Chỉ có ở Tây Ninh: Bánh tráng phơi sương, rau rừng, muối tôm,… những sản phẩm OCOP đặc sản có 1-0-2
Những sản phẩm OCOP có 1 không 2 chỉ có thể tìm thấy ở Tây Ninh có thể kể là bánh tráng phơi sương, rau rừng, mãng cầu, muối tôm cho tới dế mèn…
Tất cả đều là những đặc sản địa phương.
Tại hội nghị OCOP Tây Ninh – Nâng tầm sản vật địa phương tổ chức ngày 18/12, Sở NNPTNT Tây Ninh chính thức công bố danh sách 18 sản phẩm OCOP năm 2021, với với 3 sản phẩm được xếp hạng bốn sao, và 15 sản phẩm được xếp hạng ba sao.
Những sản phẩm OCOP có 1 không 2
Ông Nguyễn Đình Xuân – Chánh Văn phòng Điều Phối Nông thôn mới, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh cho biết, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) triển khai ở Tây Ninh có chậm hơn so với các tỉnh bạn, sản phẩm đạt chứng nhận có thể không nhiều như các tỉnh bạn.
Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm đặc thù của Tây Ninh đều có mặt trong đợt bình chọn năm nay.
“Đó là nỗ lực rất lớn của các chủ thể tham gia chương trình Ocop để phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế ở Tây Ninh”, ông Xuân nói.
Nghề làm bánh tráng truyền thống ở Tây Ninh. Ảnh: Nguyên Vỹ Bánh tráng phơi sương là đặc sản nổi tiếng từ lâu của Tây Ninh.
Công ty TNHH Tân Nhiên ở TX.Hòa Thành được chứng nhận nhiều sản phẩm OCOP 3 sao như bánh tráng siêu mỏng; bánh tráng sa tế tôm hành; bánh tráng sa tế tỏi rồi lại bánh tráng phô mai.
Bánh tráng thì phải đi kèm với rau rừng. Hộ kinh doanh Lê Thị Thanh Thúy ở TX.Trảng Bàng là chủ thể sở sản phẩm Rau rừng tổng hợp đạt chứng nhận 3 sao năm nay.
Video đang HOT
Sản phẩm Rau rừng tổng hợp đạt chứng nhận Ocop 3 sao ở Tây Ninh. Ảnh: Nguyên Vỹ
Tây Ninh không có muối, không có nhiều tôm nhưng muối tôm Tây Ninh lại là đặc sản mà cả nước biết tiếng.
Cơ sở chế biến kỹ nghệ thực phẩm Phú Gia Bảo ở huyện Gò Dầu là đơn vị sở hữu nhiều sản phẩm 3 sao với các loại muối ớt, muối chay và muối tôm.
Chủ trại dế Oanh Vĩnh giới thiệu sản phẩm Ocop 3 sao của đơn vị. Ảnh: Hải Âu
Trại Dế Oanh Vĩnh của ông Hồ Đắc Vĩnh ở huyện Tân Châu lại mang đến cho người dùng nhiều sản phẩm độc đáo khác như: dế sấy sả ớt ăn liền, dế sấy bơ tỏi ăn liền, dế mèn đông lạnh.
Ông Vĩnh kể, con dế mèn đã gắn bó với bà con nông dân từ bao đời nay. Dế mèn không chỉ là trò tiêu khiển của tuổi thơ mà còn được dùng làm thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày, đậm chất dân dã và bổ dưỡng.
Đó không chỉ là những mẻ dế kho quẹt với nước mắm thơm lừng trong ký ức của một thời đói khổ, mà còn là món khoái khẩu cho những chú, những anh làm đồ nhắm lai rai sau những ngày lao động, hay là món ăn lạ lẫm với người thành thị
“Trại dế Oanh Vĩnh rất hãnh diện với các chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm nay”, ông Vĩnh nói.
Ông Tân bên vườn mãng cầu của công ty Natani. Ảnh: Thế Tân
Du khách đến Tây Ninh không thể không nhắc đến đặc sản trứ danh khác mãng cầu Bà Đen. Năm nay, quả mãng cầu Natani của Công ty CP Natani (TP.Tây Ninh) là sản phẩm được xếp hạng Occop 4 sao.
Ông Tân cho biết, chứng nhận OCOP 4 sao là sự khích lệ cho những nỗ lực của doanh nghiệp đưa sản vật ưu tú này góp mặt vào danh sách các sản phẩm nông sản giá trị cao của cả nước.
Ngoài ra, nước ép mãng cầu của Công ty TNHH Đông dược Vĩnh Xuân hoặc rượu mãng cầu Vương Ngọc của Công ty TNHH Vương Ngọc Vegan (cùng ở TX.Hòa Thành) cũng là các sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Tây Ninh năm nay.
Dư địa phát triển của các sản phẩm OCOP còn rất lớn
Ông Nguyễn Đình Xuân cho biết, đợt đánh giá và xếp hạng năm 2020, Tây Ninh chỉ có 8 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP.
Năm 2021, Tây Ninh có 18 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao và 4 sao; vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là có từ 10-15 sản phẩm.
