‘Chỉ đi massage, tại sao lại bị bệnh lậu?’
Đó là lời chất vấn của người đàn ông ngoài 40 tuổi với bác sĩ khi anh ta bức xúc cho rằng nguồn lây bệnh lậu chỉ có thể từ vợ, vì chỉ khi quan hệ với vợ anh mới không dùng bao cao su.
Đổ vấy cho vợ khi bị bệnh lậu
Trên một trang báo, bác sĩ CKII Đào Hữu Ghi, Trưởng khoa điều trị bệnh da nam giới, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết mới đây, một cặp vợ chồng hơn 40 tuổi (ở Hà Nội) đến khám vì tiểu buốt, chảy mủ vùng kín và có mùi hôi. Cả hai được chẩn đoắn mắc bệnh lậu.
Khi trao đổi với bác sĩ người chồng bức xúc cho rằng nguồn lây chỉ có thể từ vợ vì khi gần gũi, quan hệ với vợ anh mới không dùng bao cao su.
“Tiếp nhận bệnh nhân tôi phải tách cặp vợ chồng ra khám, khai thác bệnh sử. Theo đó, người chồng “khai”, gần đây khi đi công tác, anh đã “vui vẻ” với người lạ nhưng khẳng định 100% dùng bao cao su. Vì thế anh này khăng khăng không thể có chuyện nhiễm bệnh lậu và nguyên nhân là do người vợ quan hệ ngoài luồng rồi lây bệnh cho anh ta”- bác sĩ Ghi kể.
Theo bác sĩ Ghi, đây là điều rất nhiều người nhầm lẫn. Thực tế, nhiều người khi quan hệ với gái mại dâm hay người lạ đều có thói quen dùng bao cao su, nhưng trước đó ở giai đoạn khởi động thì không sử dụng. Việc quan hệ tình dục bằng các hình thức khác có thể là cửa ngõ của nguồn lây bệnh, bởi mầm bệnh vẫn lưu lại trong miệng, họng.
“Không ít bệnh nhân nam tới khám có nói rằng “tôi chỉ đi massage chứ không quan hệ thực sự” hay “tôi chỉ quan hệ bên ngoài”… Thực tế, đã đi massage, có những hành vi quan hệ ngoài luồng đều có nguy cơ mắc bệnh. Thống kê của chúng tôi cho thấy 70% bệnh nhân lậu tới khám tìm ra nguyên lây lan từ quan hệ đường miệng” – bác sĩ Ghi cảnh báo.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Cơ chế lây bệnh của bệnh lậu
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Nó thường nhiễm vào biểu mô của niệu đạo, cổ tử cung, trực tràng, hầu họng, hoặc kết mạc, gây kích ứng hoặc đau và xuất huyết rải rác. Khuếch tán tới da và khớp, là không phổ biến, gây ra vết loét trên da, sốt, và viêm đa khớp di cư hoặc viêm xương khớp nhiễm khuẩn. Chẩn đoán bằng kính hiển vi, nuôi cấy, hoặc các xét nghiệm khuếch đại acid nucleic. Một số kháng sinh đường uống hoặc tiêm được sử dụng, nhưng kháng thuốc là một vấn đề ngày càng tăng.
Dấu hiệu thường gặp ở nam giới là dương vật bị chảy mủ do nhiễm trùng. Tình trạng mủ nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Bệnh lậu có thể ảnh hưởng đến trực tràng, gây ngứa hậu môn và chảy máu, một số người bị tiêu chảy và đau khi đi vệ sinh. Khi nhiễm trùng lan sang các khu vực xung quanh như bìu và tinh hoàn, nam giới nguy cơ bị viêm mào tinh hoàn đi kèm với đau háng, dẫn đến vô sinh.
Biểu hiện của người bị bệnh lậu
Các biểu hiện cơ bản của bệnh lậu bao gồm tiết dịch, đau bộ phận sinh dục khi đi tiểu, đau tinh hoàn hoặc chảy máu âm đạo bất thường.
Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, bệnh lậu (do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra) là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất tại nước này. Hơn 1,5 triệu người dân Mỹ mắc bệnh này mỗi năm.
CDC khuyến cáo tuân thủ chế độ một vợ một chồng. Đây là cách hiệu quả nhất để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bất kỳ chủng vi khuẩn lậu nào.
Sự nguy hiểm khi mang thai mà mắc lậu
Nhiều người không biết mình đã nhiễm vi khuẩn lậu và có tới 80% phụ nữ bị bệnh lậu mà không thể hiện bất cứ triệu chứng gì.
Đối với phụ nữ mang thai mắc lậu thì rất có thể bị sinh non, sảy thai. Trẻ sinh ra mắc bệnh viêm kết mạc mắt.
Cách phát hiện bệnh lậu ở phụ nữ
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhea gây ra, loại vi khuẩn này hay có ở những vùng ẩm ướt của cơ thể như âm đạo, dương vật, mắt, họng và trực tràng.
