Chị em dâu hỗn chiến vì nhà vệ sinh
Từng là bạn bè thân thiết rồi thành chị em dâu, vì va chạm trong đời sống hàng ngày giữa họ đã xảy ra hỗn chiến. Kết cục, người nhan sắc bị huỷ hoại, kẻ vào tù…
Nguyễn Bạch Tuyết (27 tuổi, ở huyện Củ Chi, TP HCM) làm công nhân may. Tại đây, Tuyết thân thiết với Loan vì cùng công ty, thường xuyên vào nhà chơi.
Sau một thời gian, Tuyết và em chồng Loan nên nghĩa vợ chồng. Nhưng từ ngày nhà có dâu mới thì cuộc sống nhà chồng Tuyết bắt đầu có những dấu hiệu bất thường. Gia đình kinh tế khó khăn, ở san sát nhau và 12 người phải dùng chung một chiếc toilet.
Tuyết mất tất cả vì mâu thuẫn từ chuyện chiếc toilet.
Người đông nên việc dùng nhà vệ sinh luôn luôn bị “ách tắc”. Những người trong gia đình thường có những khúc mắc mà “bằng mặt không bằng lòng”, nhất là vợ chồng Tuyết và Loan. Tối 21/8/2011, hai vợ chồng Tuyết và Loan đưa những mâu thuẫn trước kia ra “tranh luận”. Vụ việc tưởng dừng lại khi được các anh chị em trong nhà can ngăn.
Đến sáng hôm sau, trong khi đi làm giữa hai người phụ nữ nảy sinh cãi vã, đánh nhau. Trong lúc hai bên đôi co, sẵn con dao lam cắt chỉ trong túi áo, Tuyết lấy ra rạch mặt Loan, gây thương tích 15%.
Tuyết bị đưa ra xét xử về hành vi cố ý gây thương tích. Cô trải lòng, những gì nêu trong cáo trạng chỉ là “một phần của tảng băng”. Tuyết kể, cô lập gia đình đã 4 năm nhưng không có một mụn con để làm vui cửa vui nhà. Chồng cô không có công việc ổn định lại thường xuyên cờ bạc, rượu chè.
“Có những lúc tôi không đưa tiền, Hưng lén lút lấy tiền đi đánh bạc. Thắng thì kêu bạn bè đi nhậu, thua thì về nhà mang vợ ra cằn nhằn”, Tuyết tâm sự. Lương công nhân ba cọc ba đồng nhưng lại phải lo cho mấy miệng ăn trong nhà và người cha chồng đang bệnh.
Hôm xảy ra sự việc, Tuyết đang đi vệ sinh thì Loan tìm cách gây chuyện. Lấy cớ, Tuyết sử dụng nhà vệ sinh lâu, Loan xộc vào nắm tóc và xé rách quần em dâu. Xấu hổ với những người xung quanh, Tuyết đánh trả chị dâu.
Sau chuyện gây thương tích, Loan dèm pha rằng Tuyết là người độc ác, là “ sao chổi” trong gia đình nên phải đuổi ra khỏi nhà. Mặc cho Tuyết giải thích, cô vẫn bị gia đình chồng hắt hủi và đuổi đi. Tuyết dọn đồ ra ngoài thuê phòng ở. Cũng từ đó, chồng cô cắt đứt mọi liên lạc.
Tuyết bị TAND huyện Củ Chi tuyên phạt 1 năm 6 tháng tù và phải bồi thường cho bị hại hơn 4 triệu đồng. Sau đó, Loan kháng cáo buộc Tuyết phải bồi thường thêm 20 triệu đồng về tiền phẫu thuật thẩm mỹ. Kháng cáo của bị hại được cấp phúc thẩm chấp nhận, Tuyết phải bồi thường thêm 20 triệu đồng.
Tuyết chia sẻ: “Rồi đây, tôi sẽ phải đối mặt với 4 bức tường của trại giam và phải chịu sự miệt thị của xã hội, mình là kẻ độc ác. Đắng cay hơn, ba mẹ dưới quê không biết chuyện và cứ nghĩ tôi đang hạnh phúc bên nhà chồng”.
Video đang HOT
Theo VNE
Kinh tế khó khăn, nạn cướp giật càng phức tạp
Vấn đề ngăn ngừa, phòng chống tội phạm cướp giật đường phố sẽ được đưa ra thảo luận kỹ tại kỳ họp thứ 7 HĐND TPHCM (khóa VIII) diễn ra từ ngày 4 đến 7/12 tới. Ông Trương Lâm Danh (Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND TPHCM) khẳng định, chiều 27/11.
