Chỉ dẫn dùng thuốc khi đau mắt đỏ
Hiện chưa có thuốc diệt vi-rút gây đau mắt đỏ. Các thuốc đang có hiện nay như acyclovir, zovirax… chỉ có tác dụng hạn chế sự sinh sôi của vi-rút.
Hà Nội đang bùng phát dịch đau mắt đỏ (còn gọi là viêm kết mạc dịch hay viêm kết mạc do vi-rút). Dưới đây là tư vấn của bác sĩ chuyên khoa mắt, Bệnh viện Mắt TƯ về việc dùng thuốc khi bị đau mắt đỏ.
Hiện chưa có thuốc diệt vi-rút gây đau mắt đỏ. Các thuốc đang có hiện nay như acyclovir, zovirax… chỉ có tác dụng hạn chế sự sinh sôi của vi-rút.
Đối với kháng sinh chỉ nên dùng kháng sinh tra, nhỏ tại chỗ, kháng sinh phổ rộng để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân đau mắt đỏ. Nên dùng một trong các loại kháng sinh sau đây: tobramycine 0.3% (tobrex, toeycine), quinolone (oflovid, okacin, vigamox), neomycine và polymycine B (cebemycine).
Nên dùng nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo
Nước muối sinh lý 0,9% hay cao cấp hơn là nước mắt nhân tạo ( Tear natural) sẽ rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm êm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu.
Video đang HOT
Các chế phẩm trên không có chất kháng sinh cũng không có chất diệt vi-rút nhưng vẫn được kê đơn rộng rãi là nhờ những tính năng trên. Các chế phẩm bôi trơn mắt có độ nhớt quá cao như celluvisc, liposic không nên dùng trong giai đoạn đầu của bệnh.
Không nên xông, đắp lá
Các phương pháp như xông lá trầu không, lá dâu, lá tre… tuy có làm người bệnh dễ chịu đôi chút nhưng không hề làm bệnh mau khỏi, chưa kể một số bệnh nhân xông lá có thể gây bỏng mắt, trợt giác mạc, xuất huyết dưới kết mạc và sưng nề hơn sau khi xông lá.
Không nên uống kháng sinh, uống thuốc chống sưng nề hay chống viêm
Tuy một vài bệnh nhân có sốt nhẹ, đau họng, sưng hạch, ho húng hắng… nhưng đó là triệu chứng xâm nhập của vi-rút vào cơ thể và phản ứng của hệ bạch huyết. Do vậy không cần phải dùng kháng sinh.
Việc dùng các thuốc nhỏ mắt có cortizol
Polydexa hay clodexa đã từng gây kinh hoàng cho rất nhiều bệnh nhân bởi rất nhiều tai biến. Tuy nhiên trong viêm kết mạc dịch, quan điểm có vẻ cởi mở hơn. Các thuốc giảm viêm dùng sau ngày thứ 5 kể từ lúc phát bệnh có vẻ làm bệnh diễn tiến nhanh theo chiều hướng tốt.
Một vài trường hợp cá biệt bệnh sẽ nặng lên do những nguyên nhân sau đây: chẩn đoán nhầm, kháng sinh không đủ hiệu lực che chở nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, không được sử dụng các sản phẩm có cortizol nếu không có đơn của thầy thuốc chuyên khoa mắt.
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh
Cách ly người bệnh và điều trị tốt cho họ. Tránh không đến nơi có nhiều bệnh nhân mắt trong mùa dịch như bệnh viện, siêu thị, các trung tâm vui chơi giải trí… Rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng nhiều lần trong ngày, rỏ nước muối vệ sinh mắt… là cách bảo vệ chúng ta khỏi những phiền toái do viêm kết mạc dịch
BS Hoàng Cương, BV Mắt TƯ
Theo Tiền Phong
Đau mắt đỏ: Có thể bị biến chứng nếu tự dùng thuốc
TP - Bác sĩ Hoàng Cương - Phó trưởng phòng Quản lý khoa học đào tạo (Bệnh viện Mắt T.Ư) cho biết, dịch đau mắt đỏ chưa có dấu hiệu giảm sau gần hai tháng bùng phát.
