Chỉ cần thêm thứ này, món sữa đậu nành quen thuộc sẽ thơm ngon gấp bội
Thứ nguyên liệu có sẵn trong bếp này sẽ làm món sữa đậu nành làm tại nhà của bạn trở nên thơm ngon và hấp dẫn dẫn hơn.
Sữa đậu nành gạo nếp
Thay vì làm sữa đậu nành theo công thức truyền thống, bạn có thể thử cho thêm một chút gạo nếp. Sữa đậu nành sẽ sánh, thơm và ngọt hơn nhờ vị ngọt từ gạo nếp.
Nguyên liệu
50g đậu nành
30g gạo nếp
Đường nâu
950ml nước
Ảnh minh họa.
Bước 1: Cho đậu nành và gạo nếp vào rá, vo cho sạch bụi bẩn. Sauđó, cho từng loại vào tô ngâm khoảng 30 phút cho mềm.
Bước 2: Cho đậu và gạo vào máy xay, thêm nước và xay mịn.
Video đang HOT
Đổ tất cả hỗn hợp vừa xay vào túi vải để lọc. Đổ hỗn hợp bột đậu trong túi và bóp mạnh để lấy phần sữa. Nếu bạn muốn sữa được mịn, lọc đi lọc lại vài lần nữa để loại bỏ triệt để cặn. S
Bước 2: Cho sữa đậu vào nồi để đun cho đến khi sôi. Thêm đường tùy theo khẩu vị.
Nếu dùng máy làm sữa đậu nành thì sau khi ngâm xong chỉ cần cho nguyên liệu, nước, đường vào máy. Bật chế độ làm sữa đậu nành là xong.
Sữa đậu nành mè đen
Nguyên liệu
- 200 gram đậu nành
- 1,5lít nước
- 30 gram lạc, 20 gram vừng đen (có thể thay bằng vừng trắng)
- 2 – 3 cái lá dứa (lá nếp)
Cách làm
Bước 1: Vo sạch đậu, nhặt bỏ hạt sâu rồi cho vào nước ngâm từ8 – 10 tiếng. Trong quá trình ngâm thấy hạt nào nổi lên thì bỏ đi.
Bước 2: Cho đậu vào máyrồi thêmlạc và vừng. Có thể chia các nguyên liệu thành nhiều mẻ để dễ xay và tránh làm máy hoạt động quá tải.
Xay trong vòng ít nhất 2 phút, cứ 30 giây lại nghỉ một lần để tránh máy xay quá nóng. Xay đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn.
Bước 3: Đổ tất cả hỗn hợp vừa xay vào túi vải để lọc bỏ bã.
Bước 3: Cho phần sữa đậu vào nồi. Để lửa gần to cho sữa sôi thì hạ lửa nhỏ, thêm lá dứa vào chảo để tạo hương thơm, đun khoảng 10 phút. Thêm đường tùy theo khẩu vị.
Trong quá trình đun, cứ cách 20 – 30 giây phải quấy đều để tránh sữa bị cháy ở đáy nồi hoặc tránh váng đậu hình thành trên mặt sữa.
Sữa đậu bạn có thể uống nóng hoặc chờ nguội rồi cho vào tủ lạnh để bảo quản và dùngkhi cần.Sữa đậu nành nấu tại nhà, bảo quản trong ngăn mát sẽ giữ được khoảng2 ngày.
Theo Thanh Huyền/Khỏe & Đẹp
Điểm danh các món ăn dễ ăn, hấp dẫn du khách ở Lệ Giang
Vị cay và đậm mùi của các món ăn Lệ Giang (Trung Quốc) là thử thách khó nhằn với rất nhiều du khách. Những gợi ý sau sẽ giúp bạn tránh đói bụng và thoải mái tận hưởng chuyến đi.
Bánh bao: Bánh bao là món ăn rất phổ biến ở Trung Quốc với lớp vỏ bánh làm từ bột mì và nhân thịt, rau. Người dân Lệ Giang dùng bánh bao trong mọi bữa ăn và đặc biệt là bữa sáng. Bánh bao ở đây được làm ngay tại chỗ ở các quán ăn và đặt trong các khay nhỏ. Ảnh: Drumplings.
