Chị Chị Em Em 2: Vỏ bọc lấp lánh nhưng kém sang
Với Chị Chị Em Em 2, Vũ Ngọc Đãng đã có màn trở lại kém thành công sau cú bùng nổ mang tên Bố Già.
Chị Chị Em Em 2 là phần phim thứ hai của thương hiệu điện ảnh Chị Chị Em Em, tiếp tục khai thác đề tài đề sự âm hiểm sau mối quan hệ tưởng chừng tốt đẹp giữa những người phụ nữ có thừa sắc đẹp và tham vọng. Tính đến hết ngày 26/1, Chị Chị Em Em 2 đã thu về 36,5 tỷ đồng từ phòng vé nội địa sau gần một tuần ra rạp. Con số chỉ bằng 25% tổng doanh thu của Nhà Bà Nữ – tác phẩm cạnh tranh trực tiếp với Chị Chị Em Em 2 tại rạp dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cuộc chiến giữa các mỹ nhân Sài Thành đầu thế kỷ XX đã ngậm ngùi chịu cảnh lép vế trước cảnh “xào xáo” của một gia đình lao động Sài Gòn những năm 2020.
Trên phông nền xa hoa, lộng lẫy của Sài Gòn đầu thế kỷ XX, Ba Trà ( Minh Hằng) và Tư Nhị (Ngọc Trinh) – hai cô gái làng chơi có tiếng, đã khiến biết bao đại gia đương thời tán gia bại sản vì cung phụng tiề.n bạc cho mình – xuất hiện thướt tha trong mỗi khung hình với những bộ cánh khêu gợi, rót vào tai nhau hàng tá bài học triết lý về quyền lực của một người đàn bà đẹp, ngoài mặt chị chị em em trong khi âm thầm ủ mưu triệt hạ đối phương. Không thể phủ nhận Chị Chị Em Em 2 đẹp. Nhưng đằng sau cái đẹp đó lại là sự rỗng tuếch.
Một câu chuyện đi ngược tinh thần nữ quyền
Kịch bản Chị Chị Em Em 2 xây dựng Ba Trà là đệ nhất mỹ nhân, nổi tiếng với điệu múa dưới nước có sức hấp dẫn tuyệt đối với cánh đàn ông. Cô cũng luôn kiêu hãnh khẳng định mình không thấp hèn như Nhi – gái bán hoa đầy tham vọng và không từ thủ đoạn – mà giàu lên nhờ đẳng cấp. Đàn ông phải tìm đến cô, phải cung phụng cô để có cái uy của một người được đệ nhất mỹ nhân để mắt. Thế nhưng, xuyên suốt 115 phút phim, khán giả không được thấy, dù chỉ vài giây ngắn ngủi, sức mạnh thao túng của Ba Trà với cánh công tử nhà giàu thể hiện. Ngược lại, khán giả chỉ thấy đệ nhất mỹ nhân đi kèn cựa với các “mầm non mỹ nhân” mới nhú.
Quá khứ của Ba Trà vẫn là một dấu hỏi lớn trong Chị Chị Em Em 2 (Ảnh: Muse Films)
Khản giả không được biết sự táo tợn trong bản chất của cô gái bán hoa tên Nhi kết hợp với những ngón nghề mà Ba Trà truyền dạy sẽ tạo ra một Tư Nhị như thế nào. Đây chính là sự đứt gãy đáng tiếc trong hành trình phát triển tâm lý của nhân vật. Khán giả chưa được thấy Tư Nhị nếm trải mùi vị hấp dẫn của cuộc sống giàu sang, thấy bản thân có thể làm được những gì khi mới chỉ là đệ nhị mỹ nhân, họ sẽ không thấy cô đủ động lực đấu đá, đạp ngã ân nhân của mình để vươn lên làm đệ nhất.
Có thể thấy, Chị Chị Em Em 2 luôn tránh né câu hỏi tất yếu “Đệ nhất mỹ nhân Sài Thành kiếm sống bằng nghề gì?”. Mỗi khi câu chuyện có xu hướng tiến lại gần chủ đề này, kịch bản sẽ lại tìm cách lái sang hướng khác, hoặc đưa ra một đáp án chung chung. Biên kịch vẽ ra điệu múa dưới nước và những buổi biểu diễn chỉ dành riêng cho các đại gia của Ba Trà – hay nói cách khác là tạo ra cho cô một công việc xem chừng… lương thiện.
