Chỉ đạo nổi bật: Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh
Nghị quyết số 84/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là chỉ đạo nổi bật của Chính phủ trong tuần.
Ảnh minh họa.
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng COVID-19
Trong tuần, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Chính phủ quyết nghị tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm trật tự an toàn xã hội để duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội đã được Quốc hội đề ra.
Những chính sách giảm phí, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chính thức được cụ thể hóa sau những đề xuất, thảo luận thời gian qua; một số nội dung được thống nhất báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội…
Tại Nghị quyết, Chính phủ đưa ra 3 nhiệm vụ, giải pháp thuộc thẩm quyền:
1- Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
2- Thu hút vốn đầu tư toàn xã hội.
Video đang HOT
3- Đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công
Đẩy mạnh các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
Trong tuần, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 22/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương hoàn thành việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, đáp ứng yêu cầu phát triển các mô hình, sản phẩm dịch vụ thanh toán mới; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định thay thế Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt trước ngày 1/7/2020; tiếp tục nghiên cứu ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo hoàn thành xây dựng, phát triển Hệ thống bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH), chính thức đưa vào vận hành, triển khai dịch vụ hoàn thành trước ngày 15/12/2020; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ việc triển khai các mô hình dịch vụ thanh toán mới để kịp thời đảm bảo công tác quản lý, đáp ứng yêu cầu thực tiễn…
Tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tại Chỉ thị 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương thường xuyên kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực thương mại điện tử; quản lý, giám sát hoạt động thương mại điện tử và các mô hình hoạt động kinh doanh trên ứng dụng công nghệ số, phòng ngừa hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; phối hợp các bộ, ngành kiểm tra các hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, kịp thời phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an các cấp kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh các loại hình kinh doanh dịch vụ như công ty tài chính, cầm đồ, môi giới việc làm, nhà đất, du học, đưa người đi lao động ở nước ngoài, thương mại và thanh toán điện tử… để phòng ngừa hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bộ Tài chính chủ động phòng ngừa hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán…; thực hiện nghiêm các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến định giá tài sản, giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính, bảo đảm căn cứ để khởi tố, điều tra, xử lý tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cấp thị thực điện tử cho công dân 80 nước
Tại Nghị quyết 79/NQ-CP, Chính phủ quyết nghị danh sách các nước có công dân được cấp thị thực điện tử theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25/11/2019 gồm 80 nước: Áo, Ba Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Cộng hòa Liên bang Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, I-ta-li-a, Phần Lan, Pháp, Trung Quốc,…
Danh sách các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25/11/2019, bao gồm: 8 cửa khẩu đường hàng không, 16 cửa khẩu đường bộ và 13 cửa khẩu đường biển.
ĐHĐCĐ KSB: Làn sóng đầu tư công và dòng vốn khu công nghiệp mới chỉ là xu hướng, năm 2020 sẽ đối mặt nhiều diễn biến khó lường
Dự kiến ngay trong năm nay, KSB sẽ hoàn thành sở hữu chi phối và hợp nhất kết quả kinh doanh một công ty vật liệu xây dựng tại Đồng Nai, với tỷ lệ nắm giữ gián tiếp 41%. Quy mô của công ty này vào khoảng 250 triệu tấn đá, gấp nhiều lần KSB, mức định giá rất lớn
Ngày 29/5, CTCP Khoáng sản và xây dựng Bình Dương (KSB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020, thông qua kế hoạch doanh thu 1.476 tỷ - tăng 13,5%, ngược lại LNST giảm nhẹ về 320 tỷ đồng.
Kế hoạch LNST giảm là đi sát tình hình thị trường
Là đơn vị khai thác đá, năm 2020 KSB được xem là cái tên sáng giá trong ngành đá xây dựng giữa bối cảnh Chính phủ chủ trương tăng cường đầu tư công. Theo ước tính của giới phân tích, 2 dự án cao tốc trên sẽ cần khoảng 6-7 triệu tấn đá xây dựng, tương đương 30-35% công suất khai thác được cấp phép của các công ty niêm yết. Hiện, KSB có lợi thế sở hữu nhiều mỏ đá ở vị trí tốt, công suất khai thác lớn và thời hạn khai thác dài.
Trước kế hoạch kinh doanh thậm chí đi lùi, ban lãnh đạo KSB phân trần do năm 2020 có những diễn biến không lường trước được; trong khi làn sóng đầu tư công và đón đầu dòng vốn khu công nghiệp mới chỉ là xu hướng, từ chủ trương đến thực tiễn phải mất thời gian dài.
