Chỉ được thu đổi ngoại tệ khi có giấy phép
Chính phủ đã ban hành quy định điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ.
Tổ chức kinh tế chỉ được thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ.
Hoạt động thu đổi ngoại tệ phải có Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ. (Ảnh minh họa: KT)
Đó là quy định tại Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016, Chính phủ đã ban hành quy định điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ; điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ bao gồm hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ và hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ.
Video đang HOT
Điều kiện để tổ chức kinh tế được NHNN xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ gồm: Được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam; Có địa điểm đặt đại lý đổi ngoại tệ tại một hoặc nhiều địa điểm được quy định tại Nghị định này; Có cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu hoạt động của đại lý đổi ngoại tệ; Nhân viên trực tiếp làm ở đại lý đổi ngoại tệ phải có Giấy xác nhận do tổ chức tín dụng ủy quyền cấp, xác nhận đã được đào tạo, tập huấn kỹ năng nhận biết ngoại tệ thật, giả; Có quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ, có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ; Được tổ chức tín dụng được phép ủy quyền làm đại lý đổi ngoại tệ; Một tổ chức kinh tế chỉ được làm đại lý đổi ngoại tệ cho một tổ chức tín dụng được phép và tổ chức kinh tế có thể thỏa thuận đặt đại lý đổi ngoại tệ ở một hoặc nhiều địa điểm trên địa bàn nơi tổ chức kinh tế có trụ sở chính hoặc chi nhánh.
Điều kiện để tổ chức kinh tế được NHNN xem xét, chấp thuận thực hiện hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ: Được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam; Có trang thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đối với hoạt động nhận và chi, trả ngoại tệ như: Máy tính, điện thoại, máy fax; Có hợp đồng với đối tác nước ngoài về dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ; Có phương án thực hiện dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ do người đại diện hợp pháp ký.
Về điều kiện để tổ chức kinh tế được NHNN xem xét, chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ: Được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam; Có trang thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đối với hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ như: Máy tính, điện thoại, máy fax; Được tổ chức tín dụng được phép ủy quyền làm đại lý chi, trả ngoại tệ./.
Theo_VOV
Sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động đại lý đổi ngoại tệ
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 11/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ, hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, bàn đổi ngoại tệ của cá nhân.
Ảnh minh họa
Theo đó, các đại lý đổi ngoại tệ chỉ được hoạt động dưới hình thức dùng Đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ khác. Trừ trường hợp đại lý đổi ngoại tệ đặt tại khu cách ly ở cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt thu đồng Việt Nam cho cá nhân mang hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp theo quy định.
Các trường hợp thay đổi về các nội dung sau phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ: Thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức kinh tế; Thay đổi địa chỉ đặt đại lý đổi ngoại tệ; Tăng số lượng đại lý đổi ngoại tệ.
Trường hợp thay đổi tên của tổ chức tín dụng ủy quyền, giảm số lượng đại lý đổi ngoại tệ, tổ chức kinh tế thực hiện thông báo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi.
Thông tư nêu rõ, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ căn cứ theo thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức kinh tế ký với tổ chức tín dụng ủy quyền.
Trường hợp hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức kinh tế ký với tổ chức tín dụng ủy quyền hết hiệu lực hoặc bị chấm dứt trước thời hạn, tổ chức kinh tế phải chấm dứt hoạt động đại lý đổi ngoại tệ và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hết hiệu lực hoặc chấm dứt thời hạn hợp đồng.
Tổ chức kinh tế có nhu cầu tiếp tục thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ phải đáp ứng các quy định của Chính phủ về điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ và thực hiện theo hồ sơ, trình tự, thủ tục quy định.
Các đại lý đổi ngoại tệ đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ cho tổ chức tín dụng ủy quyền theo Giấy chứng nhận đã được cấp, trừ trường hợp hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức kinh tế ký với tổ chức tín dụng ủy quyền hết hiệu lực hoặc bị chấm dứt trước thời hạn kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/8/2016.
Theo_Báo Chính Phủ
Cấp mã IPA cho Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư I.P.A Cụ thể: Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán số 44/2016/GCNCP-VSD ngày 9-5-2016 và cấp mã chứng khoán cho Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư I.P.A, cụ thể: Tên tổ chức phát hành: Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư I.P.A Trụ sở chính: Số 59, phố...