Chỉ có ở Tiên Yên (Quảng Ninh): Gà được đeo nhẫn, mở lễ hội
Không chỉ được đeo nhẫn điện tử để truy xuất nguồn gốc, tháng 10.2018 tới, một lễ hội ẩm thực dành cho sản phẩm gà Tiên Yên cũng được tỉnh Quảng Ninh và huyện Tiên Yên tổ chức nhằm quảng bá một trong những sản phẩm OCOP (mỗi xã, phường một sản phẩm) của địa phương.
Được biết, đây là hoạt động nằm trong Tuần Văn hóa, Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh lần thứ II/2018, nhằm giới thiệu, quảng bá, đồng thời tôn vinh thương hiệu sản phẩm gà Tiên Yên nói riêng và những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của huyện Tiên Yên nói chung. Ngoài ra, huyện còn tổ chức một số hoạt động gắn với Lễ hội ẩm thực gà Tiên Yên như: Tổ chức không gian phục vụ du khách thưởng thức các món ăn chế biến từ gà và các món ăn khác; tổ chức trình diễn thời trang của gà, tiểu phẩm, hoạt cảnh về gà, các tiết mục khiêu vũ thể thao.
Thịt gà Tiên Yên đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công bố là một trong 50 món ăn ngon nhất Việt Nam. Hầu hết các du khách khi đến với Tiên Yên đều không quên thưởng thức món gà.
Gà Tiên Yên được xếp vào danh sách 1 trong 50 đặc sản của Việt Nam. Ảnh: I.T.
Để phát triển và tiêu thụ đàn gà Tiên Yên, trong những năm qua huyện Tiên Yên đã tích cực quảng bá, giới thiệu sản phẩm; đưa KH- CN vào phát triển chăn nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, quản lý hiệu quả dịch bệnh. Đồng thời, có chính sách khuyến khích hỗ trợ chăn nuôi như hỗ trợ giống, hỗ trợ lãi suất vốn vay, hỗ trợ xúc tiến, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm…
Ngoài ra, địa phương này cũng chú trọng xây dựng thương hiệu và truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm đặc sản này. Theo đó, huyện công bố bộ công cụ nhận diện thương hiệu gồm: Quy chế, nhẫn, tem truy xuất nguồn gốc thương hiệu gà Tiên Yên được đăng ký độc quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam. Quy chế quy định về quản lý sử dụng bộ công cụ nhận diện cho sản phẩm thịt được chăn nuôi, chế biến và kinh doanh sản phẩm từ gà Tiên Yên.
Quy chế cũng áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận và các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân chăn nuôi và kinh doanh trứng gà, gà giống, gà thịt, thịt gà với giống gà Tiên Yên. Như vậy, người tiêu dùng có thể phân biệt được gà Tiên Yên với các giống gà khác thông qua bộ công cụ nhân diện.
Video đang HOT
Nhờ nuôi gà, nhiều gia đình ở Tiên Yên có thu nhập ổn định. Ảnh: I.T.
Người tiêu dùng có thể nhận diện thương hiệu sản phẩm gà Tiên Yên thông qua nhẫn đeo ở chân gà. Trên nhẫn này có dán tem mã nhận diện thương hiệu gà Tiên Yên, giúp người tiêu dùng xác nhận nguồn gốc, thời gian chăn nuôi và chất lượng sản phẩm qua phần mềm VNPT check. Người tiêu dùng có thể tự cài đặt phần mềm VNPT check miễn phí trên điện thoại di động thông minh của mình để kiểm tra chất lượng gà Tiên Yên, cũng như các sản phẩm OCOP Quảng Ninh khác.
Trường hợp người chăn nuôi gian dối trong việc đeo nhẫn cho gà Tiên Yên mà bị cơ quan quản lý phát hiện sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và bị tước bỏ quyền được sử dụng nhãn hiệu gà Tiên Yên với sản phẩm chăn nuôi của mình.
Trước mắt, huyện Tiên Yên dự kiến sẽ hỗ trợ 1 năm chi phí đeo nhẫn cho gà Tiên Yên đối với hộ chăn nuôi nhằm quản lý tốt công cụ nhận diện.
Tổng đàn gà Tiên Yên trên địa bàn đạt khoảng 265.000 con. Trong những năm qua, huyện Tiên Yên đã tích cực quảng quá, giới thiệu gà Tiên Yên vào bán tại các công ty, nhà hàng như Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, siêu thị BigC Hạ Long, công ty vận tải Quảng Ninh… Ngoài ra, gà Tiên Yên được tiêu thụ ở một số địa phương lân cận như Hà Nội, Hải Phòng.