Ngược lại, thực tế thì dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng đến tiến độ dự án doanh nghiệp. Trong 5 tháng đầu năm, thị trường tiêu thụ rất chậm, giãn cách xã hội gây ảnh hưởng nặng lên hoạt động kinh doanh. Từ đầu năm 2020 đến nay hầu như không ghi nhận thêm khách nào, thậm chí chưa thể xác định thời gian sẽ mở cửa trở lại để có thể đón nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, kế hoạch của Công ty là bám sát tình hình thị trường, ông Phan Tấn Đạt - Chủ tịch HĐQT - khẳng định.
2020 sẽ hoàn tất thâu tóm công ty sở hữu mỏ đá lớn tại Đồng Nai, mở rộng quy mô khai thác
Hiện, Công ty đang ủy thác đầu tư với giá trị 1.311 tỷ đồng vào một công ty vật liệu xây dựng tại Đồng Nai, với tỷ lệ nắm giữ gián tiếp 41% và sẽ tăng tỷ lệ trong thời gian tới. Quy mô của công ty này vào khoảng 250 triệu tấn đá, gấp nhiều lần KSB, mức định giá rất lớn.
Mục đích mua lại nhằm mở rộng quy mô. Dự kiến ngay trong năm nay, KSB sẽ hoàn thành sở hữu chi phối và hợp nhất kết quả kinh doanh.
Năm 2020, mỏ Tân Đông Hiệp của Công ty sẽ bước vào giai đoạn cải tạo phục hồi môi trường để đóng cửa theo giấy phép khai thác. Theo đó, việc mua lại doanh nghiệp tại Đồng Nai trên sẽ góp phần giảm áp lực bù đắp sản lượng khi mỏ Tân Đông Hiệp hết thời hạn khai thác.
Song song, Công ty cũng sớm lên kế hoạch bù đắp sản lượng với sản lượng tồn kho dự trữ tính đến nay đã vào khoảng 1,5 triệu m3, tương đương 75% cả năm 2019 (2,2 triệu tấn). Mặt khác, Công ty cũng đang làm thủ tục để trình đề án, xin mở rộng mỏ Phước Vĩnh; tăng quy mô, xin giấy phép khai thác mỏ Tân Lập, và tiến hành mua lại một số mỏ đá khác trên thị trường. Với mỏ đá Tân Mỹ, Phước Vĩnh, Công ty sẽ vừa mở rộng, vừa khai thác xuống sâu lần lượt 150 m và 100 m.
Nhìn chung, ban lãnh đạo Công ty khẳng định dự trữ sản phẩm đủ để hoạt động năm 2020 không bị gián đoạn.
Khu công nghiệp Đất Cuốc sẽ đền bù hết trong năm 2020, thực hiện cuốn chiếu đầu tư cơ sở hạ tầng
Đối với mảng khu công nghiệp, năm 2019 đóng góp khoảng 40% doanh thu, lợi nhuận; dự kiến con số này sẽ không thay đổi nhiều trong năm 2020. Tuy nhiên, với tốc độ dịch chuyển dòng vốn nước ngoài, nhà máy ra khỏi Trung Quốc, thì bất động sản khu công nghiệp đang được kỳ vọng hưởng lợi khi nhu cầu tăng, kéo theo giá thuê tăng lên.
Công ty hiện tiếp tục hoàn thành quy hoạch Khu công nghiệp Đất Cuốc tỷ lệ 1:5000 cho 500 ha và quy hoạch chi tiết giai đoạn 2 tỷ lệ 1:2000, đền bù giải tỏa và đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Ông Đạt cho biết, trong 320 ha đã được đền bù, Công ty đã cho thuê hết khoảng 200 ha, còn lại đã cho thuê, ký hợp đồng đặt cọc giữ chỗ, dự kiến cho thuê hết trong năm nay.
Với 200 ha giai đoạn 2, Công ty dự kiến năm nay sẽ vừa đền bù, vừa đầu tư cơ sở hạ tầng, cho thuê theo hình thức cuốn chiếu. Dự án còn 36 năm khai thác, giá cho thuê khoảng 80 USD/m2 cho 36 năm còn lại, đóng tiền sử dụng đất một lần và thu tiền thuê một lần.
Ngoài ra, KSB còn có đề án đầu tư vào đó một khu thương mại dịch vụ, nhà ở, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Theo đó, KSB đang xin chủ trương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chưa có đề án quy hoạch chi tiết.
Đầu tư cổ phiếu nào đón "sóng" đầu tư công? Theo Agriseco, nếu các dự án đầu tư công quan trọng sớm đi vào triển khai, nhiều nhóm cổ phiếu sẽ được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động kinh doanh, trở thành câu chuyện đầu tư quan trọng trong thời gian tới. CTCK Agriseco vừa đưa ra báo cáo đánh giá cơ hội đầu tư cổ phiếu từ làn...