Thống kê tại Bệnh viện Mắt T.Ư trong tuần đầu của tháng 8-2010 có 538 lượt bệnh nhân đến khám bệnh đau mắt đỏ trong tổng số 5.567 người bệnh thì đến giữa tháng 8 đã tăng lên gần gấp đôi. Phần lớn bệnh nhân đến từ Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam... Trung bình, cứ 10 người đến khám thì có một bệnh nhân bị đau mắt đỏ. Tác nhân gây bệnh chủ yếu vẫn do virus Adeno.
Các chuyên gia nhãn khoa cảnh báo, mùa tựu trường, học sinh, sinh viên nhập học đông nên nguy cơ dịch lan rộng. Đau mắt đỏ là bệnh dịch thông thường, không nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, nếu không kịp thời điều trị đúng cách có thể gây biến chứng viêm giác mạc, để lại sẹo giác mạc, giảm thị lực dẫn đến mù lòa.
Ngoài những chỉ định thuốc của bác sĩ, bệnh nhân cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý như thực phẩm hằng ngày có đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho mắt, nhất là vitamin A; uống nhiều nước để giữ độ ẩm cần thiết cho mắt;ngủ đủ thời gian, ít nhất là 7 giờ/ngày.
Bác sĩ Cương cho hay, vừa qua đã tiếp nhận một số bệnh nhân bị biến chứng do tự ý dùng thuốc dẫn tới bị glocom, tức bệnh thiên đầu thống. Với những trường hợp này tuy chưa cần phẫu thuật nhưng phải dùng thuốc suốt đời để tăng chức năng thị giác và hạ nhãn áp. Có những bệnh nhân đã từng đau mắt đỏ, khi bị lại dùng lại đơn thuốc cũ để mua thuốc điều trị.
Bác sĩ Cương khẳng định việc tự ý tra các loại thuốc có Cocticoid như Clodexa, Nemydexa, Dexaclor, Polydexa... rất nguy hiểm vì trong các thuốc này có chứa chất gây giảm miễn dịch mắt. Việc dùng thuốc kéo dài, không đúng chỉ định sẽ dẫn đến biến chứng tăng nhãn áp có thể dẫn đến mù lòa.
Đau mắt đỏ do virus gây ra nên có thể tự khỏi, chỉ một số nặng mới biến chứng. Việc điều trị cho bệnh nhân đau mắt nhằm điều trị triệu chứng giảm khó chịu, rút ngắn thời gian mắc và hạn chế tối đa biến chứng. Nếu không điều trị đúng, kịp thời đau mắt biến chứng sẽ làm giảm thị lực. Với người lành chưa bị có thể nhỏ nước muối sinh lý để phòng bệnh. Đặc biệt, sau khi tiếp xúc với người bệnh cần phải rửa tay bằng xà phòng.
Được cho là bệnh lành tính nhưng theo đánh giá của các chuyên gia nhãn khoa vẫn có khoảng 20% bệnh nhân có các biến chứng từ nhẹ đến nặng như khô mắt, viêm giác mạc, loét giác mạc, viêm màng bồ đào với biểu hiện ban đầu là nhìn mờ.
Bệnh này đến nay vẫn chưa có loại vaccine phòng ngừa do các chủng của virus gây bệnh khá đa dạng nên không xác định được kháng nguyên rõ ràng. Đây cũng là nguyên nhân khiến người từng đau mắt đỏ vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh lại.
Theo Tiền Phong
Biến chứng nguy hiểm do đau mắt đỏ Đau mắt đỏ do vi-rút đang tăng lên trong những ngày gần đây tại Hà Nội. Bệnh dễ lây lan và có thể gây biến chứng nguy hiểm. Lây lan rất nhanh Anh N.T.S, 30 tuổi, đến khám tại BV Mắt Hà Nội kể: "Thoạt đầu tôi thấy cộm mắt, sưng, có cảm giác nhức chói. Đến sáng ngủ dậy mắt rất nhiều...