Theo Danviet
2.400 đặc sản địa phương sẽ được nâng chất nhờ OCOP
Theo Kế hoạch triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia, sẽ có 2.400 sản phẩm của các địa phương được tiêu chuẩn hóa, từ đó nâng cao giá trị, mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Triển khai thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, giai đoạn 2018 - 2020, Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia đã ban hành một kế hoạch chi tiết, phân công trách nhiệm cho từng bộ ngành để đạt được hiệu quả cao nhất.
Theo đó, sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện chương trình OCOP đảm bảo đúng tiến độ thời gian và hiệu quả theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí "Kinh tế và tổ chức sản xuất" trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tham quan gian hàng OCOP tại Hội nghị toàn quốc triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020. Ảnh: TC.
Mục tiêu của chương trình là tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% sản phẩm hiện có của các địa phương (khoảng 2.400 sản phẩm), triển khai thực hiện từ 8 - 10 làng (bản) văn hóa du lịch. Tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi giá trị, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp;
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu sản phẩm OCOP cấp quốc gia hỗ trợ tích cực công tác quản lý nhà nước và kết nối thông tin, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP cấp quốc gia.
Củng cố, kiện toàn 100% tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã) tham gia Chương trình OCOP (khoảng 3.920 tổ chức kinh tế). Phát triển mới ít nhất 500 tổ chức kinh tế (doanh nghiệp và hợp tác xã) tham gia Chương trình OCOP.
Hình thành hệ thống tổ chức quản lý, điều hành Chương trình OCOP từ Trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện, xã). Ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Xây dựng và ban hành hệ thống chính sách đảm bảo đồng bộ, kịp thời để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP trên phạm vi cả nước.
Thực hiện hiệu quả hoạt động truyền thông, xây dựng hình ảnh nhận dạng OCOP Việt Nam trên phạm vi cả nước và quốc tế; triển khai xây dựng trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP quốc gia và hệ thống trung tâm, cửa hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP ở các địa phương có điều kiện tốt về giao thương và du lịch; đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP.
Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên triển khai chương trình OCOP. Ảnh: IT.
Nhiệm vụ trọng tâm của chương trình là rà soát, đánh giá tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm hiện có (4.823 sản phẩm), định hướng các tổ chức kinh tế nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chí OCOP. Tiêu chuẩn hóa các sản phẩm hiện có đảm bảo mục tiêu đề ra. Bao gồm: Nhóm sản phẩm thực phẩm; nhóm sản phẩm đồ uống; nhóm sản phẩm thảo dược, gồm các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu; nhóm sản phẩm vải và may mặc; nhóm sản phẩm lưu niệm - nội thất - trang trí; nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng OCOP.
Xây dựng và ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm và quy trình đánh giá sản phẩm thống nhất trong phạm vi cả nước đảm bảo các quy định về quản lý chất lượng hàng hóa hiện hành, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong Chương trình OCOP.
Hướng dẫn các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia thực hiện Chương trình OCOP áp dụng thực hiện các chính sách hiện hành của Nhà nước về phát triển ngành nghề, phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tham gia triển khai Chương trình OCOP, như: Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; các cơ chế, chính sách hiện hành về khuyến công, khuyến nông, khoa học công nghệ,...
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ các lĩnh vực: phát triển vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất (gồm các khu vực sản xuất tập trung), công nghệ, vốn, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm, phân phối, tiếp thị, liên kết chuỗi trên cơ sở rà soát các chính sách hiện có, từ đó bổ sung các chính sách mới cho Chương trình OCOP.
Trước mắt, trong quý III/2018 sẽ tổ chức Hội nghị quán triệt các cấp về triển khai Chương trình OCOP; hoàn thành lựa chọn 10 tỉnh, thành phố theo vùng kinh tế để chỉ đạo điểm triển khai Chương trình OCOP.
Quý IV/2018 ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm; Bộ tài liệu đào tạo Chương trình OCOP. Các tỉnh, thành phố hoàn thành phê duyệt Đề án OCOP và triển khai thực hiện theo Chu trình OCOP thường niên.
Năm 2019 thực hiện Chu trình OCOP thường niên. Quý IV/2020 tổng kết, đánh giá Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020 và đề xuất Chương trình OCOP cho giai đoạn 2021 - 2030.
Bộ NNPTNT là cơ quan thường trực, điều phối các hoạt động triển khai Chương trình OCOP.
Theo Danviet
Nuôi gà có râu Tiên Yên thơm ngon nức tiếng, nông dân thu bạc tỷ Gà Tiên Yên có thịt thơm ngon nổi tiếng của tỉnh Quảng Ninh đang được nhân rộng bởi nhiều mô hình chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao. Khác với gà thường, gà Tiên Yên hay còn gọi là gà râu có chân thấp, lông màu hoa mơ, nâu, xám, tía hay tro vàng, da vàng. (Ảnh: Vietnamnet) Con mái có...