Chỉ cho phép nhập khẩu hàng hóa tân trang đáp ứng tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn
Bộ Công Thương chỉ cho phép nhập khẩu hàng hóa tân trang đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn, đảm bảo an toàn sử dụng, an toàn sức khỏe của con người, môi trường; giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tân trang, người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất nội địa trong lĩnh vực công nghiệp.
Bốc xếp hàng hoá tại Công ty Cổ phần cảng Cát Lái, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Đây là nội dung Dự thảo Nghị định quản lý nhậBốc xếp hàng hoá tại Công ty Cổ phần cảng Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: Danh Lam/TTXVN khẩu hàng hóa tân trang theo cam kết tại Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( Hiệp định CPTPP) mà Bộ Công Thương đang lấy ý kiến tham khảo từ phía nhân dân.
Theo dự thảo, hàng hóa tân trang là hàng hóa được cấu thành một phần hoặc toàn bộ từ vật tư, nguyên liệu tái sử dụng, có vòng đời sản phẩm, có công năng sử dụng như hàng hóa mới và được doanh nghiệp sản xuất bảo hành như hàng hóa mới.
Bộ Công Thương cho biết, tại một số hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như Hiệp định CPTPP, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), cam kết về hàng hóa tân trang đã được đề cập. Do đó, các nước cam kết không đối xử mặc định hàng hóa tân trang như hàng hóa đã qua sử dụng.
Bên cạnh việc thực thi cam kết, xu hướng phát triển hàng hóa tân trang đang là một xu hướng mới, xu hướng của tương lai khi các nguồn nguyên vật liệu, nhất là nguyên liệu quý, có giá trị dần trở nên khan hiếm.
Hiệp định CPTPP cũng đã nêu rõ, nếu Việt Nam áp dụng các biện pháp cấm hoặc hạn chế nhập khẩu hàng đã qua sử dụng thì không được áp dụng các biện pháp này đối với hàng tân trang.
Vì vậy, việc ban hành văn bản pháp luật quy định thực thi cam kết về nhập khẩu hàng hóa tân trang cần phải được thực hiện để đảm bảo phù hợp với cam kết và tạo hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động này.
Video đang HOT
Với cơ sở pháp lý nêu trên, nhằm thiết lập cơ chế quản lý công khai, minh bạch, chặt chẽ việc nhập khẩu hàng hóa tân trang, Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP là cần thiết.
Theo Bộ Công Thương, dự thảo Nghị định được xây dựng theo nguyên tắc tuân thủ nội dung cam kết về hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP đối với các nước thành viên Hiệp định, đáp ứng yêu cầu hội nhập và trách nhiệm thực thi các cam kết quốc tế. Bởi vậy, chỉ mở cửa thị trường cho chủng loại hàng hóa tân trang đáp ứng yêu cầu Hiệp định và cho hàng hóa của các nước thành viên Hiệp định.
Bộ Công Thương chỉ cho phép nhập khẩu hàng hóa tân trang đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn, đảm bảo an toàn sử dụng, an toàn sức khỏe của con người, môi trường; giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tân trang, người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất nội địa trong lĩnh vực công nghiệp.
Dự thảo Nghị định quy định chỉ cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa tân trang quy định tại Nghị định này và đáp ứng các điều kiện được xác nhận, cam kết có công năng sử dụng, vòng đời sản phẩm và chế độ bảo hành như hàng hóa mới; được tân trang tại cơ sở sản xuất hoặc cơ sở tân trang của doanh nghiệp sản xuất (gọi chung là cơ sở tân trang) và cơ sở này phải được Bộ Công Thương cấp mã số cơ sở tân trang.
Mặt khác, hàng hoá phải đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP; đáp ứng quy định của pháp luật Việt Nam về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn, đo lường và bảo vệ môi trường như hàng hóa mới cùng chủng loại; được ghi nhãn bổ sung để xác định là hàng hóa tân trang khi phân phối, lưu hành trên thị trường Việt Nam.
Quy định về điều kiện đối với hàng hóa tân trang như dự thảo Nghị định là hoàn toàn phù hợp với cam kết tại Hiệp định CPTPP và đảm bảo nguyên tắc quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang vào Việt Nam như đã nêu ở trên.
