Chỉ định thầu BT dự án nghìn tỷ, nhà đầu tư “ăn dày” bằng cách nào?
Ngoài mặt tích cực, phương thức xã hội hóa đầu tư theo các hình thức: Xây dựng – chuyển giao (BT); Hợp tác công tư (PPP); Xây dựng – khai thác – chuyển giao (BOT) còn lộ rõ các mặt hạn chế, trong đó đáng chú ý, nhà đầu tư có thể “ăn 2 đầu” trên các dự án ngàn tỷ.
Dự án BT 12.000 tỷ ở Thủ Thiêm thực hiện bởi Công ty Đại Quang Minh cho 4 con đường có chiều dài 12km được xem là có phí xây dựng “đắt nhất hành tinh”
Tại văn bản số 112 (13.10.2017), Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã chỉ rõ những ưu, nhược điểm của việc chỉ định thầu đối với các nhà đầu tư. Văn bản này được gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm kiến nghị cơ chế thực hiện phương thức xã hội hoá đầu tư theo hình thức BT, PPP, BOT.
Cụ thể, việc chỉ định thầu đã tạo điều kiện cho nhà thầu, nhà đầu tư được hưởng lợi “kép” 2 lần. Đầu tiên, nhận thầu thi công công trình (đầu B – Building: Xây dựng). Song song, khi đầu tư kinh doanh các khu đất đối ứng ở các địa điểm đắc địa và đã được tăng cường hệ thống hạ tầng giao thông (đầu T-Transfer: Chuyển giao), các nhà thầu, nhà đầu tư này đã tránh được thủ tục 2 lần khi lựa chọn nhà thầu xây lắp công trình và lựa chọn chủ đầu tư dự án bất động sản.
Thứ 2, khi được chỉ định làm nhà thầu xây lắp mà không phải qua thủ tục đấu thầu rộng rãi trong nước, quốc tế để lựa chọn nhà thầu (đầu B: Xây dựng). Kế đến, khi được chỉ định nhà đầu tư dự án bất động sản các khu đất đối ứng mà không phải qua thủ tục đấu thầu rộng rãi trong nước, quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư (đầu T: Chuyển giao). Từ đó, họ được hưởng giá gói thầu cao trong khi các khu đất đối ứng được định giá thấp.
HoREA cho rằng, việc chỉ định thầu làm cho tính minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh của môi trường kinh doanh bị sụt giảm, tác động tiêu cực đến niềm tin của nhà đầu tư trong nước, nước ngoài, và có thể gây thiệt hại ngân sách nhà nước (vì nguồn đất đối ứng trả cho nhà thầu cũng là tài sản công, cũng là tiền ngân sách), và gây quan ngại cho xã hội.
Video đang HOT
Theo HoREA, trong giai đoạn 2011-2015, nguồn vốn ngân sách chi cho đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn, chỉ chiếm 7,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (thấp hơn cả giai đoạn 2006-2010 đã đạt tới 12%, mà một nguyên nhân là tỷ lệ thành phố được giữ lại từ nguồn thu ngân sách trên địa bàn bị giảm dần, đến nay chỉ còn 18%), nhưng đã được bù đắp bằng nguồn vốn xã hội hóa đạt tỷ lệ 31,7% GRDP.
Thành quả này đã làm thay đổi một bước hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông đô thị và góp phần quan trọng vào sự phát triển của thành phố. Mới đây, thành phố đã công bố 133 dự án kêu gọi đầu tư theo phương thức xã hội hóa dưới hình thức BT, PPP.
Trong đó, phần lớn là các dự án hạ tầng kỹ thuật, giao thông, chỉnh trang đô thị, điển hình như dự án chỉnh trang khu vực Nam Kênh Đôi, quận 8 có tổng mức đầu tư trên 14.000 tỷ đồng, với quỹ đất đối ứng tại chỗ khoảng 28 ha; dự án cầu Thủ Thiêm 4 có tổng mức đầu tư trên 5.000 tỷ đồng, dự kiến đối ứng bằng 16 khu đất…
Thống kê HoREA cho thấy, bên cạnh mặt tích cực, đã phát sinh những mặt còn hạn chế như: Có rất nhiều công trình BT, PPP, BOT được chỉ định nhà thầu, nhà đầu tư, nguồn vốn chủ sở hữu của nhiều nhà thầu, nhà đầu tư chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại khoảng 90% vốn đầu tư xây lắp là vốn vay ngân hàng nên có tiềm ẩn rủi ro và có thể ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công trình.
Do đó, việc thực hiện phương thức chỉ định nhà thầu, nhà đầu tư theo hình thức BT, PPP, BOT khá phổ biến trong thời gian qua, có thể dẫn đến phát sinh tiêu cực, lợi ích nhóm, tác động đến môi trường đầu tư kinh doanh, và lợi ích xã hội.
Vì vậy, HoREA đề nghị Chính phủ và các cơ quan có thể quyền hạn chế tối đa việc chỉ định nhà thầu, chỉ định nhà đầu tư đối với các trường hợp trên đây, và chỉ thực hiện việc chỉ định nhà thầu, nhà đầu tư trong các trường hợp đặc biệt theo điều 26 Luật Đấu thầu, để tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh; củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư; làm lợi cho ngân sách nhà nước và tăng cường sự đồng thuận trong xã hội.
