Chị chồng ly hôn liền kiếm cớ đuổi em dâu độc chiếm căn nhà, nào ngờ chưa đầy nửa năm sau đã khóc ròng đến van nài em dâu quay lại
Chị chồng cô ly hôn chồng, mang con về nhà đẻ sống. Hạnh biết chị ấy nhìn mình không vừa mắt, nào ngờ chị ấy còn âm mưu tống khứ vợ chồng con cái nhà cô đi, để độc chiếm căn nhà.
Hạnh bị đuổi ra khỏi nhà, bởi chính chị chồng mình chứ chẳng phải ai khác. Chị chồng cô ly hôn chồng, mang con về nhà đẻ sống. Hạnh biết chị ấy nhìn mình không vừa mắt, nào ngờ chị ấy còn âm mưu tống khứ vợ chồng con cái nhà cô đi, để độc chiếm căn nhà. Bố chồng cô đã mất, chỉ còn mẹ chồng . Sau này mẹ chồng khuất núi, vợ chồng cô không ở, căn nhà chẳng của chị ấy thì của ai.
Mà lí do chị ấy đuổi cô đi, là bởi cô đi chăm bệnh mẹ đẻ mình ở viện cả tuần trời. “Cô không làm tròn phận dâu con, thì cũng chẳng cần ở đây cho chật đất nữa. Thích tự do làm gì thì làm, vậy dọn ra ngoài sống đi”,chị ấy quát Hạnh. Chồng Hạnh tỏ vẻ không hài lòng, thì chị ấy cười gằn: “Tưởng mỗi con trai mới phụng dưỡng được bố mẹ ư? Chị đã ly hôn, chỉ còn mẹ mà không chăm sóc nổi chắc! Cậu mợ cứ yên tâm ra ngoài thuê nhà sống đi, không phải bận tâm đến mọi việc ở đây nữa!”. Chị ấy đã nói đến vậy, mẹ chồng lại im lặng không tỏ ý kiến, chồng Hạnh giận dữ dọn đồ và kéo mẹ con cô đi luôn.
Thực ra tính toán của chị chồng Hạnh rất tuyệt. Mẹ chồng có chút lương hưu, bà có thể tự nuôi sống mình. Chị chồng chả cần lo lắng gì, lại một mình sở hữu căn nhà. Còn mẹ chồng, có lẽ bà thích ở với con gái và cháu ngoại hơn là con dâu con trai. Họ đã muốn thế, Hạnh đành để họ toại nguyện.
Ảnh minh họa
Ra ngoài thuê nhà ở sẽ khó khăn hơn, nên vợ chồng Hạnh bảo nhau cố chăm chỉ làm ăn mua lấy căn hộ làm chỗ an cư. Hạnh vay chút vốn ngân hàng, đầu tư buôn bán với cô bạn thân, kết quả khá tốt. Chồng cô cày cuốc thêm nếm, lương thưởng cũng ổn hơn nhiều. Sau nửa năm cùng với tiền nong tích góp từ trước, bọn cô đã mua được căn chung cư của riêng mình. Tất nhiên vẫn nợ chút ít, song thế đã là quá tuyệt.
Biết tin, mẹ chồng tái mặt đi. Bà liền ngỏ ý bảo bọn cô dọn về chung sống. Đời nào Hạnh đồng ý, chính chồng cô cũng từ chối. Xưa khó khăn bà làm lơ, giờ thấy bọn cô khấm khá, bà tưởng gọi về để nâng cao mức sống của bà ư? Hẳn thời gian qua ở với con gái, tinh thần vui vẻ nhưng vật chất lại có phần thiếu thốn. Lương chị chồng bình thường, nuôi con cũng chả dư dả, lấy đâu chu cấp thêm cho mẹ. Sợ rằng ăn uống hàng ngày còn một tay mẹ chồng chi ấy chứ.
Không lâu sau, mẹ chồng đột ngột bị tai nạn gãy chân, phải nằm viện lâu, hồi phục cũng cần rất nhiều thời gian. Chị chồng sốt sắng gọi em trai em dâu đến lo cho bà. Chồng Hạnh đang đi công tác không thể về, còn Hạnh chỉ đến viện biếu bà chút tiền, rồi trông bà 3 ngày, sau đó cô cáo bận. Cô tuyên bố, mình đã hoàn thành trách nhiệm, còn lại khi nào có thời gian rảnh cô sẽ tới thăm bà chốc lát. Không phải Hạnh bất hiếu, mà cô không muốn bị người khác lợi dụng. Bây giờ cô tận tình, rồi sau đó thì sao? Họ có cảm kích cô hơn chút nào không? Hay là cần cho họ thấy bản thân sai ở đâu, sau đó họ mới tử tế hơn với cô được!