Ngoài ra, thương nhân được quyền nhập khẩu hàng hóa tân trang khi hàng hóa đó đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định này và được các bộ, cơ quan ngang bộ cấp giấy phép nhập khẩu.
Thương nhân nhập khẩu có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương và bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý định kỳ trước ngày 30/1 hằng năm về tình hình nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP của năm trước đó theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
Cố gắng giữ chuỗi cung ứng
Việc nhà nước đang dần tiếp cận được nguồn mua, hỗ trợ vắc-xin hiệu quả, các doanh nghiệp cho rằng đã đến lúc cần tính đến trạng thái "bình thường mới" ít nhất từ nay đến hết năm 2022
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 8 vừa qua chỉ đạt khoảng 26,2 tỉ USD, giảm 6% so với tháng trước và giảm 5,4% so cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, ước tính kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8 đạt 27,5 tỉ USD, đem lại kết quả nhập siêu 1,3 tỉ USD cho Việt Nam trong tháng này. Tính chung 8 tháng, ước tính nhập siêu cả nước là 3,71 tỉ USD. Trong khi cùng kỳ năm 2020, cả nước xuất siêu tới 13,69 tỉ USD.
Sản xuất sụt giảm
Bóc tách số liệu cụ thể cho thấy nhập siêu đến từ khu vực trong nước với khoảng 20,36 tỉ USD, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn xuất siêu khá lớn. Nhập khẩu lớn và tập trung ở nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng và nguyên - nhiên - vật liệu được lý giải là để phục vụ những đơn hàng đã ký kết từ trước. Tuy nhiên, sản xuất trong nước sụt giảm đã ảnh hưởng phần nào đến xuất khẩu là một trong những nguyên nhân căn bản khiến nhập siêu gia tăng.
Theo khảo sát của các cơ quan nghiên cứu, trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần này, chuỗi cung ứng của 2 ngành dệt may, da giày tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong khi đơn hàng được ký kết khá nhiều dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp (DN) bị phạt hợp đồng. Ngoài ra, dự báo trong thời gian tới, đơn hàng của nhiều ngành sản xuất như ôtô, cơ khí, thép... cũng sẽ sụt giảm, đòi hỏi nỗ lực duy trì liên tục các chuỗi giá trị và cung ứng này trong ngắn hạn để bảo đảm phát triển kinh tế trong dài hạn.
"Chuỗi cung ứng mặt hàng chế biến, chế tạo như điện tử, máy móc, thiết bị... bị đứt gãy liên quan tới các khu vực bị nhiễm dịch mạnh, trong đó có TP HCM. Đặc biệt, chuỗi cung ứng các ngành công nghiệp công nghệ cao như điện, điện tử, ôtô... bị ảnh hưởng bởi vấn đề đáp ứng điều kiện lao động. Chưa hết, ngành ôtô còn bị tác động bởi việc hạn chế thương mại của Mỹ đối với các nhà sản xuất chip, vật liệu bán dẫn ở Trung Quốc" - nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) chỉ rõ.
Theo nhóm nghiên cứu, để duy trì chuỗi cung ứng ở tất cả các lĩnh vực, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất. Đặc biệt, thay thế cơ chế "luồng xanh" bằng cơ chế cho phép xe tự do di chuyển trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường chính với điều kiện tài xế đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Covid-19 hoặc xét nghiệm âm tính trong 72 giờ. Không bắt buộc tất cả phương tiện vận tải phải dừng để kiểm tra mà có thể nhận diện phương tiện an toàn bằng các ứng dụng công nghệ thông tin.
"Mỗi địa phương tổ chức ngay vùng đệm là các trung tâm logistics để hạ tải và luân chuyển hàng hóa; tổ chức các đội tuần tra trên các trục quốc lộ, tỉnh lộ; không cho hạ tải hoặc luân chuyển hàng hóa ngoài khu vực quy định. Tại các trạm tiếp liệu xăng dầu, phải có khu xét nghiệm nhanh, cách ly tài xế khi tiếp liệu, quy định rõ các điểm dừng nghỉ, kể cả cung đường đi và về" - nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân kiến nghị.
