Chỉ cần thay đổi tư thế ngủ cũng có thể chữa khỏi đủ thứ bệnh mà chẳng cần dùng thuốc
Mọi tư thế ngủ đều có những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe.
Ngủ là một trong những hoạt động cần thiết và vô cùng quan trọng đối với con người. Nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đồng thời giúp bộ não vận hành tốt hơn.
Dưới đây là một số tư thế ngủ phổ biến, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem mỗi tư thế ấy lại ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe nhé.
1. Tư thế người lính
Nằm ngủ với hai tay, hai chân duỗi thẳng, lưng chạm hẳn xuống giường được coi là tư thế ngủ tốt nhất bởi nó mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe.
Ưu điểm:
- Vị trí hoàn hảo để cột sống, cổ và cánh tay được nghỉ ngơi.
- Giúp cải thiện tư thế tổng thể.
- Giúp giảm trào ngược dạ dày.
- Chữa mất ngủ.
- Giảm nguy cơ nhức đầu.
- Hạn chế tình trạng chảy xệ của ngực.
- Ngăn ngừa các nếp nhăn trên khuôn mặt.
Nhược điểm:
- Có thể khiến người ngủ ngáy to và khó thở.
- Có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi nếu mẹ đang mang bầu.
- Có thể gây đau lưng.
Giải pháp:
- Bạn hãy thử ngủ trong tư thế này nhưng không dùng gối để giữ cho cơ thể của bạn ở vị trí vừa phải và có thể giúp giảm ngáy khi ngủ.
- Ngoài chiếc gối kê đầu, bạn hãy kê thêm một chiếc khác ở dưới đầu gối để giúp lưng của bạn có được một tư thế tự nhiên nhất.
2. Tư thế sao biển
Với tư thế ngủ này, bạn sẽ nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng và dang rộng ra. Trong khi đó, hai tay cũng mở rộng, đưa lên quá đầu sao cho thoải mái, dễ chịu nhất.
Ưu điểm:
- Vị trí hoàn hảo để thư giãn cột sống và cổ.
- Chữa mất ngủ.
Video đang HOT
- Giảm nguy cơ nhức đầu.
- Giúp giảm nguy cơ trào ngược dạ.
- Ngăn ngừa các nếp nhăn trên da mặt.
Nhược điểm:
- Gây ra việc ngáy ngủ với những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
- Cánh tay dang quá rộng cũng có thể gây áp lực lên dây thần kinh ở vai và gây đau.
- Có thể gây đau lưng.
Giải pháp
Tốt nhất, nếu bạn quen nằm ngủ trong tư thế này thì nên tránh sử dụng gối để đầu, cổ và xương sống của bạn nghỉ ngơi thoải mái.
3. Tư thế nằm ngủ nghiêng một bên
Với tư thế này, bạn sẽ nằm nghiêng về một phía với hai cánh tay đặt xuôi xuống theo một đường thẳng. Theo các chuyên gia sức khỏe, bạn nên nằm nghiêng bên trái để bảo vệ tốt hơn cho các bộ phận quan trọng của cơ thể.
Ưu điểm:
- Vị trí ngủ lý tưởng cho cột sống có được đường cong tự nhiên.
- Ngăn ngừa đau lưng và cổ.
- Giảm thiểu tình trạng ngưng thở khi ngủ.
- Giảm ngủ ngáy.
- Đây là tư thế ngủ tốt nhất cho phụ nữ mang thai.
Nhược điểm:
- Có thể dẫn đến đau hông.
- Ngủ một bên có thể có thể khiến làn da mặt dễ bị lão hóa, hình thành nếp nhăn.
- Ngực có thể bị chảy xệ.
- Có thể gây đau cổ.
Giải pháp:
- Vì vị trí ngủ này có thể gây đau cổ nên tốt nhất bạn nên sử dụng một chiếc gối lớn.
- Bạn nên đặt một chiếc gối giữa hai đùi để có thể hỗ trợ cho chân phía trên của bạn.