Chị chồng tức nổ phổi, nhưng sau khi Hạnh ném vào mặt chị ấy câu chị ấy từng nói lúc hả hê nhìn bọn cô tay xách nách mang ra khỏi nhà thì chị ta đành nín thinh. Em trai không ở nhà, em dâu thì thế, chị chồng đành vừa đi làm vừa chăm con vừa trông mẹ ở viện. Chưa nói tiền nong tốn kha khá, thật sự quá sức chị ta.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Mẹ chồng nằm viện nửa tháng, sau đó xuất viện về nhà nhưng bà vẫn cần người chăm sóc từng tí, vì chân chưa hồi phục. Lúc này, chị chồng đã kiệt sức, mẹ chồng thì hối hận xanh ruột. Hai người nhìn nhau, cuối cùng thống nhất chẳng còn cách nào khác là năn nỉ xin lỗi vợ chồng Hạnh.
Chị chồng đích thân tới tạ lỗi với vợ chồng cô, thái độ rất thành khẩn. Cũng phải thôi, bây giờ chị ấy còn cách nào khác đâu. Hạnh nghe xong, ngỏ ý với chồng, rằng bây giờ bắt chị chồng ra ngoài thuê nhà thì cực cho chị. Mà tất cả sống chung thì phức tạp. Cho chị chồng ở căn chung cư này, còn bọn cô về sống với mẹ chồng ư, nếu chị chồng tốt cô cũng chẳng tiếc, có điều với những gì chị chồng từng làm thì phương án ấy cô cự tuyệt. Cô muốn vợ chồng cô vẫn ở riêng như hiện tại, và sẽ chịu trách nhiệm chính chăm lo cho mẹ chồng.
Chồng cô đồng ý, chị chồng cũng vui ra mặt, vì vừa được nhà vừa không cần chi tiền cho mẹ khi cần. Nhưng rõ ràng, sau lần này thái độ của chị ấy với Hạnh tốt hơn hẳn. Có lẽ chị ấy đã nhận ra, làm gì cũng nên chừa đường lui, tuyệt tình quá tới lúc hối hận không kịp. Riêng Hạnh không để bụng chị ấy hay căn nhà, còn mẹ chồng là mẹ của chồng cô, bọn cô có trách nhiệm là điều đương nhiên.
Theo Giadinh
Chưa bao giờ là người thân
Nhìn tầng trệt nay thành sân khấu, tôi không quen lắm nên bị trượt chân ngã vào tường, một mảnh giấy dán rách toạc để lộ bức tường đen nhẻm. Tôi thở phào nhận ra sự quen thuộc ...
Chị là con gái riêng của mẹ. Bố đưa mẹ con chị về nhà khi chị lên tám. Khi ấy tôi lên bốn, mẹ tôi mất trước đó hai năm.
Tuổi thơ tôi không có dáng chị. Bố nói chúng tôi là chị em, nhưng chưa bao giờ tôi và chị đi cùng nhau. Chị không thích tôi, thật may là tôi cũng không thích chị.
Khi ấy bố rất quý chị, vì từ bé chị đã không có bố; chị thì cho rằng đáng lẽ bố sẽ là bố của mình chị, vì tôi nên bố phải chia sẻ tình cảm ra làm hai, chị chỉ còn một nửa.
Bố thường ôm tôi vào lòng, nói thông cảm cho chị. Chị chưa bao giờ có bố nên muốn bố hoàn toàn là của chị. Tôi gật đầu ra vẻ hiểu nhưng hôm sau vênh mặt nói bố không phải là của chị, chẳng qua là chị đang hưởng ké tình thương của bố tôi thôi, và mai kia, khi bố mẹ có thêm em bé, tình thương của chị sẽ bị chia nhỏ nữa, sẽ còn ít đến đáng thương. Tôi còn không quên giơ ngón tay út lên để diễn tả.
Ảnh minh họa
Tôi hả hê nhìn chị sững sờ và khóc váng, tối về còn lên cơn sốt và mê sảng, những ngày sau chị nhìn tôi bằng ánh mắt căm ghét. Tôi hí hửng cười, cố tình diễu qua mặt chị với ngón tay út còn ướt nước mũi.
Con người ta, ở thời điểm nào đó sẽ trở nên độc ác, tôi cũng thế.
Bố mất khi tôi hai mươi, chị chưa có gia đình, đến khi ấy mẹ và chị mới biết căn nhà ngang năm dài ba mươi có tầng trệt cho thuê và hai tầng trên để ở là của tôi. Không phải bố không muốn chia cho mẹ và chị, nhưng mảnh đất và căn nhà này là của bà ngoại cho mẹ tôi, mẹ tôi cho tôi. Bà ngoại và mẹ tôi đâu có quen biết gì mẹ và chị.
Mẹ không nói gì, bà vẫn quý mến tôi như cũ, hẳn bà nghĩ bố tôi cưu mang mẹ con bà đã là ơn huệ lớn rồi, tôi vẫn thấy bà ở bên bố với vẻ cúm rúm như với bề trên. Nay chị đã đi làm, bà cũng có chút tiền tiết kiệm nên căn nhà có là của ai cũng không quan trọng, bà và chị vẫn được ở trong nhà.