Bệnh lậu cũng có thể lay lan qua mọi hình thức quan hệ tình dục như qua đường miệng, đường âm đạo và trực tràng.
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhea gây ra, loại vi khuẩn này hay có ở những vùng ẩm ướt của cơ thể như âm đạo, dương vật, mắt, họng và trực tràng.
Ngay cả những nước phát triển, bệnh lậu vẫn là một trong số những bệnh lây truyền qua đường tình dục cần quan tâm sau các bệnh khác như HIV/AIDS, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, viêm gan, giang mai.
Phụ nữ có quan hệ tình dục với nam đã mắc bệnh lậu thì khả năng bị lây bệnh là từ 60-90%; trong khi nam giới có quan hệ tình dục với bạn tình nữ đã mắc bệnh thì khả năng bị lây bệnh lại thấp hơn nhiều, chỉ từ 30-50%.
Khi phụ nữ bị nhiễm vi khuẩn lậu hay vi khuẩn Chlamydia trachomatis thì những nguy cơ cho sức khỏe sinh sản rất nghiêm trọng, bao gồm bệnh viêm tiểu khung, vô sinh do tắc vòi trứng, chửa ngoài tử cung và đau vùng tiểu khung mãn tính. Sự nhiễm khuẩn có thể lan xa, ảnh hưởng đến tử cung và tăng đáng kể nguy cơ xảy ra bệnh viêm tiểu khung.
Các triệu chứng mắc lậu ở nữ giới thường không được nhận biết. Chỉ khi các triệu chứng bộc lộ như:
Ra máu tử cung bất thường.Cảm giác nóng rát khi tiểu tiện.Ra nhiều khí hư, khí hư có mùi và màu khác biệt.Âm hộ ngứa, rát, đái dắt.Đau bụng dưới hoặc đau vùng thắt lưng.Đôi khi ra máu giữa 2 kỳ kinh hoặc kinh nguyệt nhiều hơn bình thường.
Sự nguy hiểm khi mang thai mắc bệnh lậu
Bệnh lậu là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm tiểu khung - một bệnh phát triển từ sự nhiễm khuẩn âm đạo, cổ tử cung rồi lan lên tử cung, 2 vòi và buồng trứng, còn có thể lan rộng cả đến toàn bộ ổ bụng. Lậu cũng có thể gây tắc ruột hoặc gây nhiễm khuẩn huyết và đó là những cơ hội có thể gây chết người.
Mắc bệnh lậu khi đang mang thai thì trẻ có thể nhiễm vi khuẩn lậu trong lúc sinh đẻ, khi đi qua âm đạo. Trong quá trình sinh dễ lây nhiễm khuẩn lậu cho thai nhi khi sinh qua ngả âm đạo, gây cho trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc mắt, vi khuẩn lậu từ những chất tiết ở đường sinh dục xâm nhập vào mắt của trẻ mà gây bệnh.
Nếu phụ nữ có thai mắc lậu không chữa trị dứt điểm có thể còn bị sảy thai, dễ bị sinh non. Mọi phụ nữ mang thai đều cần làm test tầm soát ngay từ lần khám thai đầu tiên và lần nữa vào 3 tháng cuối.
Bệnh lậu khi có thai có thể điều trị dễ dàng, do đó nên tham khảo ý kiến thầy thuốc nếu như có triệu chứng của bệnh lậu hoặc cảm thấy có nguy cơ. Ảnh minh họa.
Không được điều trị dứt điểm bệnh lậu ở phụ nữ mang thai thì khi sinh đẻ có thể gây ra những biến chứng đe dọa sinh mạng cho trẻ và thai phụ, dẫn đến bệnh viêm tiểu khung, chửa ngoài tử cung, thậm chí gây hiếm muộn.
Nhìn chung, bệnh lậu khi có thai có thể điều trị dễ dàng, do đó nên tham khảo ý kiến thầy thuốc nếu như có triệu chứng của bệnh lậu hoặc cảm thấy có nguy cơ.
Khi phát hiện triệu chứng bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Mặt khác, kiểm tra nguồn gốc lây bệnh, điều trị đồng thời cho cả vợ/chồng hoặc bạn tình.
Điều trị đúng thuốc, đủ liều và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh lây lan bệnh cho người khác và tránh nguy cơ bệnh lậu tái nhiễm.
"Đổi gió" chuyện phòng the, cô gái dính sùi mào gà đáng tiếc Chỉ một lần quan hệ phòng the kiểu này, tai họa đã giáng xuống đầu cô gái trẻ, khiến cô mất hết niềm tin... Kiểu quan hệ phòng the khiến cô gái trẻ bị sùi mào gà ThS.BS Lâm Quang Tùng (chuyên Sản phụ khoa, làm việc tại TP.HCM) kể, phòng khám của anh mới tiếp nhận một bạn nữ bị sùi mào...