Theo Danviet
HoREA đề xuất tách hầm gửi xe khỏi chung cư để phòng cháy giống như Singapore, chuyên gia nói phi thực tế
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM vừa kiến nghị khu vực để xe của dự án nhà chung cư cao tầng xây dựng tại các khu đô thị mới phải tách biệt với khu ở để giảm thiểu nguy cơ xảy ra cháy.
HoREA nhận thấy vụ cháy tại Chung cư Carina Plaza ngày 23/3/2018 bắt nguồn từ sự cố cháy xe gắn máy Attila trong hầm để xe của chung cư. Nếu phát hiện kịp thời và xử lý dập lửa ngay trong 9 phút đầu tiên thì đã không gây hậu quả nghiêm trọng như vừa qua.
Do đó, Hiệp hội này đã kiến nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành "Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: Tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng" (mới) và sửa đổi, bổ sung "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình (QCVN 06:2010/BXD)" đối với khu vực để xe của nhà chung cư theo hướng nghiêm ngặt hơn.
Theo đó, kiến nghị đối với dự án nhà chung cư cao tầng xây dựng tại các khu đô thị mới, cần quy định khu vực để xe phải tách biệt với khu ở để giảm thiểu nguy cơ xảy ra cháy, với hệ số sử dụng đất phù hợp.
Được miễn tiền sử dụng đất diện tích khu vực để xe để nhà đầu tư có thể thực hiện, thu hồi vốn, không làm tăng giá thành để không ảnh hưởng đến người mua nhà. Tầng hầm chung cư chỉ nên sử dụng để bố trí hệ thống kỹ thuật, hoặc làm các dịch vụ ít có nguy cơ xảy ra cháy nhằm phục vụ cư dân chung cư.
Đề xuất của HoREA tham khảo kinh nghiệm quy hoạch đô thị, nhà cao tầng của Singapore với 2 phương thức bố trí khu vực để xe là: Khu vực để xe của dự án nhà chung cư cao tầng tách biệt với khu ở để giảm thiểu nguy cơ xảy ra cháy và nếu có xảy ra cháy thì dễ chữa cháy, giảm thiểu thiệt hại; đối với dự án nhà chung cư, nhà liền kề không xây dựng tầng hầm thì dành 100% diện tích tầng trệt (tầng 1) của dự án làm khu vực để xe.
Khó khả thi ở trung tâm thành phố
Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều nhà đầu tư, khó có thể tách rời hầm xe với khu chung cư được vì ở thành phố quỹ đất rất hạn chế. Nếu phải có thêm khu đất riêng để làm hầm đỗ xe thì chủ đầu tư sẽ rất khó khăn.
Chưa kể tâm lý người dân muốn đi làm về cho xe vào hầm cất xe rồi lên thẳng nhà. Các quy định hiện nay của Bộ Xây dựng đều yêu cầu chung cư phải có hầm gửi xe đảm bảo đáp ứng nhu cầu của cư dân. Tuy nhiên, thực tế không phải chủ đầu tư nào cũng thực hiện đúng quy định. Nhiều nơi xây hầm quá nhỏ, chỉ có 1 hầm, thiếu diện tích nên không đủ chỗ để xe, gây quá tải, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.
Ông Nguyễn Văn Đực - Ủy viên Ban chấp hành Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng kiến nghị tách bãi giữ xe ra khỏi tầng hầm chung cư hoặc ra khu ở là phi thực tế, gây tâm lý hoảng loạn cho cư dân.
Tầng hầm chung cư đã phát triển cả trăm năm ở các nước tiên tiến và đang là xu hướng phát triển đô thị trên thế giới. Thậm chí họ còn xây tầng hầm cho nhiều mục đích khác. Những tòa nhà chọc trời hiện nay ở Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc... có hàng triệu người sinh sống, làm việc ở khu vực tầng hầm.
"Đừng phòng cháy trong tâm lý hoảng loạn như vậy. Vấn đề cốt lõi gây cháy tại các chung cư ở nước ta là trong quá trình vận hành có vấn đề, phải tìm biện pháp khắc phục", ông Đực nói.
Một lãnh đạo của Sở Xây dựng cũng cho rằng, đề xuất trên của Horea khó khả thi. Bởi quỹ đất phát triển đô thị ở TP.HCM ngày càng hạn hẹp và đây là xu hướng phát triển đô thị của các nước trên thế giới. Hiện ở Việt Nam, Nhà nước cũng khuyến khích các chủ đầu tư khai thác tầng hầm để tăng diện tích, hiệu quả sử dụng đất. Vấn đề quan trong là phải trang bị hệ thống PCCC đầy đủ và vận hành tốt.
Nguyên Minh
Theo Trí thức trẻ
20 năm qua: Những cơn bão giá BĐS lướt qua Thủ Thiêm? Năm 1996 - 2003, người dân Thủ Thiêm nhận bồi thường 150.000 - 200.000 đồng mỗi m2 đất nông nghiệp, đến nay cột giá vọt lên gần 210 triệu đồng mỗi m2. Trong hai thập niên qua, giá đất Thủ Thiêm chưa bao giờ là đề tài bình lặng. Với người dân bị giải tỏa, từ những hộ gia đình đã nhận tiền...