Chỉ định đầu tư đường nối cao tốc TPHCM Trung Lương
Để kịp khởi công xây dựng tuyến đường nối đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TPHCM – Trung Lương dịp lễ 2/9, UBND TPHCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thực hiện dự án theo hình thức BOT, đồng thời áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư đàm phán hợp đồng BOT.
Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND TPHCM nêu rõ, hiện nay dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối đường Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TPHCM – Trung Lương chưa được phê duyệt trong danh mục Dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO và BT.
Trong buổi làm việc với UBND TP, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã thống nhất triển khai dự án theo hướng giải phóng mặt bằng đúng quy mô hoàn chỉnh, nghiên cứu phân kỳ đầu tư trước 4 – 6 làn xe để có thể triển khai theo hình thức BOT.
Trạm thu phí đường cao tốc TPHCM – Trung Lương
Theo UBND TP, hiện nay chỉ có duy nhất công ty Yên Khánh quan tâm, đã nghiên cứu, lập và trình đề xuất dự án. Công ty này cũng đã có văn bản cam kết đảm bảo năng lực tài chính để thực hiện dự án theo đúng tiến độ, đạt chất lượng và chứng minh tính khả thi trong việc thu hồi vốn đầu tư bằng thu phí tại trạm thu phí.
Theo đó, công ty Yên Khánh đã có văn bản đề nghị UBND TP cho phép đầu tư 2,7km đường nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TPHCM – Trung Lương nhằm giảm ùn tắc giao thông trên quốc lộ 1, giảm tình trạng ngập úng tại đoạn Hồ Học Lãm – Võ Văn Kiệt (gần nút giao đường Võ Văn Kiệt với quốc lộ 1).
Video đang HOT
Nếu được phép đầu tư, công ty này chi phí xây dựng sẽ giảm bởi sẽ không xây dựng thêm trạm thu phí mới, giảm thời gian do phải ngừng nhiều lần ở trạm thu phí, mà sử dụng trạm thu phí của tuyến đường cao tốc TPHCM – Trung Lương.
Trước đó, công ty Yên Khánh đã mua quyền thu phí cao tốc TPHCM – Trung Lương trong vòng 5 năm và đã khai thác hơn 1 năm qua. Với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng theo hình thức BOT, dự kiến thời gian thu hoàn phí cho tuyến đường nối dài 2,7km này là 14 năm 8 tháng.
Để nhanh chóng triển khai dự án, khởi công trong dịp lễ 2/9 nhằm phát huy hiệu quả đường Võ Văn Kiệt, làm giảm ùn tắc giao thông trên tuyến quốc lộ 1, UBND TP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận thực hiện dự án theo hình thức BOT. Đồng thời, áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư đàm phán hợp đồng BOT. Trường hợp, UBND TP đàm phán không thành công hợp đồng BOT với nhà đầu tư, nhà đầu tư phải chịu tất cả chi phí đã bỏ ra thực hiện trong quá trình đầu tư.
Quốc Anh
Theo Dantri
Đề xuất tăng phí đường cao tốc TPHCM - Trung Lương
Bộ GTVT vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức phí dự án đường cao tốc TPHCM - Trung Lương từ 1.000 đồng/km lên 1.500 đồng/km; sử dụng phần doanh thu tăng này để xây dựng 2 nút giao Tân Tạo và Chợ Đệm.
Theo văn bản kiến nghị, thời gian bắt đầu thu phí từ ngày 1/6/2015 đến 31/12/2018. Nhóm xe dưới 12 chỗ ngồi, xe có trọng tải dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải công cộng sẽ đóng 60.000 đồng để đi hết tuyến thay vì 40.000 đồng như hiện nay. Nếu được chấp thuận, tổng doanh thu tăng thêm khoảng 620 tỷ đồng.
Theo Bộ GTVT, tổng mức đầu tư cho hai nút giao Tân Tạo - Chợ Đệm khoảng 945 tỷ đồng. Để đủ vốn đầu tư, Bộ GTVT cũng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 325 tỷ đồng từ nguồn bán quyền thu phí cao tốc TPHCM - Trung Lương để đầu tư cho dự án.
