Chị em cần cảnh giác cơn đau bụng bệnh lý
Các cơn đau vùng bụng dưới thường gây ra cảm giác rất khó chịu cho chị em.
Có những cơn đau là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Chị em cần có kiến thức để nhận biết và phòng ngừa.
Cơn đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
Đau trước khi hành kinh: là một dấu hiệu ‘hội chứng tiền kinh nguyệt’. Đau kèm với căng tức vú, đôi khi nhức nửa đầu, tính tình nóng nảy hơn, tăng cân nhẹ, cảm giác bụng to ra và như có khối gì nén xuống… Nguyên nhân của hội chứng này là sau khi trứng rụng, có sự giảm tiết progesteron, một hormon có vai trò chuẩn bị niêm mạc để trứng được thụ tinh làm tổ và giúp cho trứng phát triển. Các triệu chứng kể trên đều mất đi khi bắt đầu hành kinh.
Cơn đau giữa kỳ kinh: là hiện tượng sinh lý bình thường. Đó là cơn đau bụng do rụng trứng. Người bệnh có cảm nhận khi thì đau lệch trái khi thì lệch phải, là do bên buồng trứng nào có nang trứng chín và rụng thì sẽ đau lệch về bên đó. Đôi khi cơn đau này kèm ra nhiều chất xuất tiết âm đạo có màu trắng hay lẫn máu, thường gọi là ‘hành kinh ngày thứ 15′. Chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ khỏi đau, nếu nghỉ ngơi mà không đỡ thì có thể đau do nang ở buồng trứng, cần đi khám phụ khoa.Cơn đau vùng bụng dưới thường gây ra cảm giác rất khó chịu cho chị em.
Cơn đau vùng bụng dưới thường gây ra cảm giác rất khó chịu cho chị em.
Đau khi hành kinh: hay còn gọi là thống kinh. Đau có tính chất lan tỏa xuống âm hộ, đôi khi ra vùng thắt lưng hay khắp vùng bụng, có thể đau cấp tính, kèm buồn nôn hay nôn. Đó là cơn đau liên quan đến hiện tượng tăng co bóp của lớp cơ ở thành tử cung. Với trường hợp có u xơ tử cung nằm ở lớp cơ thành tử cung thì cơn đau càng dữ dội và sẽ hết sau khi sạch kinh.
Cơn đau sau khi sạch kinh: Phải nghĩ ngay đến bệnh lạc màng trong của tử cung. Trong lòng tử cung có xuất hiện lạc chỗ các mô như các ống tuyến, mô liên kết và một số sợi cơ trơn. Cơn đau này thường xuất hiện ở phụ nữ trẻ.
Đau trước khi hành kinh, hay đôi khi trong lúc rụng trứng và chỉ mất đi ở cuối kỳ kinh nguyệt: Đó là cơn đau trong bệnh loạn dưỡng buồng trứng. Bệnh này gây nên những biến đổi chức năng của buồng trứng, làm rối loạn hiện tượng tiết hormon.
Đau không liên quan đến chu kỳ kinh
Cơn đau xuất hiện sau khi bệnh nhân được làm một số thủ thuật, chẳng hạn làm đông máu bằng điện cao tần ở cổ tử cung hoặc sinh thiết, lấy một mẩu mô quanh tuyến ở cổ tử cung để khảo sát các tế bào ở lớp niêm mạc. Ở các trường hợp này, đau thường kem rối loạn kinh nguyệt (bởi cổ tử cung bị hẹp do các thủ thuật trên).
Video đang HOT
Đau do quan hệ tình dục: thường khó phân biệt do yếu tố tâm lý hay do tổn thương ở bộ phận sinh dục ngoài của nữ. Liên quan nhiều đến tâm lý (không thích thú, sợ, bị cưỡng ép) khi đau xuất hiện sớm, ngay khi chỉ mới bắt đầu. Nếu đau ở mông thì có thể do tổn thương thực thể như người phụ nữ vừa mới làm thủ thuật mở rộng lỗ âm hộ để dễ sinh con; hoặc do bệnh viêm âm đạo – âm hộ do nấm; hoặc ở trường hợp teo tử cung sau mãn kinh… Quan hệ tình dục có thể không thực hiện được nếu bị viêm âm đạo bởi các cơ khép lỗ âm hộ đã co thắt hẹp lại.
Sau khi sinh con có thể đau dữ dội, ở sâu, thuộc vùng bụng dưới. Đó là trường hợp tử cung bị gập ra phía sau, cổ tử cung di động, bởi màng bụng bị rách sau khi sinh. Khám sản khoa sẽ xác định được nguyên nhân này.
