Chỉ có bàn tay em!
Tôi đi làm ăn xa, một mình em gái “phận yếu đào tơ” vẫn dũng cảm, can trường đứng mũi chịu sào lo toan mọi việc chu đáo trong gia đình.
Tấm lòng hiếu thảo, hy sinh bản thân mình vì ông bà, cha mẹ… của em xứng đáng là tấm gương sáng để mọi người noi theo.
Đinh Thị Lam – tên của em gái tôi, sinh ra và lớn lên ở mảnh đất nghèo thôn Yên Hợp, xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Nhà có 3 người con, em trai tôi thỉnh thoảng mới về quê một lần, còn tôi gần 3 năm trời mới ra bệnh viện thăm mẹ vì còn phải bám trụ lại thành phố mưu sinh, công việc khiến tôi ít có thời gian trở về quê hương vì ước mơ, hy vọng đang còn dang dở.
Ở nhà bố tôi cũng thường xuyên uống rượu, bệnh tật, đơn thuốc thì cao hơn người. Bà nội già yếu chẳng làm được việc gì, còn mẹ thì lại mắc căn bệnh vô cùng hiểm nghèo – ung thư máu, nên mọi việc từ nhỏ đến lớn chỉ mình em gái đảm đang. Với một người đàn ông khoẻ mạnh cũng chưa chắc đủ sức để làm được những điều đó, còn với em tôi càng khó khăn bội phần.
Ngày nào cũng vậy, em phải đạp xe vượt đường xa từ quê lên tận TP Vinh (Nghệ An) để học. Ngày không đến lớp, em ra đồng làm cỏ lúa, tỉa bắp, lạc, trồng khoai, cấy lúa …Về nhà còn lo cho đàn gia súc, nấu ăn, giặt giũ quần áo, chuẩn bị đơn thuốc để bà và mẹ uống. Nhiều đêm, em thức khuya lo từng viên thuốc, thay quần áo và nấu từng bát cháo cho bà nội ăn, nhìn thấy tôi đã không kìm được nước mắt.
Bố tôi nhiều khi uống rượu quên cả đường về, có lần do quá say xỉn đã bị tai nạn phải nằm viện điều trị cả tháng trời. Mẹ và em tôi cứ thay nhau chăm sóc, công việc ở nhà rối bù cả lên, vậy mà em vẫn bình tĩnh để đương đầu với những gian lao, cả sự đau đớn nữa.
Thời gian cứ thế trôi, bà nội sau một thời gian được em chăm sóc đã mãi ra đi, em gào thét đến cạn cả nước mắt. Bất hạnh chồng chất lên bất hạnh, hai đứa em con chú cũng mất, cả ông dượng người mà em rất yêu quý cũng qua đời làm em sống đi, chết lại nhiều lần. Những người thân lần lượt ra đi khiến em bị “sốc”. Em sợ một ngày nào đó, mẹ cũng không còn sống được lâu bên cạnh mình.
Video đang HOT
Căn bệnh của mẹ, bác sỹ đã bảo chỉ kéo dài thời gian sống nhưng không thể chữa được. Em đã lặn lội cùng cha đều đặn đưa mẹ ra BV Bạch Mai để lấy thuốc, truyền máu… Có tháng phải ra Viện huyết học – Truyền máu Trung ương điều trị 5 – 6 lần. Tiền hai anh gửi về không đủ, em lại đi chạy ngược xuôi vay mượn với hy vọng mong manh “còn người thì còn của”.
Một thời gian sau, mẹ không còn đủ sức để đi lại, hàng tháng trời em mất ăn, mất ngủ tìm bác sỹ, tìm đủ loại thuốc nhưng mẹ vẫn không qua nổi. Ngày mẹ mất, nhìn em gầy yếu, xanh xao với đôi mắt sâu thẳm, mái tóc chết cháy và làn da đen sạm, suốt ngày chỉ quanh quẩn bên nhà hồn và ngôi mộ của mẹ, ai nấy đều rưng rưng nước mắt.
Em nhìn tôi rồi bảo: “Mẹ mất đi rồi cuộc đời này thật vô nghĩa. Giờ không còn mẹ nữa thì anh em cũng phải cố gắng sống tốt, chăm sóc cho cha để mẹ yên lòng, làm trọn chữ hiếu của đạo làm con. Nhà mình mọi người đau ốm liên miên, tiền nợ còn nhiều nên cố gắng làm ăn để những người thân của mình mất đi được bình yên anh ạ!”.