Sản phẩm Ocop sẽ gắn liền với xây dựng nông thôn mới, với ngành du lịch địa phương. Trong ảnh: tuyến cáp treo lên núi Bà Đen, Tây Ninh. Ảnh: Nguyên Vỹ
Để đạt được chứng nhận OCOP, các sản phẩm phải đáp ứng những các tiêu chí khắc khe từ vệ sinh an toàn thực phẩm, để tính tính đặc thù của địa phương, do doanh nghiệp và người lao động địa phương sản xuất ra.
Những sản phẩm OCOP sẽ gắn liền với xây dựng nông thôn mới, với ngành du lịch địa phương.
Chương trình OCOP mang ý nghĩa lớn lao trong phát triển kinh tế xã hội địa phương. Sở NNPTNT rất quan tâm đến chương trình này
Rau rừng dân dã ở Đắk Lắk đếm không xuể, nhưng có 1 loài rau rừng đặc sản được giới sành ăn hay săn lùng
Những mớ rau rừng tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng khi chế biến sẽ biến thành những món ăn ngon, đậm đà, mang bản sắc riêng, độc đáo, được nhiều thực khách yêu thích.
Rau rừng thường dùng để gọi chung những loại rau tự mọc ở trong rừng, rẫy, hay bò lan trên bờ suối, hốc cây, thành đám rộng dưới những tán cây râm mát.
Ở Đắk Lắk có rất nhiều loại rau rừng, với những cái tên dân dã như rau dớn, lá bép, cà đắng, măng le... mang hương vị ngon ngọt, mát lành, đọng lại dư vị khó quên cho ai đã từng một lần thưởng thức.
Lá bép (bìa phải) được người dân hái về bày bán cùng các loại rau rừng khác.
Thường thì mùa nào thức nấy, nhưng vào mùa mưa, khoảng tháng 5 đến tháng 10 dương lịch thì các loại rau rừng mọc rộ và tươi non hơn.
Bà HRai Ktla (buôn Alê A, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột) kể rằng, trước đây, cứ vào mùa mưa là bà con trong buôn làng lại kéo nhau vào rừng, hay đi ven suối để kiếm rau rừng.
Rau rừng hái về nhiều ăn không hết lại đem ra phố bán hoặc trao đổi hàng hóa. Nhờ đó, rau rừng dần dần được nhiều người ở phố thị biết đến và ưa chuộng. Bây giờ, rừng đã xa, rẫy cũng vắng, muốn ăn những loại rau này không phải có sẵn ngay, nên ở nhiều nhà hàng rau rừng bỗng trở thành đặc sản...
Rau rừng được ưa chuộng bởi hương vị lạ, thanh mát, dễ ăn, dễ kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác. Đơn cử như lá bép, một loại rau rừng khá quen thuộc, khi nấu chín có mùi vị đặc trưng, ngọt thanh.
Lá phát triển trong môi trường tự nhiên, hoang dã, không chịu sự tác động của con người như bón phân, xịt thuốc, cho hái lá quanh năm, nhưng nhiều và ngon nhất là vào mùa mưa. Từ lá bép, mỗi dân tộc sẽ có một cách chế biến riêng, thông dụng nhất vẫn là dùng phần ngọn và lá non nấu với thực phẩm khác như cá tươi, cá khô, tôm, cua, thịt gà...
Loại lá bép này còn là nguyên liệu không thể thiếu trong món canh thụt truyền thống của người M'nông. Dù được chế biến cách nào đi chăng nữa, lá bép vẫn giữ hương vị ngọt, thơm đặc trưng.
Hiện nhiều nhà hàng, quán ăn đã chế biến lá bép thành nhiều món ăn ngon khi kết hợp với các thực phẩm khác như: cá hộp, thịt hộp...mang đến cho nó nhiều hương vị mới mẻ độc đáo.
Món canh bột lá yao của người Êđê có thành phần không thể thiếu là lá yao-1 loài rau rừng đặc sản.
Ngoài là nguyên liệu chính cho các món canh, xào, nhiều loại rau rừng còn là một thứ gia vị không thể thiếu trong món ăn truyền thống của người dân Tây Nguyên như lá yao, lá é, cỏ thơm...
Những loại lá này trước đây cũng mọc ở rừng, được người dân tộc thiểu số thường xuyên sử dụng để nêm nếm vào thức ăn, tạo ra những hương vị đặc biệt.
Đơn cử như loại lá có hình thù tương tự như lá bép, bề mặt trơn nhẵn, vị ngọt ngọt, mùi thơm đặc biệt, người Êđê gọi là lá yao, người M'nông gọi là lá r'nhao, dùng nêm nếm thức ăn thay bột ngọt.
Món canh bột của người Êđê nhất định phải dùng lá yao. Lá được giã nhuyễn cùng với gạo rồi nấu cùng nhiều nguyên liệu như thịt bò, xương heo, cây môn thục, lõi cây chuối non, ớt, củ nén... để tạo nên món ăn thơm ngon.
Bên cạnh đó, lá é có mùi hương nồng thường được đồng bào Tây Nguyên sử dụng làm gia vị để ướp thịt, nêm món cà đắng, canh thụt để món ăn có hương vị đậm đà hơn.
Thông "đầu ra" cho sản phẩm OCOP và chuẩn bị cho thị trường Tết Nhâm Dần ở Thủ đô Để tháo gỡ khó khăn cho các chủ thể OCOP và chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, trong tháng cuối cùng của năm 2021, Sở NNPTNT, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội đã và đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP. "Đầu ra" sản phẩm...