Chỉ đạo “nóng” sau vụ xe U oát lao xuống vực sâu khiến 7 người thương vong ở Hà Giang
Ủy ban ATGT Quốc gia yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng khiến 7 người thương vong, xử lý nghiêm trách nhiệm của lái xe và chủ sở hữu xe ô tô theo quy định pháp luật.
Sau vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Hà Giang làm 7 người thương vong ở Hà Giang, Ủy ban ATGT Quốc gia đã có văn bản đề nghị xác minh trách nhiệm trong vụ TNGT tại đây, yêu cầu ban an toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về an toàn giao thông và kinh doanh vận tải đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng xe ô tô cũ, xe đã thanh lý trong hoạt động vận tải khách du lịch.
Văn bản nêu rõ, theo báo cáo của cơ quan chức năng, khoảng 10h30 ngày 8/11, trên địa bàn tỉnh Hà Giang, xe ô tô BKS 23A-071.95 đã lao xuống vực khiến 3 người chết tại chỗ, 4 người bị thương. Theo thông tin ban đầu những người ngồi trên xe là khách du lịch (trừ lái xe) tại khu nghỉ dưỡng Trường Xuân (Đồng Văn, Hà Giang) thuê xe của khu nghỉ dưỡng để tham quan, du lịch trên cung đường từ Đồng Văn đi Mèo Vạc.
Báo cáo của Sở GTVT Hà Giang, xe ô tô BKS 23A – 071.95 chưa đăng ký tham gia kinh doanh vận tải và chưa từng được cấp phù hiệu kinh doanh vận tải.
Các lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt ở hiện trường để triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ. Ảnh: My Ly
Ủy ban ATGT Quốc gia đề nghị Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban ATGT tỉnh Hà Giang chỉ đạo cơ quan liên quan tổ chức thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân không may gặp nạn; ưu tiên cao nhất cứu chữa các nạn nhân bị thương nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về người.
Video đang HOT
Để khắc phục hậu quả vụ việc và ngăn ngừa các vụ TNGT tương tự, Ủy ban ATGT Quốc gia đề nghị “cơ quan chức năng địa phương cũng cần khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn, xử lý nghiêm trách nhiệm của lái xe và chủ sở hữu xe ô tô BKS 23A-071.95 theo quy định pháp luật. Đặc biệt, cần xác minh trách nhiệm lái xe và chủ xe là thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách nội bộ (không thu tiền trực tiếp) hay hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trái quy định pháp luật, dẫn đến tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; xem xét trách nhiệm của các cơ quan chức năng liên quan”.
Xe U oát biến dạng, nằm dưới vực sâu.
Ủy ban ATGT Quốc gia cũng nhận định, hiện nay, ở nhiều địa phương xảy ra tình trạng các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ khách sạn, nghỉ dưỡng hoặc vui chơi giải trí sử dụng xe ô tô để chở khách du lịch trong những cung đường nội bộ khu du lịch (dịch vụ trải nghiệm bằng xe ô tô trên đồi cát tại Bình Thuận) hoặc trải nghiệm trên những cung đường đèo, dốc thuộc mạng lưới đường bộ công cộng. Nhiều phương tiện được sử dụng trong những dịch vụ này là những xe ô tô cũ, do cơ quan nhà nước hoặc lực lượng vũ trang thanh lý, đã có thời gian sử dụng lâu.
Đặc biệt, có một số tổ chức, cá nhân nêu trên không đăng ký kinh doanh vận tải, phương tiện được sử dụng không đảm bảo điều kiện để tham gia kinh doanh vận tải. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, mà cụ thể là vụ việc xảy ra tại Đồng Văn, Hà Giang.
Khu vực nơi chiếc xe rơi xuống vực sâu 100 mét.
Trước tình trạng đó, Ủy ban ATGT Quốc gia đề nghị Sở GTVT Hà Giang chủ trì, kiểm tra toàn bộ các cơ sở kinh doanh có sử dụng xe ô tô để đưa, đón khách du lịch trên địa bàn tỉnh, yêu cầu chấn chỉnh, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về bảo đảm ATGT đối với hoạt động vận tải khách du lịch trên địa bàn.
“Ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng cần chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện rà soát, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về ATGT và kinh doanh vận tải đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng xe ô tô cũ, xe ô tô đã thanh lý trong hoạt động vận tải hành khách, hàng hoá.
Đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch hoặc vận tải nội bộ phục vụ khách du lịch bên trong khu du lịch hoặc trên đường giao thông công cộng, bảo đảm các hoạt động vận tải khách du lịch phải tuân thủ đúng các quy định pháp luật về ATGT và kinh doanh vận tải khách du lịch”, văn bản nêu rõ.
TNGT đặc biệt nghiêm trọng: Lái xe có tâm lý chủ quan trong mùa dịch?
"Tình hình TNGT gây hậu quả nghiêm trọng có diễn biến phức tạp, diễn ra dồn dập là do nhiều lái xe đã có tâm lý chủ quan, lơ là cho rằng vì cả nước đang tập trung chống dịch nên lực lượng chức năng không thực thi nhiệm vụ", ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia nhìn nhận.