Cảm ơn em, người con hiếu thảo, dù trong hoàn cảnh khó khăn, đau đớn, em vẫn biết cách đứng dậy để đi tiếp. Người ta thường nói: Dù là niềm vui hay nỗi buồn cũng cần được chia sẻ. Vì lúc ấy niềm vui sẽ được nhân đôi và nỗi buồn sẽ vơi đi một nửa. Tôi tin chắc, sự động viên của mọi người sẽ tiếp thêm nghị lực để em vượt qua những ngày tháng khó khăn này.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vỡ mộng vì chồng sau khi cưới?
Tôi chán ngán vì cưới xong chồng không chịu giúp vợ điều gì.
Tôi năm nay 25 tuổi và cưới chồng đến nay được hơn 2 tháng. Tôi và anh ấy quen rồi yêu nhau đến lúc kết hôn là tròn 6 tháng. Trước khi bước vào hôn nhân tôi hoàn toàn mơ hồ về mọi thứ. Tôi không hề nghĩ đến những sự cố có thể xảy ra. Tôi bắt đầu nó như cách mà người ta gọi là điều tất yếu của cuộc sống.
Bây giờ, tôi đang không thể định nghĩa nổi 2 chữ "gia đình". Đôi khi tôi bị ức chế vì cứ phải là người chủ động trong mọi việc. Anh ấy không hiểu và chia sẻ cùng tôi. Tôi thừa nhận mình là người sống tình cảm, cần sự quan tâm từ phía anh ấy. Bây giờ hai vợ chồng chưa có con nhưng sau này liệu anh ấy có lo được cho gia đình không? Rất nhiều câu hỏi cứ xoay quanh trong đầu tôi và làm tôi bế tắc.
Xin chị hãy cho tôi biết, liệu tôi có quá vội vàng trong cuộc hôn nhân này, liệu có phải 6 tháng chưa đủ để mình hiểu hết một con người? Và tôi phải làm gì bây giờ khi mà mỗi lần tôi đưa ra suy nghĩ và cái cần của mình trong một việc nào đó thì lần sau anh ấy vẫn chứng nào tật ấy. Anh ấy luôn luôn lắng nghe nhưng không bao giờ thấu hiểu. Tôi thật sự rất buồn. Tôi cũng không biết phải làm như thế nào cho hạnh phúc này lúc nào cũng tràn đầy. Một mình tôi cố gắng chắc không đủ nhưng tôi cần phải nói với anh ấy thế nào đây khi tính cách con người như vậy? Rồi cuộc sống của tôi tiếp theo sẽ như thế nào? Đôi khi tôi thấy mệt mỏi và với con người như tôi thì cứ tiếp tục như thế tôi sẽ không đủ sức để bước tiếp. Hãy cho tôi một lời khuyên để tôi thoát khỏi bế tắc này. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Bạn đọc)
Trả lời:
Bạn thân mến! Cảm ơn bạn đã gửi những tâm sự của mình về cho chuyên mục. Qua thư tôi hiểu rằng bạn đang vô cùng đau khổ khi bước chân vào cuộc hôn nhân và cảm thấy thất vọng về người chồng của mình khi anh ấy không chia sẻ mọi chuyện trong cuộc sống.
Đề nghị sự thay đổi với chồng một cách dịu dàng sẽ có hiệu quả hơn việc cáu gắt (Ảnh minh họa)
Hoàn cảnh của bạn thường được gọi bằng cụm từ " vỡ mộng sau khi cưới". Ngay cả những cặp đôi yêu nhau rất lâu, có thời gian tìm hiểu về con người, tính cách, sở thích của nhau nhưng sau khi thành vợ chồng, những ngày tháng đầu tiên cũng không tránh khỏi cảm giác thất vọng, lạ lẫm và có phần hụt hẫng.
Khi yêu, bạn ở trong tâm thế của một người đang yêu, nó hoàn toàn khác xa với việc khi bạn làm vợ và anh ấy cũng vậy. Chỉ lấy một ví dụ nho nhỏ để bạn thấy được sự khác biệt. Khi yêu, có thể anh ấy sẽ là người bắt bạn ngồi ra ghế salon và anh ấy lăng xăng vào bếp nhưng khi là vợ chồng, anh ấy có thể sẽ là người ngồi xem tivi trong khi đó bạn làm việc. Tất nhiên, nếu sự thay đổi đó diễn ra một cách tuyệt đối hóa, tức là anh ấy không hề giúp đỡ bạn mà bỏ mặc mọi chuyện cho bạn thì thật là đáng trách. Nhưng nếu đó chỉ đơn giản là sự vô tâm, bạn nên mở lòng hơn một chút.