Nhưng những buổi biểu diễn ấy đâu thể mang về lợi nhuận đủ để Ba Trà duy trì cuộc sống xa hoa, tiêu tiề.n như rác của mình và trả nợ hết lần này đến lần khác cho bà mẹ nghiệ.n cờ bạc. Cả Ba Trà và Vũ Ngọc Đãng đều đang cố trốn chạy một sự thật mà nhân vật Nhi đã vỡ lẽ từ khá sớm: Đệ nhất Sài Thành cũng chỉ là một người phụ nữ mua vui cho cánh công tử nhà giàu, bán đi nhan sắc và ái tình để đổi lấy tiề.n bạc.
Trên phim, Ba Trà dạy Tư Nhị rất nhiều điều về giá trị của những người phụ nữ đẳng cấp, với hệ quy chiếu duy nhất là đàn ông (Ảnh: Muse Films)
Video đang HOT
Chia sẻ trong một bài phỏng vấn trước đây, nhà sản xuất Will Vũ cho biết họ muốn chùm phim Chị Chị Em Em mang màu sắc nữ quyền. Tuy nhiên, cách triển khai của Chị Chị Em Em 2 lại đang nghiêng theo tư tưởng phụ nữ thượng đẳng. Ba Trà và Tư Nhị không đại diện cho đông đảo phụ nữ đương thời, họ thuộc về một nhóm thiểu số được nhận các đặc quyền – chính bản thân Ba Trà cũng khẳng định bản thân đặc biệt, “đẳng cấp” hơn các phụ nữ khác. Hai cô không hành động để có vị thế xã hội ngang hàng với nam giới mà ngược lại, trục lợi từ họ và sống trong ảo tưởng mình đang ở chiếu trên.
Nhi từng cãi bướng rằng khi “cô là gái bán hoa, cô bị chọn còn khi cô đi chơi trai, cô được quyền chọn đàn ông”. Ba Trà nói phụ nữ tầm thường bị đàn ông chọn, phụ nữ đẳng cấp được chọn đàn ông. Về cơ bản, tư tưởng của hai người phụ nữ này – một từ đáy và một từ đỉnh xã hội – không khác biệt. Họ đều đang định nghĩa giá trị của phụ nữ một cách rất cực đoan – tự tước quyền quyết định của bản thân hoặc tước đoạt quyền tự quyết của nam giới.
Đặc biệt, cách phim xử lý mâu thuẫn giữa Ba Trà và Tư Nhị trong hồi cuối tác phẩm cũng đi ngược lại tinh thần nữ quyền. Nó đơn thuần là ăn miếng trả miếng tới cùng mà không cho thấy tinh thần tập thể, sự nâng đỡ, tương trợ lẫn nhau giữa những người phụ nữ – cốt lõi của chủ nghĩa nữ quyền. Cách giải quyết vấn đề ấy khắc sâu vào tâm trí khán giả hình ảnh hai người đàn bà xấu xí, tồi tệ.
Họ đã gắn bó đủ lâu để hiểu hoàn cảnh của nhau, thậm chí từng chìa tay ra giúp đối phương vượt qua cơn khốn khó; nhưng đứng trước sự tổn thương vì bị phản bội, người này vẫn quyết đạp người kia xuống bùn, khiến đối phương bị tổn thương bằng mọi giá. Lúc này, những người đàn ông lại được sử dụng như một thứ vũ khí, một lời đ.e dọ.a trừng trị. Đây có thể coi là một cái kết vô nghĩa, vô cảm và chắc chắn đi ngược lại tinh thần phụ nữ tương trợ lẫn nhau.
