Chi chế độ trợ cấp, phụ cấp người có công với cách mạng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 101/2018/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.
Ảnh minh họa
Thông tư này quy định về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến, tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào, người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Campuchia (gọi chung là người trực tiếp tham gia kháng chiến)do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý từ nguồn ngân sách trung ương đảm bảo, bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH).
Thông tư nêu rõ về chi chế độ trợ cấp, phụ cấp. Theo đó chi trợ cấp hàng tháng đối với: Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg; quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg…
Trợ cấp một lần đối với: Quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử lại miền Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 theo Nghị định số 23/1999/NĐ-CP; người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Campuchia theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg và Quyết định số 62/2015/QĐ-TTg.
Đối với điều dưỡng tại nhà: Mức chi thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 53 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP; phương thức chi trực tiếp cho đối tượng được hưởng.
Đối với điều dưỡng tập trung, mức chi bao gồm: Tiền ăn trong thời gian điều dưỡng, gồm: ăn sáng, ăn 2 bữa chính (trưa và chiều) và ăn bồi dưỡng thêm (nếu có); thuốc bổ và thuốc chữa bệnh thông thường; quà tặng cho đối tượng (bằng tiền hoặc hiện vật).
Các khoản chi phí về điện, nước sinh hoạt hoặc mua xăng dầu chạy máy phát điện, lọc nước (đối với các cơ sở chưa có hệ thống điện lưới và nước sạch), vệ sinh môi trường, sửa chữa điện, nước,thuê dịch vụ phục vụ công tác điều dưỡng được thanh toán theo số lượng đối tượng được điều dưỡng thực tế, định mức tối đa 320.000 đồng/người/lần.
Video đang HOT
Về chi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình:Cấp tiền để đối tượng mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn sử dụng theo quy định .
Đối tượng được hưởng chế độ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình khi đi làm dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp được hỗ trợ một lần tiền ăn và tiền tàu xe (bao gồm cả lượt đi và về), mỗi niên hạn 01 lần. Mức hỗ trợ theo đơn giá 5.000 đồng/km nhân với khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật cung cấp dụng cụ chỉnh hình, nhưng tối đa không quá 1.400.000 đồng/người.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2019.
T.Quang
Theo PLO
Xử lý người đe dọa, mua chuộc người tố cáo hoặc lợi dụng tố cáo để vu khống
Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết theo quy định.
Thanh tra Chính phủ vừa đưa ra lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo 2018.
(Ảnh minh hoạ)
Có dấu hiệu không khách quan, cấp trên phải trực tiếp giải quyết
Dự thảo quy định cụ thể về việc xử lý thông tin có nội dung tố cáo và tố cáo do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến. Khi nhận được thông tin thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận phải tiến hành phân loại, đánh giá tính chất, mức độ vụ việc và xem xét, quyết định việc thanh tra, kiểm tra. Nếu thấy không thuộc thẩm quyền của mình thì phải chuyển thông tin đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, quyết định việc thanh tra, kiểm tra.
Để đảm bảo công khai, minh bạch, dự thảo đề xuất cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển thông tin.
Dự thảo nghị định nêu rõ, khi có căn cứ xác định việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên phải giải quyết tố cáo trong những trường hợp: nội dung tố cáo sẽ không được kết luận chính xác, khách quan; có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục giải quyết.
Khi có dấu hiệu không khách quan trong việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức cấp dưới thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp phải giải quyết tố cáo trong những trường hợp như người bị tố cáo là vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố mẹ bên vợ hoặc bên chồng, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người giải quyết tố cáo.
Điều 6 dự thảo quy định cụ thể các hình thức công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi bị tố cáo: Công bố tại cuộc họp với các thành phần liên quan; niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân ít nhất 15 ngày liên tục; đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc mạng thông tin nội bộ của người đã giải quyết tố cáo ít nhất 15 ngày liên tục; thông báo trên báo chí.
Giao Bộ Công an, Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về bảo vệ người tố cáo
Thanh tra Chính phủ cũng đánh giá việc bảo vệ người tố cáo và những người thân thích của người tố cáo là vấn đề khó và phức tạp về nội dung, phương pháp, cách bảo vệ, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên cơ sở các quy định về bảo vệ người tố cáo của Luật Tố cáo 2018 như: bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ tài sản, bảo vệ uy tín danh dự, bảo vệ vị trí công tác việc làm của người tố cáo, dự thảo này đã dành một mục (Mục 2 Chương II) quy định về bảo vệ người tố cáo.
Theo đó, dự thảo phân định rõ trách nhiệm của người giải quyết tố cáo khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng các biện pháp bảo vệ; trách nhiệm của người nhận được đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ; trách nhiệm hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp bảo vệ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Tuy nhiên, trong phạm vi dự thảo chưa thể quy định về cách thức, phương pháp bảo vệ của từng cơ quan đối với từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, dự thảo nghị định quy định theo hướng giao Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ người tố cáo.
Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền rút tố cáo của người tố cáo được thực hiện chặt chẽ, thống nhất, làm căn cứ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Điều 4 dự thảo quy định về việc rút tố cáo. Cụ thể, người tố cáo có quyền rút một phần hoặc toàn bộ nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo.
Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản, ghi rõ ngày, tháng, năm, họ và tên, địa chỉ của người rút tố cáo, nội dung tố cáo được rút, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người rút tố cáo.
Trường hợp người tố cáo đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trực tiếp rút tố cáo thì người tiếp nhận lập biên bản ghi lại việc rút tố cáo và người rút tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số người rút tố cáo thì từng người rút tố cáo thực hiện việc rút tố cáo theo quy định. Văn bản rút tố cáo, biên bản ghi lại việc rút tố cáo phải được lập theo mẫu văn bản.
"Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết theo quy định"- Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Đồng thời, người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo; xử lý người đe dọa, mua chuộc người tố cáo hoặc người lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo.
Thế Kha
Theo Dantri
Quảng Nam: Tuyến Kè mới chống xâm thực bờ biển Cửa Đại Sau thời gian bị sóng biển "nuốt chửng", kè cứng Cửa Đại (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) đã được xây dựng "bức tường thành" kiên cố nhằm ngăn cản sóng biển đe dọa trong mùa mưa bão. Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, triều cường tạo sóng lớn, làm các đoạn bờ biển Cửa Đại bị xâm thực nghiêm trọng Bờ...