Đau do nhiễm khuẩn ở bộ phận sinh dục phía trong (buồng trứng, vòi trứng…). Khám bằng mỏ vịt sẽ thấy mủ rỉ ra từ lỗ tử cung. Bệnh nhân sẽ thấy đau hơn nếu trong khi khám có di chuyển tử cung. Các phần phụ (buồng trứng, vòi trứng) đôi khi tăng kích thước. Cần làm các xét nghiệm bổ sung để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Lời khuyên của thầy thuốc
Bệnh ở cột sống thắt lưng như: viêm, thoái hóa đốt sống, viêm khớp cùng chậu… có thể gây đau ở bụng dưới và thường ở phía sau, có thể nghĩ lầm là đau phụ khoa. Cần đặc biệt lưu ý là phần lớn các bệnh phụ khoa như tử cung quặt ra sau, u xơ tử cung, u nang buồng trứng… rất ít khi gây đau nếu không có biến chứng (chảy máu, nhiễm khuẩn). Để được chẩn đoán và điều trị sớm, chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ, ít nhất 6 tháng một lần.
Những cơn đau cấp vùng bụng dưới nếu xảy ra ở phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ và không kèm theo sốt thì trước tiên cần nghĩ đến chửa ngoài tử cung nhưng cũng có thể là u nang buồng trứng xoắn. Nếu kèm theo sốt, cần nghĩ đến viêm phần phụ nhưng không loại trừ viêm ruột thừa hay viêm đại tràng sigma (đoạn cuối đại tràng trước trực tràng).
Các cơn đau bụng liên quan chu kỳ kinh nguyệt thường gây khó chịu cho chị em nhưng không nguy hiểm và nghỉ ngơi hoặc làm việc nhẹ nhàng thì sẽ hết đau. Nếu các cơn đau có tính chất dồn dập với mức độ ngày càng tăng, kèm ra máu thì chị em cần đi khám bệnh ngay, bởi có thể liên quan một bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng hơn, cần được điều trị kịp thời.
BS. Tâm Anh
Theo Suckhoedoisong.vn
Chu kỳ kinh nguyệt của bạn thay đổi như thế nào vào giai đoạn tuổi 20, 30 và 40?
Những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt như vậy rất khó đoán và cũng khó có thể giải quyết trong tức thì.
Dễ dàng bị chuột rút hơn, 'đèn đỏ' xuất hiện nhiều hơn, tâm trạng thay đổi thất thường hơn... là những điều bạn phải đối mặt đối với chu kỳ kinh nguyệt ở các độ tuổi khác nhau.
Thông thường, bạn bắt đầu có chu kỳ kinh nguyệt vào cuối tháng. Nhưng đến tháng này, 'đèn đỏ' lại đến sớm hơn khoảng 1 tuần. Trước đây, bạn quen với chu kỳ kinh diễn ra trong 4 ngày nhưng bây giờ, nó bỗng hoành hành trọn vẹn cả một tuần. Những cơn đau nhức, mỏi mệt cũng được thể kéo dài liên tục...
Những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt rất khó đoán và cũng khó có thể giải quyết trong tức thì.
Những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt như vậy rất khó đoán và cũng khó có thể giải quyết trong tức thì. Nhưng tất cả những gì chúng ta có thể làm chính là hãy làm quen từ từ với những sự thay đổi ấy. Bởi khi bạn già đi, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ ngày càng được điều chỉnh và phát triển, một phần là do sự thay đổi hormone cũng như trải qua mang thai, đến thời kỳ mãn kinh...
Để có được sự chuẩn bị tốt hơn cho vấn đề này trong tuổi mới, Health đã có cuộc thảo luận với BS Lauren Streicher (BS sản phụ khoa ở Chicago và Sheryl Ross, đồng thời là tác giả cuốn sách She-ology: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe thân thể phụ nữ). Dưới đây là những chia sẻ của chuyên gia bất cứ chị em nào cũng không nên bỏ qua:
Độ tuổi 20
Nếu bạn trải qua hầu hết những triệu chứng khó chịu của chu kỳ kinh nguyệt ở lứa tuổi này thì đây là dấu hiệu tuyệt vời cho thấy bạn có chu kỳ ổn định. Tiến sĩ Streicher cho biết: 'Những cô gái trẻ là đối tượng không nên thường xuyên rụng trứng nhiều. Khi không rụng trứng thường xuyên, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở nên thất thường hơn. Mặt khác, khi chu kỳ của bạn phát triển, có ít hơn hoặc nhiều hơn mỗi tháng, bạn cũng sẽ trải qua những triệu chứng đau đớn như chuột rút, đau ngực. Nếu bạn không quen với những phản ứng phụ này mỗi tháng, đây có thể là điều bất ngờ vô cùng khó chịu'.
Nếu bạn trải qua hầu hết những triệu chứng khó chịu của chu kỳ kinh nguyệt ở lứa tuổi này thì đây là dấu hiệu tuyệt vời cho thấy bạn có chu kỳ ổn định.
Một thay đổi lớn về kinh nguyệt có xu hướng xảy ra ở giai đoạn tuổi 20 liên quan đến việc tránh thai. Đây là thập kỷ mà nhiều phụ nữ bắt đầu quyết định dùng thuốc tránh thai bằng nội tiết tố, nguyên nhân có thể là họ có đối tác ổn định nhưng đang quá bận rộn tập trung vào sự nghiệp thay vì nghĩ đến chuyện có con. Sử dụng thuốc sẽ giúp kích hoạt những thay đổi của dòng chảy thông thường, chu kỳ của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn, ít co thắt và giảm hẳn các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Trên thực tế, thuốc giảm đau (hoặc một hình thức ngừa thai nội tiết khác, thuốc tránh thai ngắn ngày...) thậm chí có thể khiến 'đèn đỏ' biến mất, lý do là thuốc tránh thai ngăn ngừa rụng trứng.
Độ tuổi 30
Tiến sĩ Streicher cho biết phần lớn, kinh nguyệt cần được dự đoán và nhất quán trong thập niên này. Các triệu chứng như dòng chảy đột ngột nặng nề hơn hoặc đau đớn do chuột rút bỗng dữ dội hơn có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe đáng báo động. Các u nang lành tính được gọi là u xơ, có thể khiến bạn bị chảy máu nặng hơn. Và các vấn đề ở nội mạc tử cung, thường được đánh dấu bởi cơn đau điên cuồng có thể kéo dài cả tháng cũng thường được chẩn đoán khi một phụ nữ ở độ tuổi 30.
Tiến sĩ Streicher cho biết phần lớn, kinh nguyệt cần được dự đoán và nhất quán trong thập niên này.
Sự thay đổi lớn ở giai đoạn 30 tuổi là có thể bạn sẽ mang thai, sinh con. Bạn biết rằng mang thai đồng nghĩa với việc tắt kinh trong nhiều tháng. Nhưng bạn có thể không nhận ra rằng chu kỳ kinh nguyệt không trở lại bình thường sau 6 tuần sau sinh nếu bạn không cho con bú. TS Ross nói: 'Nếu bạn quyết định cho con bú sữa mẹ, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại cho đến khi bạn ngừng hoặc giảm số lần cho con bú'.
Hơn nữa, việc sinh con có thể dẫn đến những thay đổi dài hạn trong chu kỳ của bạn. Tiến sĩ Streicher nói: 'Nhiều chị em sẽ chia sẻ kinh nghiệm cho bạn biết rằng sau khi trải qua thời kỳ mang thai, những cơn chuột rút trong kỳ kinh nguyệt cũng trở nên dễ chịu hơn. Điều này có thể xuất phát từ nhiều lý do nhưng đôi khi cổ tử cung ở giai đoạn này mở rộng hơn, không co giãn tốt như trước chính là nguyên nhân căn bản'.
Độ tuổi 40
Ở giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu xuất hiện những thay đổi của nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, hay còn gọi là giai đoạn tiền mãn kinh. Trong giai đoạn này, nói chung là 8-10 năm trước khi mãn kinh (thường xảy ra vào những năm đầu của giai đoạn 50 tuổi), cơ thể bạn chuẩn bị kết thúc chu kỳ kinh nguyệt.
Ở giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu xuất hiện những thay đổi của nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, hay còn gọi là giai đoạn tiền mãn kinh.
Sự thay đổi hormone làm việc rụng trứng trở nên không đều, đồng thời sự thay đổi estrogen khiến dòng chảy trở nên nặng nề hơn, các triệu chứng của giai đoạn tiền kinh nguyệt cũng kéo dài hơn. TS Streicher cho hay: 'Ngay cả khi quá trình rụng trứng thất thường, bạn vẫn có thể mang thai. Một phụ nữ chỉ về giai đoạn mãn kinh nếu chu kỳ kinh nguyệt ngừng hẳn trong ít nhất 1 năm'.
Hãy nhớ rằng, giai đoạn này bạn cần hiểu biết nhiều hơn về sức khỏe tổng thể. Nếu gặp bất cứ triệu chứng bất thường nào, bạn nên kiểm tra với bác sĩ ngay. Chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi bất thường, dòng chảy mạnh hơn... có thể là dấu hiệu cho thấy tuyến giáp có vấn đề, hội chứng buồng trứng đa nang và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
(Nguồn: Health)
Theo HH/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Những dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt Một số triệu chứng thường gặp trong chu kỳ kinh nguyệt như quặn bụng, chảy nhiều máu, buồn nôn, thay đổi cảm xúc thất thường... Một số triệu chứng thường gặp trong chu kỳ kinh nguyệt như quặn bụng, chảy nhiều máu, buồn nôn, thay đổi cảm xúc thất thường, cảm thấy yếu ớt, mệt mỏi do sự thay đổi lượng hormone. Dưới...