Điểm trừ mang tên Ngọc Trinh
Khán giả tới rạp xem Chị Chị Em Em 2 chắc chắn đã bật ngửa ngỡ ngàng và chưng hửng khi chắc mẩm Ba Trà của Minh Hằng hẳn sẽ phải là vai nữ chính, nhưng hóa ra phim lại được kể qua góc nhìn của Nhi/Tư Nhị. Trong số bình luận, nhận xét về Chị Chị Em Em 2 trên mạng, có nhiều quan điểm cho rằng bộ phim này của Vũ Ngọc Đãng sinh ra là để o bế Ngọc Trinh, biện minh cho người đẹp Trà Vinh. Thế nhưng, người đẹp với vòng eo 56 cm (một chi tiết ẩn được kỳ công cài cắm vào phim với ẩn ý nhắc tới Vòng Eo 56 (2016) có Ngọc Trinh đóng chính) lại nhận về nhiều lời chê bôi diễn xuất hơn cả.
Ngọc Trinh chưa bao giờ là cái tên bảo chứng về diễn xuất. Do đó, khi kịch bản phim xếp họ ở hai phía của một bàn cờ, màn hóa thân quá chênh lệch về đẳng cấp đã tạo ra một cục diện khá buồn cười: người được kịch bản phân định thắng thế lúc nào cũng bé xíu trước kẻ bị mình hạ bệ.
Tư Nhị tham vọng, nhưng cũng chính lòng tham đã khiến nhân vật này phải trả giá đắt (Ảnh: Muse Films)
“Nhan sắc là vũ khí đầu tiên, cơ thể là vũ khí sau cùng” – bài học của Ba Trà hóa ra lại vận vào Ngọc Trinh theo cách không ai ngờ. Ngọc Trinh xoay sở tốt ở những phút đầu phim khi hóa thân thành cô Nhi mày trơ trán bóng nhưng nhan sắc hơn người chốn Bồ Rệp. Nhưng sau cảnh lộ.t đ.ồ trước mặt Ba Trà, Ngọc Trinh đã hết vốn. Cô đi qua phần còn lại của bộ phim vẫn với một nhan sắc ấy, biểu cảm ấy. Điều này đối lập với sự biến hóa đa dạng của Minh Hằng trong vai Ba Trà.
Xét về diễn xuất, trong Chị Chị Em Em 2, Ba Trà bỏ xa Tư Nhị trong kịch bản. Tuy nhiên, nếu tách riêng Nhi/Tư Nhị khỏi Ba Trà, thì có thể Vũ Ngọc Đãng đã luôn đúng khi chọn Ngọc Trinh làm vai chính trong bộ phim của mình. Diễn xuất nghèo nàn, đầu cuối phim như một của người đẹp sau cùng lại tình cờ trùng khớp với một đặc trưng của nhân vật mà cô thủ vai.
Thần thái của Ngọc Trinh không thay đổi dẫu thủ vai gái bán hoa hay tiểu thư khuê các (Ảnh: Muse Films)
Nhi quê mùa nhưng thủ đoạn, và nhờ biết dùng thủ đoạn đã chen được một chân vào giới thượng lưu Sài Thành, thậm chí trở thành đệ nhị mỹ nhân. Tuy nhiên, ngay cả khi đã trở thành đệ nhị mỹ nhân, cô gái vẫn không rũ bỏ được lòng tham, dã tâm và cả những thói tật của kiếp sống cũ. Nhi đã chế.t và tái sinh thành Tư Nhị, nhưng chính Tư Nhị sau đó đã quay về động mại dâm và nhận lại thân phận cũ trước mặt tú bà cùng các chị em. Cô cũng để lộ sự sân si của con Nhi năm nào khi chứng kiến cuộc cãi vã giữa mẹ con Ba Trà, và phải trả giá bằng việc lòi đuôi cáo. Tiếp đến, khi được Ba Trà đề nghị dạy múa, lòng tham của Nhi một lần nữa trỗi dậy, hiện thành vẻ háo hức ngây ngô trên khuôn mặt mỹ nhân Tư Nhị tưởng chừng thanh cao, không tì vết.
Sau một hành trình dài, với biết bao mưu hèn kế bẩn, Nhi đã thành Tư Nhị. Nhưng chỉ trong chớp mắt, Tư Nhị đã trở lại làm Nhi – hoặc nói đúng hơn, lớp mặt nạ Tư Nhị đã rơi khỏi khuôn mặt Nhi. Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời, câu này đúng với nhân vật Nhi của Ngọc Trinh. Nhi đi lên bằng thủ đoạn, bằng sự giả dối lừ.a lọ.c. Đến sau cùng, bên dưới lớp vỏ đẹp đẽ của quần áo, trang sức, của những lời bơm thổi của truyền thông và người đời về Tư Nhị, bên trong tâm hồn cô vẫn không hề thay đổi so với ngày đầu.
