Chị chồng xấu tính định lấy cặp lộc bình nhưng tôi không đồng ý, thấy vậy bố chồng liền mắng tôi keo kiệt, nhỏ mọn
Tôi có thể cho chị chồng nhiều thứ nhưng riêng cặp lộc bình gỗ này thì không được. Thế mà chị ấy lại thẳng thừng buông một câu khiến tôi sửng sốt.
Từ ngày về làm dâu, tôi luôn tâm niệm cứ sống hết mình, hết tâm rồi mọi người sẽ yêu thương tôi như con cái trong nhà. Nhưng rồi càng sống, tôi càng cảm thấy mình suy nghĩ sai lầm.
Mẹ chồng tôi hiền lành, ít nói lắm. Bố chồng thì nói nhiều hơn, tính tình cũng nghiêm khắc, hay soi xét con dâu hơn. Ví dụ cùng một câu nói nhưng mẹ chồng nghĩ tôi chỉ nói đùa cho vui, bố chồng lại “ghim” trong bụng và lôi ra mắng mỏ khi vợ chồng tôi cãi nhau. Có thể nói tôi làm dâu bố chồng, lúc nào cũng phải để ý để tứ trong từng lời ăn tiếng nói và hành động.
Sau hai năm xin xỏ, thậm chí bỏ cả 500 triệu sửa nhà từ đường cho khang trang, vợ chồng tôi mới được ra ở riêng. Chúng tôi bán hết vàng cưới, vay mượn tiền ngân hàng và bố mẹ tôi cho thêm một khoản nữa mới xây được căn nhà đang ở. Gọi là nhà nhưng diện tích và cấu trúc chẳng khác biệt thự là bao. Hơn nữa nội thất trong nhà cũng đầy đủ, chẳng thiếu thứ gì.
Thấy thế, tôi bảo chị để lại chỗ cũ vì món quà ấy với tôi rất có ý nghĩa, tôi không thể cho ai được. (Ảnh minh họa)
Ngày tân gia, bên nhà chồng tôi kéo đến rất đông. Họ đi khắp nhà, bàn tán đủ thứ. Người khen kẻ chê, cứ tranh nhau nói mà không hề để ý đến gia chủ. Không những thế, chị chồng còn kéo cả nhà chị vào phòng ngủ của vợ chồng tôi quan sát từng chút một. Sau đó, chị ấy còn chê chỗ này, bảo thay cái kia. Tôi bực lắm nhưng vì không muốn mất vui nên ráng nín nhịn.
Video đang HOT
Ăn tiệc xong rồi, khi đi về, chị chồng tiện tay vơ luôn cặp lộc bình bằng gỗ mà bạn thân tôi tự tay đẽo tặng. Thấy thế, tôi bảo chị để lại chỗ cũ vì món quà ấy với tôi rất có ý nghĩa, tôi không thể cho ai được.
Không ngờ, chị chồng tôi giận dữ nói rằng căn nhà này vốn là của em trai chị ấy, chị ấy muốn gì thì lấy đó, tôi không có quyền lên tiếng. Rồi chị ấy quay sang bảo chồng tôi phải biết dạy lại vợ, đừng để vợ leo lên đầu lên cổ ngồi, có cặp lộc bình nhỏ cũng tiếc, không cho nổi chị chồng.
Tôi sốc đến đứng hình, mọi người thì sửng sốt. Chồng tôi giải thích, mẹ chồng tôi lên tiếng mắng con gái. Nhưng bố chồng lại bảo chị chồng tôi nói đúng, tôi keo kiệt, nhỏ mọn với cả người nhà. Rồi họ giận dữ kéo nhau đi về.
Đấy, vì cặp lộc bình bằng gỗ mà giờ bố chồng tuyên bố không nhận tôi là con dâu nữa. Còn nói tôi có nhà to cửa rộng rồi thì lên mặt, chẳng nhận người thân. Tôi oan ức thấu trời vừa bực bội chẳng muốn về nhà chồng nữa. Chồng thì lại bảo tôi cứ cho cặp lộc bình ấy đi cho yên chuyện. Tôi chán nản quá. Giờ nên làm gì mới đúng đây?
Chồng xấu tính, keo kiệt cam chịu hay chỉnh đốn chồng để sống hòa thuận?
Khi yêu, ga lăng hào phóng bao nhiêu sau khi kết hôn chồng mới bộc lộ tính chi li, nhỏ mọn.
Hôn nhân ngày nay đa phần do xuất phát từ tình yêu và sự tự nguyện. Trường hợp của Ly (29 tuổi, sinh sống ở Hà Nội) là một ví dụ. Ly đã có tình yêu với người mình kết hôn ròng rã 3 năm trời.
Thời gian ấy với bao cung bậc tình cảm ngọt ngào, đằm thắm, mơ mộng của tuổi thanh xuân. Lúc yêu, Ly cảm thấy chồng tương lai của mình là một người đàn ông mẫu mực, sống đàng hoàng, cao thượng, giàu lòng vị tha. Đặc biệt, rất chiều chuộng người yêu.
Khi đã là vợ rồi, Ly có cảm giác như chồng mình là một con người hoàn toàn "lột xác" trở nên xa lạ. Cô muốn công việc nhà cả hai vợ chồng cùng gánh vác, sẻ chia trong sự vui vẻ thì chồng lại thờ ơ, coi chuyện nhà cửa dọn dẹp, nấu nướng... là đương nhiên của vợ. Chưa hết, điều khiến Ly nhận ra và có phần sốc đó là tính chi li tiền nong của chồng, "chắc" hơn cua gạch.