Sẽ chất vấn cơ quan chức năng
Ông Trương Lâm Danh nói: Thực tế qua giám sát các cơ quan công an, tòa án, viện KSND, Ban Pháp chế đã lưu ý tình hình tội phạm cướp giật trên đường phố cũng như trộm cắp trong thời gian vừa qua có chiều hướng xấu đi nên đã yêu cầu Công an TPHCM tăng cường tuần tra, chỉ đạo công an phường, xã, thị trấn phối hợp dân phòng tuần tra ngày đêm, tập trung xóa các tụ điểm thường xảy ra trộm cắp, cướp giật truy lùng các đối tượng bỏ trốn... Kỳ họp này sẽ dành một ngày để các đại biểu chất vấn. Tuy nhiên, lãnh đạo sở nào trả lời chất vấn thì còn thảo luận. Đến thứ sáu này mới có quyết định.
Chưa bao giờ, người dân cảm thấy bất an như lúc này. Kẻ cướp ngày càng táo tợn, liều lĩnh hơn. Vì sao lại có tình trạng này?
Do kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN vừa và nhỏ có dấu hiệu giải thể, ngưng sản xuất, sa thải một bộ phận không nhỏ công nhân, người lao động. Tình hình thiên tai bão lũ ở một số địa phương dẫn đến việc di dân ồ ạt vào TPHCM.
Công ăn việc làm giải quyết căn cơ đời sống. Càng khó khăn thì tình hình trộm cắp, cướp giật càng diễn biến phức tạp.
Một nguyên nhân khác là các sản phẩm văn hóa không lành mạnh như phim ảnh, trò chơi điện tử, đặc biệt là game online bạo lực... Các đối tượng phạm tội đa phần đều còn rất trẻ, muốn có tiền ăn chơi nên vô hình trung tạo thành các băng nhóm trộm cắp, cướp giật.
Vụ chém cô gái cướp xe máy SH trên đường dẫn cầu Phú Mỹ (quận 2), đối tượng sinh năm 1993 cầm đầu một nhóm có tiền án tiền sự gây án.
Nhất định sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu cơ quan công an đẩy mạnh truy bắt các đối tượng phạm tội còn bỏ trốn.
Bên cạnh những chính sách an sinh xã hội, dư luận cho rằng rất cần những "hiệp sỹ đường phố" để góp phần giữ bình yên trên những tuyến đường
Thưa ông, có dư luận cho rằng gần đây, việc nhập cư vào TPHCM dễ dàng và công tác quản lý người nhập cư chưa tốt, việc đưa về cộng đồng hàng chục nghìn người đang cai nghiện ma túy... đã làm cho tình hình phức tạp hơn?
Người nhập cư từ các tỉnh đổ về thành phố làm làm ăn sinh sống góp phần làm tăng trưởng GDP (tổng sản phẩm quốc nội). Tuy nhiên, nó cũng có những mặt trái, chẳng hạn ở quê không có công ăn việc làm, đến TPHCM cũng bị thất nghiệp thì sẽ dẫn đến nguy cơ gia tăng tội phạm.
Vấn đề người cai nghiệp tái hòa nhập công động, theo tôi cũng là nguyên nhân nếu công tác quản lý người cai nghiệp tái hòa nhập không tốt. Tuy nhiên, để kết luận chính xác thì cần nghiên cứu như người cai nghiệp, người chấp hành án tù được tha tù trước thời hạn...chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong số tội phạm gây án.
Người cai nghiện sau khi tái hòa nhập cộng động, cơ quan chức năng đã bàn giao và chính quyền địa phương, công an khu vực, các tổ chức đoàn thể theo dõi, quản lý.
Công tác này vừa qua TPHCM đã làm tốt. Vấn đề cốt lõi hiện nay là phải tạo ra nhiều công ăn việc làm. Người bình thường kiếm việc đã khó. Người sau cai nghiện càng khó hơn. Làm một nồi xôi, gánh bắp đi bán đâu có dễ. Không mang về ăn cũng đối mặt với nguy cơ bị xử lý vì lấn chiếm lòng lề đường.
Bần cùng sinh đạo tặc?
Nhưng cũng không thể vin vào lý do không có việc làm mới đi ăn cướp?
Đúng vậy, một vấn đề quan trọng nữa là việc giáo dục thế hệ trẻ trong gia đình, nhà trường, xã hội, việc chọn lọc, định hướng cho các em trong tiếp cận các sản phẩm game online, phim ảnh.
