Chị em cảnh giác với nguy cơ dính buồng tử cung
Phụ nữ sau khi sinh con, sẩy thai hay nạo phá thai thường có nguy cơ dính buồng tử cung thường cao hơn những phụ nữ khác.
Hiện nay, rất nhiều phụ nữ trẻ bị dính buồng tử cung, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, mang thai.
Phá thai không an toàn gây tổn thương tử cung
Do lối sống tình dục thoáng nên nhiều phụ nữ trẻ đã mang thai ngoài ý muốn. Nhưng điều đáng nói là họ không ngần ngại đến các cơ sở không đảm bảo để “giải quyết” thai và rồi phải nhận hậu quả nặng nề về sau này.
Lấy chồng đã hơn 2 năm mà vẫn chưa có tin vui cho dù vợ chồng không kế hoạch, chị Hồng Ngân ở Thanh Hóa sốt ruột đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Chị vô cùng ngạc nhiên khi bác sĩ kết luận chị bị dính 2/3 buồng tử cung nên khó mang thai. Đến lúc này chị mới nói thật với bác sĩ chuyện 3 năm trước, khi còn là sinh viên năm thứ 3 chị Hồng Ngân đã không ngần ngại “góp gạo thổi cơm chung” với người yêu, giờ là chồng chị.
Do chưa có đủ kiến thức quan hệ tình dục an toàn, chu kỳ kinh nguyệt lại thất thường nên mang bầu hơn 3 tháng Ngân mới biết mình mang bầu. Suy đi, tính lại cả hai quyết định đến một phòng khám ngoại thành phá thai và rất yên tâm vì không thấy vấn đề gì sảy ra sau đó.
Viêm nhiễm kéo dài, tái đi phát lại
Phụ nữ sau khi sinh hoặc bị sẩy thai cũng là đối tượng dễ bị dính buồng tử cung do vệ sinh không đúng cách gây viêm nhiễm kéo dài.
Sắp đến ngày lâm bồn, chị Thanh về quê chồng ở Hà Tĩnh sinh nở theo yêu cầu gia đình chồng để tiện ông bà chăm sóc cháu đích tôn của dòng họ. Tuy nhiên, vì ở quê còn giữ nhiều tục truyền thống nên sau khi sinh bố mẹ chồng bắt con dâu cữ rất kỹ, kể cả vệ sinh cá nhân cũng không được thoải mái.
Video đang HOT
Chính vì thế, chị hay có cảm giác khó chịu, ngứa vùng kín. Con nhỏ, chị chưa thể đi khám được nên phải áp dụng biện pháp của mẹ chồng là dùng nước lá trầu không đun với muối để vệ sinh và trị viêm nhiễm, nấm ngứa. Điều trị theo cách này, chị đỡ ngứa được một vài hôm nhưng sau đó thỉnh thoảng lại bị tái phát.
Hết thời gian ở cữ chị đi làm lại, vừa bận công việc vừa con nhỏ, thường xuyên tái phát viêm nhiễm nhưng chị vẫn không đi khám, điều trị viêm nhiễm triệt để. Khi con trai đầu đã vào mẫu giáo, vợ chồng chị muốn sinh con thứ 2 nhưng chỉ được hơn 1 tháng sau chị đã bị sẩy thai. Để chắc chắn sức khỏe sinh sản không có vấn đề, chị đến bệnh viện khám tổng thể, bác sĩ phát hiện lòng tử cung của chị bị dính , có thể thụ thai tự nhiên nhưng khó giữ được thai.
Phụ nữ sau khi sinh con, sẩy thai hay nạo phá thai thường có nguy cơ dính buồng tử cung thường cao hơn những phụ nữ khác. Ảnh minh họa
Dính buồng tử cung dưới sự đánh giá của chuyên gia sản khoa
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trưởng phòng khám sản phụ khoa, Trung tâm y tế lao động Thái Hà cho biết: Phá thai không an toàn được coi là nguy cơ hàng đầu khiến phụ nữ trẻ tuổi bị dính buồng tử cung. Dính buồng tử cung là một tai biến sản khoa thường gặp sau nạo hút thai. Tuy nhiên, biến chứng sản khoa không xảy ra tức thì sau khi nạo phá thai mà mà diễn tiến từ từ.
Do việc nạo thai tác động trực tiếp vào buồng tử cung làm tổn thương niêm mạc, nạo thai càng sâu làm lớp đáy nội mạc tử cung càng mòn, mất khả năng tái tạo nội mạc tử cung thì hai mặt trước và sau của tử cung sẽ dính vào nhau. Tùy thuộc mức độ tổn thương mà lòng tử cung có thể dính hoàn toàn hoặc một phần.
Nguy hiểm là dính buồng tử cung không có biểu hiện rõ ràng ngoài kinh nguyệt ít hoặc vô kinh, chị em thường nhầm tưởng rối loạn kinh nguyệt.
Theo phân tích của bác sĩ Dung thì khi buồng tử cung bị dính toàn phần sẽ làm cho tinh trùng không có đường đi lên vòi tử cung để thụ thai với trứng. Nếu tử cung bị dính một phần tinh trùng có thể lên thụ tinh với trứng nhưng phôi thai không thể vào tử cung làm tổ sẽ dẫn đến xảy thai hoặc chửa ngoài tử cung.