Không có đồng tiền nào ra vào nhà là chồng Ly không kiểm soát, so đo, chặt chẽ từng đồng đến mức thái quá. Ban đầu, Ly cũng nghĩ rằng đó là tính tiết kiệm, rốt cuộc cũng chỉ vì vợ con và tương lai, nhưng càng ngày cho thấy đó là một tính cách đến mức khắc nghiệt từ chồng. Không vừa ý trong chi tiêu mua sắm từ cái vặt vãnh cũng khiến anh chồng cằn nhằn, ca cẩm, thậm chí buông giọng bất cần đến vô lý: "Nhà này còn bao nhiêu tiền thì tiêu hết đi rồi đóng cửa đi ăn mày".
Chi li với vợ con, tằn tiện với bên nhà vợ là thế nhưng chồng Ly lại trở thành một biểu tượng hào phóng bên nhà nội. Cả năm trời nghĩ đủ mọi cách để cấm cản vợ về quê, đến ngày Tết cũng chỉ tranh thủ "tạt" qua nhà bố mẹ vợ chút ít với chút quà sơ sài, nhưng lại chu đáo hết mực với bố mẹ đẻ, anh chị em và họ hàng nhà mình quà cáp đâu ra đấy, kể cả hàng cháu cũng không quà thì cũng là tiền mừng tuổi giá trị.
Ảnh minh họa.
Mỗi lần khách của vợ đến chơi là tỏ thái độ khó chịu, chuyện dăm ba câu rồi lủi mất, còn khách của mình thì rôm rả mời mọc, nài nỉ ở lại ăn uống linh đình, sai vợ chóng mặt từ đi chợ mua của ngon, đồ đắt về thiết đãi đến nạt nộ nếu nấu nướng chưa vừa ý. Dần dần Ly như mất hết quyền tự chủ vốn có của một người vợ, dù rằng cô cũng có một công việc tốt và thu nhập thậm chí không thua kém chồng. Mua nhà cũng cả đôi bên vun vén mà có chứ không phải của chồng hoàn toàn. Vậy mà, Ly không khác một người giúp việc trong nhà chứ không phải bà chủ.
Cảm thấy cô đơn trong ngôi nhà của mình, đã có lần Ly nịnh nọt, góp ý, thậm chí giận dỗi để chồng thay đổi, song mọi thứ đều trở nên vô vọng. Chẳng nhẽ lại nghĩ đến chuyện... li hôn, có quá đáng lắm không?
Ly nghiền ngẫm nghĩ cách, rồi tham khảo thêm ý kiến bạn bè thân thiết. Cuối cùng, cô đi đến quyết định phải "dạy" lại chồng, nếu không được sẽ dứt khoát li hôn không hối hận. Giúp chồng từ bỏ thói xấu để sống phù hợp, giữ hạnh phúc gia đình bền lâu.
Đầu tiên là việc nhà, những việc Ly có thể làm được nhưng vẫn cố tình giả vờ đang mệt mỏi, hay bận việc gì đó chưa làm được nên nhờ chồng giúp không quên hướng dẫn tỉ mỉ khi làm. Cũng có lúc nài nỉ chồng làm cùng cho tình cảm, không quên nịnh nọt chồng khéo tay, tài giỏi. Thậm chí, Ly còn chụp ảnh lại những việc chồng đã làm việc nhà tài khéo để khoe trên trang cá nhân, ban đầu chồng cô không thích nhưng nhận được nhiều lời khen ngợi chuẩn "soái ca", chồng cô lại thấy thích và hào hứng.
Việc đối nội, đối ngoại, Ly cũng khôn khéo chỉ rõ nên mua quà biếu bố mẹ vợ không phải để nịnh nọt mà để thể hiện sự quan tâm, tình cảm. Biếu ông bà một, có khi ông bà lại biếu lại mười vì phấn khởi nhận được quà từ con rể. Ban đầu anh chồng miễn cưỡng, sau lại quen vì thành thông lệ và việc này cũng không hề tốn kém gì hơn. Chuyện tiếp khách bạn bè cũng thế, nhờ mở rộng mối quan hệ thân thiết với các bạn của vợ nên công việc của cả hai vợ chồng cũng được hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hơn trước.
Ly đóng vai ngây thơ một thời gian và đã làm cho chồng mình thay đổi. Giờ đây, dù cả hai vẫn sống tiết kiệm nhưng không đến mức phải so đo, tính toán như trước. Ly cũng tự bản thân biết chi tiêu hợp lý, tạo sự tin tưởng nơi chồng và hoàn toàn minh bạch tiền bạc. Giờ mỗi khi nhớ lại khoảng thời gian suy sụp ấy với Ly như một kỷ niệm, suýt chút nữa nếu không chín chắn Ly đã để mất hạnh phúc của mình rồi.
Đàn ông không làm được 4 điều này, tốt nhất nên buông tay, cố gắng níu kéo cũng không hạnh phúc Phụ nữ cần biết rằng, nếu đàn ông không thể hy sinh vì bạn, rộng lượng, bao dung vì bạn thì anh ta không xứng đáng để bạn tin tưởng, trao gửi. Trong một chuyện tình cảm, nếu người đàn ông chủ động hơn, cho đi nhiều hơn thì chuyện tình cảm đó thường kéo dài hơn. Vì vậy, phụ nữ đừng nhắm...