Đàn ông thường không nghĩ quá nhiều, càng không để tâm tới những điều nhỏ nhặt, phần lớn đều như vậy. Có thể trong suy nghĩ của anh ấy, việc để cho bạn làm giống như việc tận hưởng sự chăm sóc của vợ dành cho mình mà thôi. Vì thế, hãy giữ sự bao dung và ôn tồn để giúp anh ấy thay đổi một chút cho phù hợp hơn.
Không thể nói 6 tháng là đủ hay không đủ cho một cuộc hôn nhân. Có những người yêu nhau 6 năm cũng vẫn phải trải qua bi kịch hôn nhân. Điều quan trọng là trong quãng thời gian yêu ấy hai người hiểu được những gì và sự yêu thương dành cho nhau tới đâu. Bạn mới chỉ bước vào cuộc hôn nhân được 2 tháng, mọi thứ chỉ vừa mới được mở ra. Nó giống như bạn chuyển từ một môi trường cũ, sang một môi trường mới vì thế cần phải có thời gian để thích nghi. Mọi sự nỗ lực của bạn mới chỉ là bắt đầu mà thôi.
Hướng dẫn anh ấy nhẹ nhàng và không quên nói lời cảm ơn (Ảnh minh họa)
Thật may là chồng bạn biết lắng nghe, chỉ có điều anh ấy có thể chưa tập trung lắm để làm tốt được ngay. Có thể công việc và những thứ bận rộn khác khiến anh ấy không nhớ hết được mọi điều. Giờ là lúc bạn nên ngồi lại và nói với anh ấy về mọi chuyện. Hãy mở đầu câu chuyện bằng việc nói về sự hạnh phúc của bạn khi được anh ấy giúp đỡ, được anh ấy chia sẻ công việc cùng (những kỉ niệm từ thời yêu và khi vừa cưới chẳng hạn) để anh ấy thấy mình quan trọng với bạn đến thế nào. Tuyệt đối bạn không nên giải quyết mọi vấn đề bằng việc trút mọi ấm ức lên anh ấy ngay từ khi bắt đầu câu chuyện. Nó sẽ tạo ra một áp lực tinh thần và sự tiêu cực trong cách tiếp nhận. Và nó hoàn toàn không có lợi cho bạn.
Tiếp theo đó, bạn hãy thể hiện sự thông cảm của mình bằng cách nói về việc bạn hiểu anh ấy bận rộn, vất vả nhưng bạn vẫn cần có anh ấy ở bên. Hãy nhớ rằng sự nhẹ nhàng, thủ thỉ bao giờ cũng là cách tiếp cận nam giới hiệu quả nhất chứ không phải sự khó chịu, cáu gắt. Sau đó, hãy hướng dẫn cho anh ấy từng thứ một thay vì bắt anh ấy phải tự biết mình phải làm gì. Nam giới thường không đủ tinh tế để nhận ra điều đó. Bạn đừng chỉ nói không thôi rồi mặc cho anh ấy mệt nhoài với việc đoán xem phải làm gì. Hãy giúp anh ấy từ những điều nhỏ nhất.
Có thể lúc đầu nó sẽ giống như một sự "chỉ đâu đánh đấy" nhưng lâu dần anh ấy sẽ hình thành thói quen hơn. Ban đầu, khi bạn muốn anh ấy giúp điều gì, hãy nói với anh ấy. Một thủ thuật nữa là hãy dành cho anh ấy những lời khen ngợi và sự cảm ơn để anh ấy có cảm giác vui khi làm cùng bạn chứ không phải là nghĩa vụ. Mỗi lần anh ấy quên hoặc không làm tròn công việc, hãy nhắc nhở anh ấy bằng sự dịu dàng và không quên mỉm cười hoặc làm bộ giận dỗi một chút.
Hãy nhớ rằng, cuộc sống của vợ chồng nào cũng phải trải qua những phút thăng trầm như thế. Nhưng nếu có tình yêu, sự chân thành và bao dung, vợ chồng sẽ vượt qua được những thử thách đó để sống với nhau lâu dài.
Chúc bạn mạnh khỏe và hạnh phúc!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Mẹ một bên và... chồng một bên! Mọi việc giữa mẹ tôi và chồng tôi rất căng thẳng, hai bên giận dỗi nhau và xâu xé tôi, tôi không biết phải xử sự thế nào. Tôi năm nay 26 tuổi, đã lập gia đình được 2 năm, hiện tôi đang mang thai con đầu lòng được 6 tháng. Tôi có một việc rất trăn trở mong quý tòa soạn và...