10 câu thoại nghe mà sốc ở Chị Chị Em Em 2: Đàn bà tầm thường sẽ bị đàn ông chọn, đàn bà tầm cỡ thì được chọn đàn ông!
Nhiều câu thoại trong Chị Chị Em Em 2 bị đán.h giá là "chợ búa", nhưng chân thực đến sốc.
Lưu ý: Bài viết có tiết lộ một phần nội dung.
Cách làm phim của Vũ Ngọc Đãng luôn trần trụi, tăm tối từ trước giờ và ở Chị Chị Em Em 2, điều đó không hề biến mất. Không chỉ được lồng ghép trong những phân đoạn nhạy cảm, sự trần trụi trong cách làm phim của vị đạo diễn còn nằm ở lời thoại của nhân vật. Dù là một Ba Trà (Minh Hằng) "chanh sả", yêu kiều hay một Tư Nhị (Ngọc Trinh) "phèn chua", thẳng thắn thì những câu thoại đều khiến khán giả phải nhướng mày, chẹp miệng vì độ "ngoa" của chúng.
Tôi hoá vàng vải cho người cõi âm. Sao em nhận là của em? - Ba Trà
Mới vào đầu phim Chị Chị Em Em 2, khán giả đã phải bất ngờ với mức độ "thâm nho", xéo xắt của Ba Trà. Đụng độ nhóm các cô em "mỹ nhơn" mới nổi, Ba Trà vẫn tự tin về địa vị của mình, thậm chí đốt luôn cả khúc vải trùng lặp để bộ cánh của mình là hàng độc quyền. "Tôi hóa vàng vải cho người cõi âm", hành động của Ba Trà ý chỉ cô chẳng làm gì sai, chẳng ai trách cứ được vì cô cũng đã mua đứt khúc vải kia rồi còn gì?
Họ chạy theo chị vì chị có nhiều nội dung. Chứ nhan sắc hay tuổ.i trẻ cũng chỉ là một cái vỏ. - Ba Trà
Bên cạnh câu chuyện khúc vải, đệ nhất mỹ nhân của Chị Chị Em Em 2 còn mang đến bài học truyền thông thú vị cho các cô em. B.ị ch.ê trách là "đã già", Ba Trà bật lại rằng khí chất, cuộc đời và giai thoại đầy thú vị của bản thân cô mới là điều thu hút nhất chứ không chỉ có nhan sắc.
Là.m tìn.h nhân của các công tử thì cũng là ngủ với đàn ông thôi. - Tư Nhị
Nếu phần đông ai ai cũng say đắm, ngưỡng mộ Ba Trà thì Tư Nhị ban đầu không như vậy. Cô nhìn ra được sự tương đồng của bản thân, một kỹ nữ, với đệ nhất mỹ nhân hào nhoáng Ba Trà, đó là đều là "công cụ" giải trí của đàn ông. Đây cũng là khi Tư Nhị bắt đầu ủ mưu tiếp cận, soán ngôi Ba Trà.
Không phải thích thì có thể đội được ngôi vị trên đầu. Vương miện thường có gai đó. Mấy con mỹ nhân hạng bét mà nổ sấm sét với thiên lôi. Lục bình mà cứ tưởng là hoa hậu. - Tư Ăng Lê
Không chỉ Ba Trà mà ngay cả người làm thân cận của cô - bà Tư Ăng Lê (Ngọc Nga) cũng có "khẩu khí" khá sắc bén. Bà thay mặt cô chủ đệ nhất của mình "phản pháo" các tiểu thư mới nổi, cho họ thấy được thân phận và vị trí của mình ở đâu mà cứ mãi so đo, ganh đua với Ba Trà lừng danh.