Bún qua cầu: Với lịch sử hơn 100 năm, bún qua cầu là 1 trong những món khá dễ ăn ở Lệ Giang. Khi gọi món, người phục vụ sẽ đưa ra cho bạn tô nước dùng rất nóng và các loại nguyên liệu ăn kèm như thịt, trứng, rau, bún, cá hồi... Để trải nghiệm, bạn lần lượt đổ các nguyên liệu tươi sống vào, tiếp đến cho bún, đợi mọi thứ chín và trộn đều lên ăn. Ảnh: Pampampoohpooh.
Lẩu sườn phơi khô: Món lẩu này ăn kèm với các loại rau và nấm, trong đó có Thủy Tính Tương Hoa - một loại rau chỉ mọc trong hồ Lô Cô. Nguyên liệu chính cho món ăn là sườn phơi khô. Giống thịt gác bếp ở Việt Nam, sườn tại chỗ này ướp muối, sau đó hong khô rồi treo trên tường và có thể bảo quản rất lâu. Ảnh: Miss_s_stacy.
Lẩu bò Yak: Lẩu Yak có thành phần chủ yếu là thịt bò Yak, loài bò Tây Tạng hiếm, chỉ sống trên vùng núi cao. Thịt bò rất sạch, mềm, thơm ngon và có vị đặc trưng riêng không chỗ nào có được. Người ta chế biến thịt bò Yak bằng nhiều phương pháp như ninh, làm khô, ướp gia vị rồi đưa vào làm nguyên liệu nhúng lẩu. Ảnh: Hongkong_newyork.
Bánh baba: Đến Lệ Giang mà không thử bánh baba sẽ là thiếu sót lớn. Từ bột mì đặc sản Lệ Giang, nhân đường mật ong và xúc xích, chiếc bánh do chính tay người Nạp Tây làm nên trở thành lựa chọn hàng đầu của du khách khi thưởng thức ẩm thực nơi đây. Ảnh: Oliver Schreck.
Bánh hoa: Có nguồn gốc từ 300 năm trước, bánh hoa từng được sử dụng làm cống vật và là món ăn liên tiếp của vua. Bánh hoa là món ăn truyền thống của Vân Nam, làm từ bột mì và cánh hoa hồng. Bánh có vị ngọt nhưng không ngấy, rất được lòng du khách. Ảnh: Simi_sugars.
Bánh quẩy và sữa đậu nành: Là món ăn sáng phổ biến của người dân Lệ Giang, bạn dễ dàng nhận thấy bánh quẩy và sữa đậu nành có mặt ở hầu như hàng, quán bán đồ ăn buổi sáng. Bánh quẩy dài, sữa đậu nành thơm và ngon. Nếu thích uống nước ngọt hơn, bạn có thể pha thêm chút đường. Ảnh: Roy Wong.
Trứng luộc nước trà: Nếu bánh quẩy và sữa đậu nành là món ăn sáng số một, trứng luộc nước trà là món ăn sáng phổ biến thứ nhì ở Lệ Giang. Khi thưởng thức món ăn độc đáo này, bạn sẽ cảm nhận sự lạ kỳ trong từng miếng trứng vị đậm đà, mằn mặn, phảng phất mùi thơm nhè nhẹ của trà. Ảnh: Kylelistening.
Thạch đậu (Chickpea Bean Jelly): Thạch đậu là món ăn nhẹ nổi tiếng ở các con đường trong cổ trấn Lệ Giang. Thạch đậu vừa là thực phẩm giảm nhiệt mùa hè, vừa có thể làm nóng để ăn khi trời trở lạnh. Người dân nơi đây chiên miếng thạch thành màu vàng và thêm các loại gia vị cay hoặc chua theo nhu cầu của bạn. Ảnh: Superstar_daniel.
Theo Dulich,net
Chỉ cần thêm một nguyên liệu món sữa đậu nành sẽ khiến ai cũng phải mê đắm Món sữa đậu nành sẽ thêm phần thơm ngon bổ dưỡng nhờ nguyên liệu cực dễ kiếm này. Để làm sữa đậu nành ngon bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 50g đậu nành 30g gạo nếp 30g đường nâu 950ml nước Cách làm: Cho đậu nành và gạo nếp vào rá, vo cho sạch bụi bẩn rồi đổ vào tô, ngâm...