Chỉ cần vài nguyên liệu đơn giản này, chị em sẽ có ngay ly trà thanh mát: Đầy bụng, khó tiêu bị đá bay trong chớp mắt!
Đầu năm uống trà, vừa thảnh thơi, vừa giải ngấy tuyệt vời các chị em ơi!
Sau 3 ngày Tết, chắc hẳn không ít chị em đã cảm thấy sợ thịt thà, giò chả, bánh chưng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn cách pha trà cam thảo vô cùng đơn giản bằng trà túi lọc. Hương vị đảm bảo thanh mát, giúp chị em giải ngấy trong chớp mắt.
Nguyên liệu để pha trà cam thảo
2 gói trà túi lọc vị truyền thống (trà đen, trà ô-long)
15gr cam thảo cắt lát
15gr táo tàu, 15gr kỷ tử
20gr đường phèn
20ml nước cốt chanh
Cách pha trà cam thảo
- Bước 1: Cho 2 gói trà túi lọc Lipton nhãn vàng vào bình, rót 400ml nước sôi vào trà và đậy nắp để ủ khoảng 15 phút.
Cách pha trà cam thảo
Video đang HOT
- Bước 2: Sau khi ủ, bạn lấy bỏ túi trà ra và cho 30gr đường phèn vào, dùng muỗng khuấy đều.
Cách pha trà cam thảo
- Bước 3: Cho 20ml nước cốt chanh, thêm 10gr cam thảo cắt lát, 15gr táo tàu,15gr xí muội và 15gr kỷ tử vào phần trà. Dùng muỗng khuấy đều các nguyên liệu và để khoảng 20 phút cho cam thảo, táo tàu ngấm nước.
Cách pha trà cam thảo
- Bước 3: Thêm đá viên vào ly, rót phần nước vào rồi cho phần topping lên trên cùng. Vậy là chị em đã pha xong 1 ly trà cam thảo rồi!
Cách pha trà cam thảo
Một vài công dụng của trà cam thảo mà có thể bạn chưa biết
Cam thảo thường được sử dụng trong Đông y để điều trị các vấn đề liên quan đến da và hệ tiêu hóa như loét dạ dày, ợ nóng, đầy hơi,…
1. Hỗ trợ điều trị các bệnh về da
Nhờ chứa hơn 300 hợp chất, trong đó có một số chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và kháng cả vi rút mạnh mẽ, cam thảo có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về da hiệu quả.
Hợp chất glycyrrhizin được tìm thấy trong cam thảo có lợi ích trong việc chống viêm và kháng khuẩn, nên được sử dụng để điều trị nhiều bệnh về da, gồm trứng cá và bệnh chàm.
2. Giảm khó tiêu và trào ngược dạ dày
Trong rễ cam thảo có chứa hợp chất axit glycyrrhetinic. Chất này có thể giúp chị em “đá bay” các triệu chứng khó tiêu và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) – gồm ợ chua, trào ngược axit và đau bụng.
3. Điều trị loét dạ dày tá tràng
Các vết loét dạ dày, thực quản dưới và ruột non thường cho vi khuẩn H.pylori gây viêm. Chiết xuất từ rễ cam thảo và hợp chất glycyrrhizin có thể giúp bạn điều trị các vết loét này hiệu quả.
Các cuộc nghiên cứu trên cơ thể chuột cho thấy việc sử dụng 91mg chiết xuất cam thảo cho mỗi 0.5kg trọng lượng cơ thể sẽ có tác dụng chống lại sự phát triển của vết loét dạ dày tốt hơn so với việc dùng thuốc thông thường.
Chính vì những tác dụng này mà việc uống trà cam thảo trong những ngày sau Tết có thể giúp chị em nhanh chóng cảm thấy nhẹ bụng. Cách pha loại trà này cũng rất đơn giản chứ không hề phức tạp.
Bởi thế, hãy pha ngay 1 bình trà cam thảo cho bản thân và gia đình thôi nào!
Nước nha đam lá dứa
Nước nha đam thơm mùi lá dứa thoang thoảng, có vị ngọt thanh, tươi mát, giòn và không bị đắng.
Nguyên liệu:
- 2 lá nha đam (khoảng 500-600 gr)
- 4-5 lá dứa
- 250 gr đường phèn
- 15 ml nước cốt chanh
- Ít muối
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch nha đam, gọt bỏ lớp gai ở 2 bên rồi cắt thành khúc ngắn. Dùng dao gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài. Cho nha đam vào ngâm trong âu nước muối pha loãng khoảng 5 phút. Rửa lại vài lần với nước để sạch nhớt, vớt ra đợi ráo nước. Dùng dao cắt nha đam thành hạt lựu nhỏ và đều nhau. Cho nha đam vào trong bát, thêm 15 ml nước cốt chanh, ngâm khoảng 5 phút rồi vớt ra rửa sạch, để ráo. Rửa sạch lá dứa dưới vòi nước, cắt thành khúc ngắn. Cuộn lá dứa và buộc chặt thành bó.
Bước 2: Bắc nồi nước lên bếp, khi nước sôi, cho nha đam vào chần sơ qua khoảng 30 giây, vớt ra. Cho nha đam vào ngâm trong âu nước đá lạnh khoảng 5-10 phút. Đây là mẹo đơn giản trong cách nấu nước nha đam đường phèn giúp nha đam trắng và giòn hơn.
Bước 3: Bắc nồi với 2,5 lít nước lên bếp, cho đường phèn, lá dứa vào cùng, nấu với lửa lớn. Lưu ý: trong quá trình nấu, bạn nên dùng muỗng khuấy đều để đường tan hoàn toàn. Khi đường phèn tan, cho toàn bộ nha đam vào nấu thêm vài phút, khuấy đều tay rồi tắt bếp. Bí quyết nấu nha đam đường phèn ngon là không nên nấu quá lâu sẽ làm cho nha đam mất độ giòn. Vớt lá dứa ra ngoài, đợi nồi nước nguội bớt. Cho nha đam nấu đường phèn ra ly rồi thưởng thức.
Thành phẩm:
Nha đam nấu đường phèn có vị ngọt thanh, tươi mát, giòn và không bị đắng. Nước trong, thơm mùi lá dứa thoang thoảng.
Bí quyết làm hành muối, kiệu muối giòn chua, ngon miệng, không bị ủng Món hành muối, kiệu muối là món ăn ngày Tết không thể thiếu, vừa gợi hương vị vừa giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn. Nhưng để làm hành muối, kiệu muối đúng chuẩn giòn chua, không hăng, không váng nhớt cũng không phải dễ dàng nếu không có bí quyết riêng. Dân Việt sẽ hướng dẫn làm hành muối, muối trắng, giòn,...