Buồng tử cung bị dính có thể được điều trị bằng phẫu thuật, tách phần bị dính để tái tạo buồng tử cung. Sau khi tách, bác sĩ chuyên khoa đặt vào buồng tử cung một vật ngăn cách để không cho hai mặt tử cung áp vào nhau, gây dính trở lại. Niêm mạc tử cung từ những nơi không dính sẽ lan ra, phủ kín mặt trong tử cung. Kết quả điều trị phụ thuộc vào diện tích tử cung bị dính, diện tích này càng nhỏ thì việc điều trị càng có kết quả. Trường hợp buồng tử cung bị dính toàn phần không thể thực hiện bóc tách sẽ dấn đến vô sinh thứ phát.
Để giảm thiểu nguy cơ dính tử cung, Bác sĩ Dung khuyến cáo: phụ nữ nên hạn chế việc nạo phá thai hoặc nên tới các cơ sở y tế an toàn để thực hiện thủ thuật này. Chú ý vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày tránh viêm nhiễm. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường cần tới ngay cơ sơ y tế để thăm khám, tránh để bệnh nặng có thể gây viêm nhiễm lên tử cung. Nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần.
Theo VNE
Đau bụng kinh, lạc nội mạc tử cung và nguyên nhân vô sinh
Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân gây ra 40% tỉ lệ vô sinh nữ vì nó có thể làm tổn thương, gây lệch vị trí buồng trứng, dính, tắc ống dẫn trứng.
Thưa bác sĩ năm nay tôi 30 tuổi, đã lập gia đình được 4 năm nhưng chưa có em bé. Ngày con gái khi "đến tháng", tôi không có hiện tượng gì nhưng từ sau khi lập gia đình, tôi lại thường xuyên bị đau bụng trong những ngày đầu có kinh nguyệt, thậm chí đau rất dữ dội. Trong thời gian đau bụng, tôi thường dùng thuốc giảm đau.
Gần đây, tôi đi khám thì được bác sĩ kết luận là bị lạc nội mạc tử cung. Xin hỏi bác sĩ, tôi dùng thuốc giảm đau kéo dài như vậy có ảnh hưởng gì đến việc sinh em bé hay không? Tại sao tôi lại bị lạc nội mạc tử cung và có cách nào chữa khỏi không? Tôi xin cảm ơn bác sĩ (Hoàng Hà).
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Hoàng Hà thân mến,
Trước hết, phải nói với bạn rằng, dùng thuốc giảm đau không gây nhiều ảnh hưởng đến việc sinh em bé vì các loại thuốc giảm đau thường nhanh chóng được đào thải khỏi cơ thể sau vài giờ. Tuy nhiên, thuốc giảm đau không phải là loại thuốc được khuyến khích sử dụng về lâu dài vì nó có thể ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan khác, đặc biệt là gan, thận, đường tiêu hóa.
Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân gây ra 40% tỉ lệ vô sinh nữ. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, lạc nội mạc tử cung lại là vấn đề đáng lo ngại hơn và có thể là nguyên nhân khiến bạn khó thụ thai. Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân gây ra 40% tỉ lệ vô sinh nữ vì nó có thể làm tổn thương, gây lệch vị trí buồng trứng, dính, tắc ống dẫn trứng. Không những vậy, việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn và tỷ lệ tái phát cao.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng lạc nội mạc tử cung là do hiện tượng hành kinh ngược chiều- trào ngược kinh nguyệt. Bình thường, kinh nguyệt được thoát ra ngoài cơ thể nhưng ở bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung, một phần kinh nguyệt có lẫn tế bào nội mạc tử cung bị trào ngược qua vòi tử cung sang ổ bụng, sau đó sẽ bám vào các cơ quan và tiếp tục phát triển tạo nên các ổ lạc nội mạc tử cung.
Khi bị lạc nội mạc tử cung, nhiều người có thể gặp những triệu chứng như đau bụng dữ dội trước và trong những ngày có kinh, đau khi quan hệ tình dục, có thể kèm theo rối loạn kinh nguyệt, người mệt mỏi...
Cho đến nay, việc điều trị lạc nội mạc tử cung chủ yếu là dùng các thuốc nội tiết, thuốc giảm đau, thuốc tránh thai hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, đây là bệnh rất dễ tái phát và các loại thuốc điều trị có thể gây ra một số tác dụng phụ như: loãng xương, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục...Vì vậy, bạn cần điều trị theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Sau 4 năm chưa có em bé, tốt nhất bạn nên đi khám ở các bệnh viện chuyên sản khoa. Nếu bạn đã đi khám rồi thì nên kiên trì tuân thủ hướng dẫn và phác đồ điều trị của các bác sĩ trực tiếp chữa trị cho vợ chồng bạn để nhanh có tin vui.
Sau khi có con, trong thời kì thai nghén và nuôi con, tình trạng đau bụng kinh của bạn sẽ có thể giảm đi đáng kể.
Chúc bạn vui, khỏe và sớm có tin vui!
Theo VNE
U xơ tử cung nên mổ hay điều trị bằng thuốc Tôi 46 tuổi, tháng 10 năm ngoái kinh nguyệt kéo dài, đi khám Bệnh viện Từ Dũ kết luận bị u xơ tử cung 5 mm. Bác sĩ cho uống thuốc 1 tháng, cứ 3 tháng tái khám một lần. Sai 3 lần tái khám, kết quả siêu u phát triển 7 mm. Bác sĩ hội chẩn cho mổ nội soi. Tôi hoang...