4. Tư thế nghiêng người tay gối đầu
Với tư thế ngủ này, bạn nằm nghiêng về một bên, chân hơi cong, hai tay để áp dưới má, đầu gối lên tay. Theo các chuyên gia, để tốt cho sức khỏe, mọi người nên nằm nghiêng về bên trái.
Ưu điểm:
- Ngăn ngừa đau cổ và lưng.
- Giảm trào ngược dạ dày.
- Giảm chứng ngưng thở khi ngủ.
- Giảm ngáy khi ngủ.
- Giảm đau ợ nóng.
- Tư thế ngủ này cũng cho phép cơ thể thư giãn não, giảm nguy cơ phát triển các rối loạn như bệnh Alzheimer và Parkinson.
- Nghiên cứu cho thấy những người ngủ ở vị trí này ít có khả năng thức dậy vào giữa đêm, điều này rất tốt cho sức khỏe.
Nhược điểm:
- Máu lưu thông kém, gây áp lực lên dây thần kinh, từ đó có thể dẫn đến đau ở vai và cánh tay.
- Một số cơ quan nội tạng như dạ dày, gan và phổi có thể bị ảnh hưởng.
- Có thể gây ngứa và sạm da sớm.
Giải pháp:
- Hãy chọn chiếc gối vải satin để giảm nguy cơ hình thành sớm các nếp nhăn trên mặt.
- Đặt một chiếc gối ở giữa đầu gối để hỗ trợ cho chân trên của bạn.
5. Tư thế bào thai
Với tư thế ngủ kiểu này, bạn sẽ nằm nghiêng sang một bên, đầu gối của bạn kéo về phía ngực và cằm chúi xuống. Bạn nên nằm nghiêng sang bên trái để không gây áp lực lên các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể.
Ưu điểm:
- Giảm đáng kể tình trạng ngáy ngủ.
- Một trong những vị trí ưa thích của phụ nữ mang thai.
- Ngủ nghiêng về bên trái có thể giúp làm giảm trào ngược dạ dày.
Nhược điểm:
- Nếu bạn co chân quá cao, nằm ngủ với tình trạng cột sống quá cong sẽ khiến cổ, vai gáy bị đau nhức mỗi khi thức dậy.
- Khiến các nếp nhăn sớm hình thành trên mặt.
- Khiến ngực chảy xệ.
Giải pháp:
Sử dụng gối để hỗ trợ đầu của bạn và thường xuyên lật người qua hai bên trong khi ngủ.
6. Nằm sấp khi ngủ
Theo hầu hết các chuyên gia thì nằm sấp khi ngủ không phải là tư thế tốt cho sức khỏe.
Ưu điểm:
Trong một số trường hợp, tư thế này giúp bạn giảm ngáy ngủ.
Nhược điểm:
- Làm căng thẳng cột sống và gây ra đau ở cổ và cột sống.
- Làm xuất hiện nếp nhăn trên khuôn mặt.
- Gây áp lực lên các cơ quan nội tạng.
Giải pháp:
Hãy thử một vị trí nằm nghiêng bằng cách đặt một cái gối giữa bụng và nệm.
Theo Thanh Loan
Dịch từ Brightside
Khám Phá
Hội chứng ngừng thở khi ngủ: Kẻ giết người thầm lặng
Hội chứng ngừng thở khi ngủ (SAS) là hội chứng mãn tính thường gặp nhiều ở nam giới gấp 2 -3 lần nữ, ở một số nước châu âu, Mỹ có tới gần 50% năm giới tuổi trung niên mắc, cần được phát hiện sớm, theo dõi điều trị lâu dài
Vưa qua, tai bênh viên Bach Mai đa diên ra Hôi nghi Khoa học Chuyên đề Cập nhật từ APSR Sydney 2017.
Tại Hội nghị, TS. Đoàn Thị Phương Lan, Trung tâm Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai trình bày "Chuyên đề Hội chứng ngừng thở khi ngủ: Kẻ giết người thầm lặng và nguy cơ mất an toàn giao thông".
Theo đó, Hội chứng ngừng thở khi ngủ (SAS) là hội chứng mãn tính thường gặp nhiều ở nam giới gấp 2 -3 lần nữ, ở một số nước châu âu, