Chỉ được xuất khẩu khẩu trang bằng 5 lần đã bán cho cơ sở y tế: Khó thực hiện
Nhiều doanh nghiệp không ký được hợp đồng bán khẩu trang cho các cơ sở y tế trong nước khiến việc xuất bán khẩu trang gấp 5 lần là khó thực hiện.
Trong văn bản góp ý gửi Bộ Y tế, Bộ Công Thương cho rằng, quy định các doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế nếu đã bán hoặc có văn bản thoả thuận hỗ trợ cho các cơ sở y tế trong nước tối tiếu 20% số lượng khẩu trang dự kiến xuất khẩu là khó thực hiện.
Bộ Y tế cho rằng, doanh nghiêp muôn xuât đươc khâu trang y tê phai trinh một trong cac văn ban la Bản sao chứng thực văn bản công bố trúng thầu và hợp đồng giữa doanh nghiệp với cơ sở y tế; Bản chính văn bản thỏa thuận hỗ trợ khẩu trang y tế giữa doanh nghiệp với cơ sở y tế, trong đó phải ghi rõ số lượng khẩu trang và thời gian thực hiện cam kết không quá 3 tháng kể từ ngày ký văn bản thỏa thuận.
Theo Bộ Công Thương, quy định này trên thực tế khó triển khai vì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể ký hợp đồng bán khẩu trang cho cơ sở y tế trong nước trong thời gian ngắn. Chưa kể trường hợp cơ sở y tế trong nước không có nhu cầu mua khẩu trang hoặc chỉ mua với một số lượng rất nhỏ.
Quy định chỉ được xuất bán khẩu trang bằng 5 lần bán cho các cơ sở y tế là khó thực hiện. (Ảnh: TTXVN)
Ngoài ra, việc đấu thầu hoặc thương lượng để đi đến ký hợp đồng mua khẩu trang y tế cũng không thể hoàn thành trong thời gian ngắn. Do vậy, yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình văn bản công bố trúng thầu và hợp đồng đã ký kết với cơ sở y tế sẽ không đáp ứng được yêu cầu của Thủ tướng về tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế, Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Video đang HOT
Song Bô Công Thương đê nghi doanh nghiêp đươc câp phep xuât khâu không han chê, nhưng trong hô sơ đê nghi câp giây phep phai co cam kêt săn sang cung câp sô lương tôi thiêu 10% năng lưc san xuât đa kê khai vơi Bô Y tê cho nhu câu sư dung trong nươc nêu đươc huy đông. Nhưng doanh nghiêp xuât trinh đươc tai liêu chưng minh đa tham gia ban hoăc hô trơ khâu trang cho Bô Y tê, cơ sơ tôi thiêu 10% năng lưc san xuât thi đươc miên yêu câu cam kêt noi trên.
Ngoai ra, Bô Công Thương kiên nghi giao Bô trương Y tê quyêt đinh viêc bai bo chê đô câp giây phep khi nhu câu dư trư đa đươc đap ưng hoăc lâp lai chê đô câp giây phep khi co nhu câu.
Thống kê cho thấy, nước ra có khoảng 47 doanh nghiệp sản xuất và cung ứng khẩu trang y tế với khả năng sản xuất tối đa có thể đáp ứng khoảng 25,5 triệu khẩu trang/ngày.
Theo Bô Tai chinh, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao mua dự trữ 60 triệu chiếc khẩu trang y tế để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế đã mua 46,15 triệu chiếc khẩu trang y tế, 268.000 khẩu trang N95, 234.300 bộ trang phục phòng chống dịch cấp độ 1-2….
Theo đanh gia cua Bô, thi trương cung câp khâu trang y tê, bô trang phuc phong chông dich,… đa cơ ban đươc cac doanh nghiêp san xuât trong nươc đap ưng. Công suât san xuât khâu trang y tê, khâu trang vai… kha năng đap ưng yêu câu kha cao.
Ngọc Khánh
Xuất khẩu gạo: Phải ưu tiên các đơn hàng đã có!
