Chỉ đền bù 137.000 đồng/m2 đất
Ngày 22-8, ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế) đã có buổi đối thoại với 11 hộ dân nằm trong diện di dời dự án hầm đường bộ Phước Tượng (thuộc thôn Phước Tượng, xã Lộc Trì).
Tại buổi đối thoại, 11 hộ dân cho rằng việc đền bù nhà và đất ở quá thấp như hiện nay khiến các hộ không đủ tiền để vào khu tái định cư.
Bà Phan Thị Hồng cho biết gia đình có 400m2 đất ở và đất vườn, nhưng chỉ được đền bù 100 triệu đồng. Nhà được đền bù 150 triệu đồng. Tổng tiền đền bù cả nhà và đất, cây… là 250 triệu đồng: “Với mức đền bù này tôi không đủ tiền mua đất tái định cứ chứ chưa nói đến chuyện xây nhà…”. Bà Hồng nói.
Người dân cho rằng giá đền bù đất quá thấp, trong khi đất tái định cư quá cao. Ảnh: VIẾT LONG
Video đang HOT
Ông Hoàng Nhẫn, cho biết gia đình ông có 804 m2 đất ở và đất vườn nhưng được đền bù 110 triệu đồng (137.000 đồng/m2). Nhà được đền bù 420 triệu đồng: “Tính cả nhà cửa, cây cối gia đình tôi nhận được 530 triệu đồng. Trong khi đất ở khu tái định cư Lộc Trì có giá 540.000 đồng/m2. Nếu gia đình tôi vào đấy ở thì phải trả gần 200 triệu đồng mua đất, số tiền còn lại làm sao xây được nhà…”- ông Nhẫn bức xúc nói.
Ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND Phú Lộc khẳng định mức đền bù từ 120.000-140.000 đồng/m2 đất là khá thấp, trong khi giá đất ở khu tái định cư Lộc Trì lên đến 540.000 đồng/m2: “Nhưng đây là mức giá do UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ban hành hàng năm nên không thể điều chỉnh”.
Theo ông Mạnh, hiện có ba phương án để giúp người dân tháo gỡ khó khăn vấn đề này, một là trình UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế xin cơ chế đặc thù, xem xét hỗ trợ mức chênh lệch giữa đất phải thu hồi với đất ở khu tái định cư, hai là cho người dân nợ khoản tiền chênh lệch giá giữa đất đền bù với đất tái định cư sau đó trả dần, ba là cấp đất tái định cư ngay trong thôn.
Sau khi thảo luận, người dân đã chọn phương án xin UBND tỉnh cơ chế đặc thù. Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Mạnh cho rằng: “Tôi sẽ cố gắng hết sức để trình UBND tỉnh đề xuất này, nhưng có được hay không tôi chưa dám chắc chắn…”- ông Mạnh nói.
Theo Phapluattp
Tiền tỷ chôn theo hầm bộ hành
Hà Nội hiện có hơn 20 hầm đi bộ với 14 hầm đã đưa vào sử dụng. Tuy vậy, kể từ khi đưa vào vận hành đến nay, hầu hết các hầm đều không phát huy tác dụng, gây lãng phí và búc xúc trong nhân dân.
Hầm đường bộ tiền tỷ thành cống thoát nước
Thống kê của Thanh tra Bộ GTVT cho thấy, toàn địa bàn TP Hà Nội hiện có 17 hầm đi bộ (H1-H17) tại dự án xây dựng đường Vành đai III giai đoạn I đoạn Mai Dịch-Pháp Vân do Ban QLDA Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư, và đã bàn giao 14 hầm cho Công ty CP Công trình giao thông 2 Hà Nội quản lý và khai thác. Bốn hầm đi bộ (H1-H4) ở dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng QL 32 đoạn Cầu Diễn-Nhổn chưa thể bàn giao do vẫn còn dang dở.
Tuy nhiên, kể từ khi đưa vào vận hành số hầm đi bộ trên gần như không phát huy hiệu quả. Không ít hầm bỏ không, là nơi tập kết hàng hóa, rác thải, khu trú ngụ của các đối tượng xã hội... Tỷ lệ người tham gia giao thông sử dụng hầm bộ hành rất ít. Ghi nhận của phóng viên cho thấy, hầm bộ hành H15 dù đã được bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng không vận hành, khai thác, cửa luôn trong tình trạng khóa. Xung quanh khu vực cửa hầm cỏ mọc um tùm, rác thải, vật liệu xây dựng ngập ngụa. Hay, hầm đường bộ trên đường Khuất Duy Tiến, kể từ khi hoàn thiện đến nay chưa thể hoạt động và trong tình trạng khóa trái cửa và bị ngập nước. Do không có sự quản lý, nên khu vực cửa hầm trở thành nhà vệ sinh công cộng và nơi xả rác của người dân.
Theo nhận định của Thanh tra Bộ GTVT, các hầm đi bộ chưa được bàn giao đồng loạt để đơn vị quản lý, khai thác do việc thi công kéo dài (chậm tiến độ), nhà thầu thi công không tổ chức bảo vệ, bơm hút nước, dọn vệ sinh khu vực công trình đang thi công. Một số vị trí vỉa hè trước cửa đường hầm bị phá hỏng do các công trình thi công lân cận gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.
Còn theo đại diện Công ty CP Công trình giao thông 2 Hà Nội, hầm bộ hành được đầu tư xây dựng ở nhiều thời điểm khác nhau, với kinh phí 3-7 tỷ đồng/hầm. Đến nay, nhiều hầm vẫn chưa được bàn giao để khai thác sử dụng vì thủ tục hoặc hạ tầng chưa xong. Cả hệ thống đường hoặc hầm phải hoàn thiện đồng bộ thì việc khai thác mới có hiệu quả.
Tuy vậy, Thanh tra Bộ GTVT kiến nghị xem xét trách nhiệm của Chủ đầu tư, Ban QLDA, đơn vị thi công để chậm tiến độ, không bảo quản tốt công trình, gây phản cảm trong dư luận. Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan khẩn trương thi công, hoàn thiện 4 hầm (H1, H2, H3, H4) thuộc dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng QL 32 đoạn Cầu Diễn-Nhổn để bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng. Ngoài ra, 3 hầm còn lại thuộc trách nhiệm của Ban QLDA Thăng Long, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công để bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng.
Theo ANTD
Thiếu đất sản xuất, dân triệt phá rừng phòng hộ Nhường đất cho dự án Hồ chứa nước Nước Trong, người dân thiếu đất sản xuất và lâm vào cảnh đói khổ. Cũng từ đó, người dân ồ ạt phá rừng phòng hộ kiếm kế sinh nhai và lấy đất để sản xuất chống đói. Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện, tại khu vực rừng phòng hộ thuộc lô 2, khoảnh...