Chỉ được trở lại vị trí công tác sau khi có kết luận không tham nhũng
Người bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được trở lại vị trí công tác ban đầu sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 134 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59 ngày 1/7/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
Một trong những nội dung được sửa đổi đáng chú ý là quy định về khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng.
Nghị định 134 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng (Ảnh minh họa).
Cụ thể, trước đây, Điều 52 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định người bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được trở lại vị trí công tác ban đầu sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng hoặc hết thời gian tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mà không có kết luận về hành vi tham nhũng.
Video đang HOT
Còn tại Nghị định 134/2021/NĐ-CP chỉ quy định người bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được trở lại vị trí công tác ban đầu sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng.
Như vậy, Nghị định 134/2021/NĐ-CP đã bỏ quy định khôi phục lại vị trí công tác ban đầu trong trường hợp hết thời gian tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mà không có kết luận về hành vi tham nhũng.
Cũng theo Nghị định 134/2021/NĐ-CP, vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (quy định cũ là từ trên 5 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình).
Nghị định 134/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/2/2022.
Chỉ một cán bộ bị kỷ luật vì kê khai tài sản không trung thực năm 2021
Thanh tra Chính phủ cho biết năm 2021, số người được xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập là 10.769 người nhưng chỉ có một người bị kỷ luật do kê khai không trung thực.
Theo báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng và khiếu nại tố cáo năm 2021 do ông Đặng Công Huẩn - Phó tổng Thanh tra Chính phủ ký duyệt, số người đã thực hiện kê khai tài sản, thu nhập trong kỳ thống kê là 603.759 người; số người được xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập 10.769 người. Số người bị kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực là một người.
Cơ quan chức năng đã xử lý kỷ luật 26 người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng.
"Qua hoạt động kiểm tra nội bộ phát hiện 15 vụ, 25 người; qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 20 vụ, 39 người; qua giải quyết khiếu nại, tố cáo phát hiện 16 vụ, 19 người liên quan đến tham nhũng"- Thanh tra Chính phủ cho hay.
Ông Đặng Công Huẩn - Phó tổng Thanh tra Chính phủ (Ảnh: TTCP).
Cơ quan này đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án về cơ sở dữ liệu quốc gia kiểm soát tài sản, thu nhập; giúp Ban cán sự đảng Chính phủ xây dựng, trình Bộ Chính trị Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; thực hiện việc kiểm soát tài sản, thu nhập".
Năm 2021 Thanh tra Chính phủ cũng đã quan tâm, kịp thời chuyển 7 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra ngay trong quá trình thanh tra (khi chưa ban hành kết luận thanh tra).
Dù vậy, trong công tác thanh tra còn nhiều cuộc thanh tra triển khai chậm so với kế hoạch. Một số cuộc thanh tra kéo dài khi xây dựng báo cáo và kết luận thanh tra; công tác quản lý nhà nước về hoạt động thanh tra chưa thường xuyên, hiệu quả chữa cao. Trong khi đó, việc đôn đốc, xử lý về thanh tra của toàn ngành có nhiều cố gắng nhưng tỷ lệ thu hồi về kinh tế chưa cao.
"Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc tiếp công dân định kỳ và đối thoại của thủ trưởng một số bộ, ngành, địa phương còn chưa thực hiện theo quy định. Mặc dù số đơn khiếu nại, tố cáo giảm nhưng tổng số đơn các loại tăng so với cùng kỳ năm 2020 (do số đơn kiến nghị, phản ánh tăng cao), công tác xử lý đơn còn chậm, chồng chéo, sai sót về trình tự, thủ tục. Một số địa phương chưa giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, còn tình trạng công dân lên Trung ương khiếu kiện dài ngày"- lãnh đạo Thanh tra Chính phủ nhìn nhận.
Trong công tác phòng, chống tham nhũng, tình trạng "tham nhũng vặt", nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc chưa được ngăn chặn hiệu quả. Việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hạn chế, có rất ít vụ việc, vụ án được phát hiện qua tự kiểm tra trong nội bộ.
Trong năm 2022, hoạt động thanh tra chuyên ngành sẽ tập trung vào những nội dung, vấn đề gây bức xúc trong đời sống xã hội, các vi phạm pháp luật và chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân.
Đặc biệt là đẩy mạnh công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, trọng tâm là tăng tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản do vi phạm, tiêu cực, tham nhũng. Triển khai thực hiện Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, Đề án về cơ sở dữ liệu quốc gia kiểm soát tài sản, thu nhập ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ban Chỉ đạo T.Ư phòng chống tham nhũng chỉ đạo làm rõ bản chất vụ Việt Á Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng tiêu cực yêu cầu mở rộng điều tra làm rõ bản chất của vụ án tại Công ty Việt Á, xử lý nghiêm các sai phạm; không có vùng cấm, không có ngoại lệ Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo),...