Chị thì không. Chị giận dữ nói mẹ bị bố con tôi lừa, nhất là từ khi bố mất, tiền cho thuê tầng trệt mẹ giao cho tôi thu hàng tháng. Số tiền ấy không lớn lắm nhưng có thể để cả một gia đình bốn người tiêu pha thoải mái. Mẹ nói tiền ấy của tôi. Giống như bố, tôi vẫn đưa tiền cho mẹ chi tiêu trang trải trong nhà nhưng chị không bằng lòng. Mẹ áy náy nói xin lỗi tôi, nói để mẹ dạy lại chị. Thời gian ngắn sau chị lấy chồng.
Con gái tám tuổi thì chị ly hôn. Chị ôm con ra ở trọ chứ không về nhà. Mẹ phải theo chị trông cháu. Tôi mang vợ con đến thăm thì chị không nhận quà, còn nói vợ tôi phải coi chừng kẻo lúc nào đó mới biết rõ bộ mặt thật của tôi. Mẹ bật khóc. Những lần sau tôi lựa lúc chị không có nhà để đến.
Ảnh minh họa
Mẹ già bệnh, chị đi làm suốt không có thời gian chăm sóc, tôi đón bà về nhà. Chị nói bà ở đó thì chị không ghé thăm, và chị không đến thật. Bà lại len lén đi thăm con gái và cháu ngoại, nói len lén vì bà sợ tôi biết sẽ không vui. Mấy năm nay sức khỏe của bà yếu rồi, nhưng tôi nói với vợ, mắt nhắm mắt mở kệ bà đi đâu thì đi, con cái bỏ cha mẹ chứ cha mẹ nào đành lòng bỏ con. Tôi chẳng sợ gì, chỉ sợ ngày nào đó gặp lại, bố hỏi "mày đã làm gì mẹ?". Mẹ dù không sinh ra tôi nhưng bà rất tốt với tôi, dù ở nhà hay những năm ở với chị, ngày giỗ bố hay giỗ mẹ ruột tôi, bà vẫn về làm cơm chu đáo. Năm con gái của chị hai mươi bốn tuổi, chuẩn bị cưới thì hay tin ba nó mang gia đình mới từ Mỹ về, sẽ đến dự cưới con gái.
Chị đột ngột về nhà, nói sẽ tổ chức đám cưới cho con gái ở nhà, coi như cảm ơn bà con hàng xóm bấy lâu đã cưu mang. Chị cho xưởng cơ khí dưới tầng trệt ngừng việc, máy móc chở đi gửi, cho thợ đến quét dọn sạch xưởng, đổ thêm đất láng nền và dán giấy dán tường, treo đèn kết hoa lộng lẫy. Đám cưới cháu gái tôi rộn ràng cả phố suốt tuần, mẹ hể hả, con cháu tôi hể hả, chị hể hả, hàng xóm nắc nỏm khen. Trong đám cưới, bố con bé khen chị khéo nuôi dạy con.
Ảnh minh họa
Đám cưới xong, một mình chở máy móc về, không biết kê sao giữa sàn đá hoa láng lộn, tôi có chút thất thần, lại nghĩ, dù sao chị cũng có kỷ niệm với căn nhà này, là nơi bất cứ khi nào cần chị cũng có thể tìm đến. Tuổi thơ của chị và tôi trải qua nơi đây, dù không mấy hòa thuận nhưng cũng coi là êm đềm. Căn nhà từ đó giờ vẫn vậy, tôi chỉ sửa sang lại chút ít nhưng vẫn cố gắng giữ nguyên, kể cả màu sơn. Nhìn tầng trệt nay thành sân khấu, tôi không quen lắm nên bị trượt chân ngã vào tường, một mảnh giấy dán rách toạc để lộ bức tường đen nhẻm. Tôi thở phào nhận ra sự quen thuộc và yên tâm nghĩ rồi tất cả sẽ về lại đúng vị trí của nó.
Dù ở thời điểm nào đó, con người ta ác độc hay tính toán thiệt hơn thì cuối cùng tình thân vẫn là tất cả.
Điện thoại reo. Chị nói chị bỏ ba chục triệu ra sửa sang cái nhà. Tôi bảo, vâng, chiều em chuyển khoản gửi chị. Căn nhà giờ trông thật đẹp chị ạ, mẹ cứ ngồi ở cầu thang ngắm mãi, chị về thăm cho mẹ vui.
Minh Hoàng
Theo phunuonline.com.vn
Có chuyện buồn hãy kể má nghe Chị sẽ nói với con gái, khi nào có chuyện buồn hãy kể cho má nghe, khi muốn khóc hãy về khóc với má... Hẹn Chủ nhật này đưa người yêu về chào ba má, con gái rào trước rào sau: "Má đừng khó tính quá nghen, anh ấy không được như má hay nói đâu". Chị cố nhớ lại xem mình từng...