Doanh thu tăng thêm từ việc tăng mức phí sẽ được sử dụng để đầu tư xây dựng 2 nút giao thuộc cao tốc TPHCM - Trung Lương
Nút giao thông giữa tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm với tỉnh lộ 10B và đường Trần Đại Nghĩa hiện hữu của TPHCM là các hạng mục bổ sung vào dự án đường cao tốc TPHCM - Trung Lương đã được Thủ tướng Chính Phủ chấp thuận chủ trương năm 2009 và Bộ GTVT phê duyệt năm 2010.
Tuy nhiên, tại thời điểm đó nguồn vốn ứng trước từ Ngân sách nhà nước của dự án đang tập trung hoàn thành tuyến đường chính nên không đủ nguồn vốn bố trí cho hạng mục này nên việc triển khai xây dựng 2 nút giao thông trên tạm dừng, chưa thể triển khai được.
Theo báo cáo của đơn vị quản lý cao tốc TPHCM - Trung Lương, đoạn tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm có mật độ giao thông lớn, tốc độ tăng trưởng phương tiện nhanh, lưu lượng xe ra vào Khu công nghiệp Tân Tạo, Lê Minh Xuân, An Hạ,... nhiều gây nguy cơ ùn tắc giao thông giờ cao điểm tại nút giao tỉnh lộ 10B và đường Trần Đại Nghĩa. Để giải quyết tình trạng trên thì việc xây dựng 2 nút giao thông khác mức là rất cần thiết.
Đường cao tốc TPHCM - Trung Lương chính thức thu phí từ ngày 25/2/2012. Lúc đó, mức phí khá cao, đối với xe container 40 feet là 8.000 đồng/km. Nhiều phương tiện chuyển hướng sang di chuyển sang quốc lộ 1A, khiến lượng xe trên quốc lộ tăng cao, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông và số vụ tai nạn giao thông tăng cao.
Trước tình hình trên, UBND TPHCM và Hiệp hội vận tải hàng hóa TPHCM đã kiến nghị giảm mức phí để các phương tiện di chuyển sang đường cao tốc.
Ngay sau đó, Bộ GTVT đã đề nghị Bộ Tài chính xem xét giảm từ 25 - 30% phí cho xe tải trên 18 tấn qua cao tốc TPHCM - Trung Lương. Đến tháng 7/2012, Chính phủ đã đồng ý phương án giảm phí của Bộ Tài chính.
Hiện nay, phí thu qua cao tốc này có mức từ 1.000 đồng đến 6.000 đồng/km tùy từng loại xe. Mức phí 1.000 đồng áp dụng cho xe dưới 12 chỗ ngồi, xe có trọng tải dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải công cộng.
Đường cao tốc TPHCM - Trung Lương được thiết kế với tốc độ 120 km/h, gồm 6 làn xe với tổng chi phí khoảng 10.000 tỷ đồng. Ngày 3/2/2010, tuyến cao tốc này được đưa vào khai thác, với vận tốc 120km/h, sau đó được điều chỉnh xuống 100km/m.
Mới đây, Cục Quản lý đường bộ 4 - đơn vị quản lý và duy tu đường cao tốc TPHCM - Trung Lương đã giao Trung tâm kỹ thuật đường bộ, thuộc Tổng cục Đường bộ, tư vấn thẩm tra an toàn giao thông để nâng tốc độ cho xe lưu thông từ 100 km/h lên 120 km/h.
Quốc Anh
Theo Dantri
Sân bay Long Thành: Tiêu chí đầu tiên là cạnh tranh quốc tế Trong Tờ trình Ban chấp hành Trung ương Đảng về Dự án xây dựng sân bay Long Thành, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết sẽ lam ro hiêu qua kinh tê va kha năng canh tranh vơi cac sân bay khac, coi cạnh tranh quốc tế là tiêu chí đầu tiên của dự án này. Thông tin trên được Bộ trưởng...