Không thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp đã lấy lợi nhuận lên trên hết, không lấy trách nhiệm phục vụ cộng đồng, xã hội làm tiêu chuẩn
Liên quan đến việc doanh nghiệp (DN) phản ánh có bất cập trong việc tiếp nhận tờ khai đăng ký xuất khẩu gạo, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ Tài chính và Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ các vấn đề này trước ngày 18-4.
Chế tài quá yếu
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo việc điều hành xuất khẩu gạo tháng 4 và công tác phối hợp với Bộ Tài chính. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo về trách nhiệm quản lý, kiểm soát số lượng gạo được phép xuất khẩu, trong đó nêu cụ thể quy trình, cách làm, danh sách DN, thời gian mở tờ khai hải quan về số lượng gạo xuất khẩu của từng DN đã đăng ký thành công trên hệ thống. Ngoài ra, bộ này cũng phải báo cáo việc mua dự trữ lương thực 190.000 tấn gạo, 80.000 tấn thóc theo kế hoạch Thủ tướng giao.
Việc mua gạo dự trữ của Tổng cục Dự trữ nhà nước đang gặp khó khăn do nhiều DN từ chối ký hợp đồng dù đã trúng thầu. Đáng chú ý, không ít DN "xù" hợp đồng cấp gạo dự trữ quốc gia nhưng lại mở tờ khai đăng ký xuất khẩu hàng ngàn tấn gạo. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 16-4, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy cho rằng việc các DN đã trúng thầu nhưng từ chối ký hợp đồng đã ảnh hưởng đến kế hoạch mua gạo dự trữ quốc gia năm 2020. Trong khi đó, theo quy định xử lý hiện hành, DN chỉ mất 1%-3% tiền bảo lãnh dự thầu tùy theo quy mô gói thầu. "Còn biện pháp mạnh tay hơn nữa là có thể không cho dự thầu ở lần đấu thầu tiếp theo" - ông Thủy nói và cho rằng các biện pháp này không giải quyết được tận gốc vấn đề.
Thu hoạch lúa vụ đông xuân ở ĐBSCL Ảnh: NGỌC TRINH
Về việc DN đã trúng thầu cấp gạo dự trữ quốc gia mà không ký hợp đồng nhưng lại đăng ký xuất khẩu hàng ngàn tấn gạo, chuyên gia Hoàng Trọng Thủy nói điều này thể hiện DN đã xem lợi nhuận là trên hết, không phải lấy việc định vị văn hóa, trách nhiệm phục vụ cộng đồng, xã hội làm tiêu chuẩn. Theo ông, cần có công khai danh sách các DN này và sàng lọc nhằm xem xét xuất khẩu gạo. Đối với những DN đã "xù" hợp đồng cấp gạo dự trữ, ông Thủy kiến nghị cần cấm xuất gạo, coi đây là một biện pháp trừng phạt.
Do đến nay mới mua được 7.700 tấn gạo dự trữ trong tổng số 190.000 tấn theo kế hoạch năm 2020, ông Đỗ Việt Đức, Tổng cục Dự trữ nhà nước (Bộ Tài chính), cho biết dự kiến trong tháng 5 sẽ hoàn thiện các thủ tục lựa chọn và ký kết hợp đồng với nhà thầu, kết thúc nhập kho vào tháng 6; DN đã trúng thầu nhưng không ký hợp đồng sẽ không được tham gia đấu thầu trong thời gian nhất định. Ông Đức cũng kiến nghị sửa đổi Luật Đấu thầu theo hướng ngoài những quy định về các khoản thu đối với bảo lãnh dự thầu, cần quy định tỉ lệ phạt và tăng trách nhiệm của DN; yêu cầu DN phải ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước khi đã tham gia đấu thầu.
Mở tờ khai vào nửa đêm là không minh bạch
Đánh giá về việc cơ quan hải quan mở tiếp nhận tờ khai đăng ký xuất khẩu gạo lúc nửa đêm, chuyên gia Hoàng Trọng Thủy cho rằng lợi thế hoàn toàn thuộc về các DN lớn, bởi có họ nhân lực, phương tiện để kịp thời mở tờ khai. "Tuy thực hiện qua hệ thống điện tử nhưng các DN mạnh vẫn có lợi thế hơn, mở được nhiều tờ khai với số lượng rất lớn, còn các DN nhỏ và vừa thì thất thế" - ông Thủy nói và nhấn mạnh việc mở tờ khai vào nửa đêm là có dấu hiệu không minh bạch.