Hiện trường vụ tai nạn giao thông trên QL5 thuộc địa bàn quận Long Biên, Hà Nội ngày 4/8 vừa qua.
Ủy ban An toàn giao thông quốc gia vừa thông tin, 8 tháng năm 2020, cả nước xảy ra 9.170 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.342 người, bị thương 6.727 người. So với cùng kỳ năm 2019, số vụ tai nạn giao thông giảm 2.161 vụ (giảm 19,07%), số người chết giảm 754 người (giảm 14,8%), số người bị thương giảm 1.860 người (giảm 21,66%).
Đáng lưu ý là từ tháng 6 đến tháng 8, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe ô tô kinh doanh vận tải (xe tải, xe chở khách, xe container), làm chết và bị thương nhiều người khiến dư luận bức xúc tại các địa phương: Đắk Nông ngày 13/6 làm 5 người chết, 5 người bị thương; Kon Tum ngày 11/7 làm 6 người chết, 35 người bị thương; Bình Thuận ngày 21/7 làm 8 người chết, 7 người bị thương; vụ tai nạn giao thông ngày 26/7 tại Quảng Bình làm 15 người chết, 22 người bị thương. Gần đây nhất là vụ tai nạn giao thông trên Quốc lộ 5 thuộc địa bàn quận Long Biên, Hà Nội ngày 4/8, làm 3 người chết và 1 người bị thương.
Liên quan đến vấn đề này, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia thừa nhận, thời gian qua, tình hình TNGT gây hậu quả nghiêm trọng có diễn biến phức tạp, diễn ra dồn dập trong thời gian ngắn (từ tháng 6 đến tháng 8). Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn tới các vụ tai nạn đều không bất thường mà xuất phát từ các yếu tố thường thấy. Như vụ TNGT ở Quảng Bình khiến 15 người thiệt mạng, tài xế điều khiển phương tiện khi trong người có nồng độ cồn, giấy phép lái xe không phù hợp; Vụ TNGT ở Bình Thuận làm 8 người chết thì lái phụ lái thay lái chính.
"Cần phải nói rằng, khái niệm về TNGT vốn là những sự kiện bất thường không mong đợi, ngay cả người cầm lái cũng không mong sự việc đáng tiếc xảy ra. Nhưng, tôi cho rằng, ở đây, nhiều lái xe đã có tâm lý chủ quan, lơ là cho rằng vì cả nước đang tập trung chống dịch nên lực lượng chức năng không thực thi nhiệm vụ", ông Hùng nhận định.
Do đó, xem xét trách nhiệm của cả lái xe và doanh nghiệp kinh doanh vận tải trước vấn đề an toàn giao thông được đặt ra. Ông Khuất Việt Hùng cho rằng, Nghị định 86 trước đây và bây giờ đều quy định trách nhiệm của các đơn vị kinh doanh vận tải. Cụ thể, trên những phương tiện kinh doanh vận tải hiện tải như xe khách liên tỉnh hay xe hợp đồng phải có thiết bị giám sát hành trình (GSHT). Đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện phương án đảm bảo ATGT, theo dõi giám sát hoạt động của phương tiện giao thông thông qua thiết bị GSHT và yêu cầu lái xe thực hiện đúng quy định cứ 4 tiếng phải nghỉ, 10 tiếng phải thay lái.
Ngoài ra, trên thiết bị giám sát hành trình cũng có chức năng giám sát, khi chạy quá tốc độ thiết bị sẽ cảnh báo. Nhưng thực tế cho thấy, hiện có một tỷ lệ không nhỏ các chủ xe gần như buông lỏng quản lý và "khoán trắng" cho lái xe, tạo lỗ hổng trong công tác đảm bảo ATGT.
Trên cơ sở đó, ông Hùng cho rằng, tới đây, các cấp có thẩm quyền cần nghiên cứu, quy định thêm trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thống kê hành vi vi phạm về lộ trình, tốc độ, từ đó đưa ra chế tài xử lý theo hướng đình chỉ hoạt động kinh doanh của xe và đình chỉ hoạt động kinh doanh tạm thời (có thời hạn) của đơn vị kinh doanh vận tải. Cơ quan thực hiện đình chỉ là các Sở GTVT.
"Trong Nghị định 10 cũng có quy định, đối với xe khách và container phải gắn thêm camera trên xe để doanh nghiệp vận tải có thể giám sát hoạt động chính trong xe, theo dõi lái xe có vi phạm các quy định về đảm bảo ATGT. Những quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2021", ông Hùng nói.
Được biết Tổng cục Đường bộ VN cũng đang trong quá trình xây dựng phần mềm quản lý về lái xe. Với phần mềm này, chủ xe và các cơ quan quản lý sẽ biết hành trình từ lúc lái xe lên xe như thế nào đến lúc kết thúc, đồng thời nắm được thông tin chi tiết về lái xe để việc quản lý người điều khiển phương tiện sẽ chặt chẽ hơn.
Nghiên cứu, bổ sung quy định xử phạt chủ phương tiện để tài xế gây TNGT Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu, bổ sung quy định xử phạt chủ phương tiện và người đứng đầu đơn vị kinh doanh vận tải có lỗi để tài xế gây TNGT. Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2019/NĐ-CP theo hướng bổ sung quy định xử phạt đối với chủ phương tiện...