản ứng giận dữ như một đứa trẻ. Còn bố thì dường như không muốn nghe bất cứ lý do nào. Tôi không muốn vì thế mà xa lánh bố mẹ tôi. Tôi muốn ba mẹ con tôi tiếp tục nhận được sự quan tâm chăm sóc từ ông bà nhưng tôi sợ rằng những bất đồng về quan điểm này sẽ để lại những hậu quả lâu dài. Xin hãy cho tôi lời khuyên (Nancy)
Trả lời:
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì cũng thật là khó khăn khi chúng ta phải sống phụ thuộc vào ai đó. Sự phụ thuộc của bạn vào bố mẹ không chỉ về tinh thần mà ở khía cạnh nào đó còn cả về vật chất.
Điều đầu tiên dễ nhận thấy là mặc dù nhận sự chăm sóc "miễn phí" nhưng không có nghĩa bạn phải từ bỏ quyền làm mẹ. Bố mẹ bạn yêu thương và muốn chăm sóc các cháu là điều đáng quý nhưng cách quan tâm của họ lại gây tổn thương cho bạn và cả các con bạn khi chúng phải chứng kiến ông bà mắng mẹ. Điều này không chỉ khiến bạn "mất uy" trước các con mà còn tạo ra bầu không khí nặng nề làm tổn thương trẻ cả trước mắt và lâu dài.
Bạn cần biết bạn mới là người quyết định việc nuôi dạy con cái chứ không phải ông bà. Vì vậy, những gì bạn cần làm là đặt ra những giới hạn với bố mẹ và kiên quyết thực hiện. Tôi không thể nói chính xác hậu quả của những việc này là gì nhưng rõ ràng bố mẹ bạn đã nhìn thấy sự phụ thuộc của bạn và đang dựa vào đó để "uy hiếp" bạn một cách vô tình hay cố ý.
Đừng cố gắng nói chuyện với bố mẹ khi bạn đang nóng giận. Hãy chờ cho đến khi bạn bình tĩnh lại. Hãy yêu thương và rộng lượng nhất có thể để họ biết rằng bạn yêu họ. Nhưng cũng cần làm rõ việc họ chăm sóc cháu không có nghĩa là họ được phép làm tổn thương bạn.
Tất nhiên, họ có quyền góp ý về cách chăm sóc con cái của bạn (bạn cũng nên mở lòng với những gì họ nói nếu như điều đó xuất phát từ tình yêu thương) nhưng hãy đề nghị họ không nói trước mặt bọn trẻ.
Ngoài ra, trước khi bạn nói chuyện với bố mẹ, hãy xem xét những nguồn lực khác bạn có. Một câu hỏi đặt ra là tại sao chồng cũ của bạn không có động thái gì? Sự vắng mặt hoàn toàn của anh ta trong vai trò người bố có thể là vấn đề lớn. Trừ trường hợp anh ta bị giam giữ, nghiện ngập hoặc gặp phải rắc rối nào đó, nếu không anh ta cần phải giúp bạn, không vì bạn thì cũng phải vì bọn trẻ. Ngoài bố bọn trẻ, bạn có những người bạn khác hoặc những người họ hàng có thể giúp đỡ không? Hoặc nhờ tới người giữ trẻ?
Tôi nhấn mạnh những lựa chọn này vì tôi cảm nhận được rằng vấn đề chủ yếu của bạn là cảm giác bị phụ thuộc vào bố mẹ. Điều này có thể là thật nếu lựa chọn duy nhất của bạn là họ. Nhưng bạn có thể cân nhắc và đừng ngại đề nghị sự giúp đỡ từ người khác ngoài bố mẹ.
Bạn xứng đáng được yêu thương và tôn trọng nhất là khi bạn là một người mẹ đơn thân phải vật lộn để kiếm sống. Hãy làm tất cả những gì bạn có thể và rộng lượng với bản thân về những gì bạn không thể làm. (chuyên gia Steve)
Theo VNE
Chồng công khai chăm sóc người yêu cũ bị bệnh Chồng em ban đầu đã hứa quay về nhưng rồi từ lúc biết cô người yêu cũ bị bệnh thì lại công khai hơn và tuyên bố không thể bỏ rơi cô ta lúc này. Hỏi: Chào chị Tâm An! Em đã khóc rất nhiều khi viết những dòng này cho chị, em thật sự bất lực và bế tắc trong cuộchôn nhân...