Nhóm nghiên cứu cũng nhắc lại đề xuất cho phép DN được sử dụng người lao động đủ điều kiện an toàn (tiêm đủ 2 mũi vắc xin hoặc xét nghiệm âm tính trong 72 giờ) cũng như cho phép người lao động đủ điều kiện an toàn được quyền tham gia các hoạt động kinh doanh bình thường; đặc biệt là lao động tại các KCN và DN trong chuỗi cung ứng có không gian độc lập, tách rời khu dân cư. Để làm được điều này, cần đẩy nhanh việc tiêm vắc-xin tiến đến miễn dịch cộng đồng đối với nhân lực logistics, nhân lực sản xuất cũng như dân cư toàn xã hội.
Một doanh nghiệp đang duy trì hoạt động sản xuất thông qua mô hình "3 tại chỗ". Ảnh: THÙY DƯƠNG
Sống chung với đại dịch?
Về giải pháp lâu dài hơn để tránh tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, nhóm nghiên cứu cho rằng chiến lược phòng chống dịch Covid-19 phải đi kèm chiến lược hậu cần - logistics một cách thống nhất. Chính phủ và các bộ, ngành cần hoàn thiện thể chế, pháp luật logistics để tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các hoạt động logistics trong mọi tình huống; bổ sung và hoàn thiện chính sách phát triển DN logistics thông thoáng để khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình DN này. Đồng thời, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics (KCN logistics, trung tâm logistics, cụm logistics...) đồng bộ, hiện đại, tiến tới xây dựng thị trường bất động sản logistics Việt Nam.
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), cho hay trong 18 tháng qua, dịch bệnh đã quay đi quay lại với nhiều biến thể khác nhau, tốc độ lây lan của đợt sau cao gấp nhiều lần đợt trước khiến DN rơi vào trạng thái không biết khi nào có thể thực sự trở lại bình thường. Theo ông, tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có giải pháp triệt để kết thúc dịch hoặc trở thành một bệnh thông thường có thuốc đặc trị nên khả năng tới năm 2022 vẫn sẽ có giai đoạn bị giãn cách, thậm chí cách ly ảnh hưởng tới sản xuất. Do đó, theo ông, cần nhận diện những đặc trưng mới của giai đoạn này để có cách "sống chung" phù hợp.
Trong bối cảnh đó, con đường duy nhất để DN duy trì tăng trưởng là trong thời gian không giãn cách phải có sản lượng cao hơn để bù lại. Cách tổ chức sản xuất này sẽ rất áp lực, thậm chí chi phí cao nhưng chắc chắn mang lại hiệu quả cao hơn so với việc ngồi "chờ chết". "Kế hoạch thị trường luôn ở trạng thái bị động, DN không nên đàm phán đơn hàng quá xa và phân tích, quản trị tài chính theo chu kỳ ngắn hơn dòng tiền trong bối cảnh mới sẽ bị ảnh hưởng, có thể xuất hiện nhu cầu vốn lưu động tăng vọt khi sản xuất vượt cả công suất đỉnh" - ông Lê Tiến Trường góp ý.
Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam, nếu xác định "sống chung với dịch", DN cần tăng cường khâu đào tạo nhân lực phù hợp, đáp ứng được tình hình, đồng thời cần thiết xây dựng hệ thống y tế tại chỗ. Những việc này nhằm giúp DN ứng phó những điều chỉnh bất ngờ luôn có thể xảy ra, tránh bị động, duy trì được sản xuất, xuất khẩu. Ngoài ra, cần có mô hình linh hoạt để DN với những loại hình, đặc thù khác nhau có thể tổ chức sản xuất một cách phù hợp dưới sự phê duyệt, giám sát của cơ quan y tế địa phương.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cũng cho rằng dịch bệnh khó chấm dứt ngay, trong khi phương án "3 tại chỗ" cũng không thể kéo dài. Vì thế, để tổ chức sản xuất lâu dài, DN cần xác định phải tự kiểm soát bằng chính nội lực thông qua các giải pháp về y tế tại chỗ, vắc-xin và tuân thủ những giải pháp phòng chống dịch của địa phương.
CPTPP giúp duy trì và tăng cường khả năng phục hồi các chuỗi cung ứng toàn cầu Phiên họp Hội đồng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) lần thứ 5 đã được tổ chức vào ngày 1/9 theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Phục hồi Kinh tế Nhật Bản Nishimura Yasutoshi cùng với sự tham gia của Bộ trưởng và Quan chức cấp cao của các...