Người đẹp nổi tiếng, thì đàn ông nào chẳng muốn giành về cho mình. Giống như hoàng đế phải có hoàng hậu. Tay chơi số 1 thì phải có mỹ nhân đệ nhất ở bên cạnh. Đó là câu chuyện đã có từ trăm năm. - Ba Trà
Nếu Tư Nhị cảm thấy bản thân và Ba Trà giống nhau, thì ngược lại Ba Trà không nghĩ vậy. Mỹ nhân hàng đầu của Chị Chị Em Em 2 ảo tưởng về địa vị của bản thân sánh ngang với đàn ông tốt nhất trong xã hội, giống như "hoàng đế phải có hoàng hậu". Thế nhưng vị trí cao nhất nào cũng trống trải, và trong thâm tâm Ba Trà hiểu rõ điều đó hơn ai hết.
Khách mà mang tiề.n tới đây chơi tụi bay á, cũng giống như lựa mớ rau thôi. Mà mớ rau không có được quyền lên tiếng. - bà Ba
"Kỹ viện" của bà Ba (NSƯT Kim Phương) là hiện thực nghiệt ngã kìm hãm kế hoạch của Tư Nhị. Tại đây, cô chỉ làm công như một con robot vô tri, đổi lại vài đồng bạc lẻ từ bà Ba. Thậm chí trong mắt bà, các cô kỹ nữ không có giá trị, không có quyền quyết định vì sau cùng, người nào có tiề.n thì mới có quyền.
Đàn bà tầm thường sẽ bị đàn ông chọn. Đàn bà tầm cỡ thì được chọn đàn ông. - Ba Trà
Đó là cách suy nghĩ của đệ nhất mỹ nhân Ba Trà, dù cho thực chất nó chẳng thể hiện mức độ bình đẳng gì. Đặt mình trong tâm thế "chọn và bị chọn", cô vẫn bị ám ảnh bởi sự bất bình đẳng nhan nhản trong xã hội, chỉ là ở địa vị của cô thì có vẻ thoải mái, hào nhoáng và mang tính tận hưởng hơn mà thôi.
Trai chơi con là con bị chọn, còn con chơi trai là con được chọn mà! - Tư Nhị
Tư Nhị chứng tỏ bản thân là kẻ học nhanh, hiểu gọn khi lập tức áp dụng "quan điểm" trên của bà Ba cho bản thân. Có thể thấy, bản thân cô cũng mưu cầu sự tự do giống như Ba Trà, dù cho cách phát ngôn có phần "chợ búa" hơn.
Có ai sinh ra mà lựa chọn được cha mẹ cho mình? Chỉ có chị em nuôi là có thể chọn được. Chỉ cần đúng người. - Ba Trà
Câu nói này sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu như nó không được truyền tải sau khi Ba Trà phát hiện mình đã "nuôi ong tay áo". Cô đã nghĩ Tư Nhị sẽ là "điều ngoại trừ" duy nhất giúp cuộc đời cô trở nên ý nghĩa và chân thực, thế nhưng sau cùng đó vẫn chỉ là ảo mộng của một kẻ cô đơn đến lầm đường lạc lối.
Chơi cờ muốn thắng thì phải tính trước mấy bước, chứ chị Ba cứ tính từng bước, từng bước một, thì chỉ có thể thắng được mấy con mỹ nhân hạng bét kia thôi. - Tư Nhị
Đây là câu "chốt hạ" phần chiến thắng thuộc về Tư Nhị trong cuộc chiến tranh giành ngôi vị đệ nhất mỹ nhân của Chị Chị Em Em 2. Sau cùng, Ba Trà đã có được đối thủ xứng tầm, song đây chỉ mới là bắt đầu đối với chuỗi ngày sống trong vinh quang cô độc của "tân đệ nhất mỹ nhân" Tư Nhị.
Chị Chị Em Em 2 khác xa giai thoại Ba Trà - Tư Nhị: Tẩy trắng quá khứ của Ngọc Trinh, số phận Minh Hằng không giống ngoài đời Câu chuyện trong Chị Chị Em Em 2 khác biệt rất lớn so với những gì thật sự xảy ra với hai đại mỹ nhân của Sài Gòn xưa. Tư Nhị và Ba Trà từng là hai mỹ nhân ăn chơi nổi tiếng Sài thành vào thập niên 1920-1940. Câu chuyện của họ nhuốm màu sắc huyền bí khi từ hai "chị em"...