Cứ mở ti vi ra thì thấy phim đều có nội dung na ná. Đó là nhiều cảnh bạo lực, chém giết, yêu dở dang, thù hận.
Người lớn từng trải có "kháng thể", khi thất nghiệp ở TPHCM có thể xuống Bình Dương, Bình Phước, hay bất cứ đâu để kiếm việc làm.
Còn các em mới lớn, thiếu sự quan tâm của gia đình, nhà trường, học hành không đến nơi đến chốn, vốn sống mỏng thì sao? Buồn chán không có việc làm, không chịu làm nghề bốc vác, bưng bê nên dễ sa ngã.
Chưa đủ cơ sở vững chắc đã vội "góp gạo thổi cơm chung", tiến tới hôn nhân. Thời buổi khó khăn, lương vợ chồng công nhân đã không đủ sống, huống chi một hoặc cả 2 vợ chồng, cả gia đình thất nghiệp, cuộc sống bị đẩy đến đường cùng.
Để trị căn bệnh này, phải chăng phải làm từ gốc, tức là các địa phương phải chăm lo cho người dân để họ đừng rời bỏ quê hương?
Đúng vậy. TPHCM chưa hẳn đã là "đất lành" nhưng vì không còn chọn lựa nên người dân các tỉnh khác buộc phải đến.
Các địa phương cần phải tạo công ăn việc làm cho người dân, phải giải quyết tốt vấn đề an sinh cho người dân và phải có cơ chế chung, thống nhất trong giải quyết vấn đề nhập cư.
Người nhập cư không có việc làm, địa phương đó phải có trách nhiệm, không thể đẩy hết cho TPHCM.
Ngưỡng mộ các hiệp sỹ, nhưng...
Nhiều vụ việc xảy ra, nạn nhân bị bỏ mặc vì người đi đường sợ rước vạ vào thân. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần nhiều hơn nữa những hiệp sỹ đường phố. Nguyễn Văn Minh Tiến từng đề xuất thành lập Câu lạc bộ phòng chống tội phạm như Bình Dương nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Quan điểm của ông như thế nào?
Tôi rất ngưỡng mộ các hiệp sỹ đường phố cứu giúp người hoạn nạn. Các anh đã góp phần gìn giữ bình yên cho thành phố.
Hành động trượng nghĩa của các hiệp sỹ rất cần được động viên, khen thưởng kịp thời, xứng đáng và có chế độ, chính sách hỗ trợ để nhân rộng thành phong trào toàn dân tham gia bảo vệ ANTT.
Tuy nhiên, mô hình câu lạc bộ phòng chống tội phạm hiện nay còn quá mới. Nhiều vấn đề chưa được pháp luật quy định nên tôi cho rằng cần có thời gian nghiên cứu thêm...
Cảm ơn ông.
Hơn 100 hiệp sỹ đường phố sẵn sàng bắt cướp
Chiều 27/11, "Hiệp sỹ đường phố" Nguyễn Văn Minh Tiến cho biết, nhóm hiệp sỹ tại TPHCM đang theo dõi 4 đối tượng đi xe máy thường đeo bám theo những người đi xe SH (đặc biệt là phụ nữ). Sự táo tợn, dã man của của nhóm tội phạm đã chém chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy trên đường dẫn cầu Phú Mỹ đã khiến các hiệp sỹ hết sức căm giận.
"Tôi đã tham gia bắt hàng trăm tên cướp. Hầu như vụ nào cũng được người đi đường hỗ trợ. Trong vụ chị Thúy, tôi cho rằng nhiều người đi đường yếu thế, sợ bọn cướp trả thù, liên lụy đến gia đình, vợ con nên không dám can thiệp thôi chứ họ không vô cảm đâu. Từ năm 2009 đến nay, tôi đã đào tạo trên 100 anh em có trình độ võ thuật, nghiệp vụ săn bắt cướp. Hiện nay, nhóm chúng tôi có gần 10 anh em hàng ngày chia nhau tuần tra tại một số địa bàn nóng, sẳn sàng truy bắt tội phạm" - anh Tiến nói.
Phạm Lê Thư
Theo 24h
Đập phá ôtô để tranh giành khách Đoàn Mạnh Ứng, SN 1989, trú tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, phụ xe khách mang biển số 29B - 029.75, vừa bị Cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội bắt khẩn cấp về hành vi hủy hoại tài sản. Ứng vì muốn tranh giành khách với các xe ôtô vận tải hành khách khác lưu thông trên tuyến đường Hà Nội...