Chuyên gia Hoàng Trọng Thủy kiến nghị giải quyết hồ sơ xuất khẩu cho các DN đã ký kết hợp đồng, hàng đã nằm tại cảng. Nếu hàng nằm ở cảng thêm ngày nào thì DN sẽ tốn thêm rất nhiều loại chi phí. Cần xem xét, có phương án ưu tiên cho các DN này để giảm thiểu tổn thất cho họ. Nhiều DN vay ngân hàng, nếu gạo không xuất khẩu được thì rất khó khăn. Về phương án xuất khẩu gạo cho tháng 5 sau khi có hạn ngạch, để bảo đảm công bằng, cần công khai, minh bạch thời điểm mở tiếp nhận tờ khai để các DN nắm được thông tin hoặc cơ quan quản lý nên tính toán khống chế số lượng gạo đăng ký của mỗi DN. Bên cạnh đó, cần kiểm soát tình trạng DN khai khống để giữ chỗ.
Ngày 16-4, phúc đáp công văn của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản kiến nghị tiếp tục cho phép xuất khẩu lượng gạo nếp hàng hóa của vụ đông xuân 2019-2020. Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặt hàng lương thực thuộc danh mục dự trữ quốc gia gồm thóc tẻ, gạo tẻ, không có mặt hàng gạo nếp.
Một doanh nghiệp có nguy cơ bị phạt hợp đồng nửa triệu đô
Bức xúc trước việc hải quan mở tờ khai lúc 0 giờ ngày 12-4 cho hạn ngạch 400.000 tấn gạo, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ), cho biết công ty ông đang tồn gần 3.000 tấn gạo tại cảng chưa xuất được, mỗi ngày phải chịu chi phí lưu bãi, lưu container hàng trăm triệu đồng. Trước việc chậm trễ giao hàng, trong ngày 15-4, một đối tác đã gửi thư yêu cầu Công ty Trung An phải trả tiền cọc và bồi thường hợp đồng tổng cộng gần 500.000 USD. Trong ngày 16-4, Công ty Trung An đã có gửi giấy yêu cầu giải quyết khẩn cấp lần 3 đến Thủ tướng Chính phủ về hạn ngạch xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4. Theo giấy yêu cầu này thì hiện có khoảng 300.000 tấn gạo đang nằm tại cảng và ngành lúa gạo Việt Nam mỗi ngày lại mất khoảng 50 tỉ đồng, chưa kể đến những thiệt hại kéo theo đến ngày xuất khẩu gạo đi được, khi nhận hàng, chất lượng gạo xuống cấp sẽ bị đối tác nước ngoài khiếu kiện sau này. Tại cuộc họp nhanh với một số đơn vị chức năng cùng các DN xuất khẩu gạo vào chiều cùng ngày, ông Lê Văn Nưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết An Giang cùng các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL kiến nghị Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo trở lại. Theo báo cáo của lãnh đạo cảng Mỹ Thới, còn khoảng 40.000 tấn gạo chưa thể vận chuyển đi tiêu thụ.
Chiều 16-4, ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành IV (tỉnh Vĩnh Long), cho biết toàn bộ 810 tấn gạo công ty đăng ký đã được cho thông quan và đang trên đường vận chuyển đến Philippines. Toàn bộ số hàng này đã bị tồn ở cảng từ trước ngày 24-3 (thời điểm tạm dừng xuất khẩu) và DN đăng ký tờ khai thành công vào rạng sáng 12-4. Theo Tổng cục Hải quan, đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, đã có 4.110 tấn gạo được xuất khẩu trong số 399.999,73 tấn gạo đã đăng ký trong hạn ngạch xuất khẩu 400.000 tấn gạo của tháng 4.
Minh Chiến
Tồn kho xăng dầu nhiều doanh nghiệp vượt mức 90% Theo số liệu của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), hiện mức tồn kho xăng dầu trong nước đang ở mức trên 90% so với quy định. Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), hiện mức tồn kho xăng dầu trong nước đang ở mức trên 90% so với quy định. Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, tồn kho của...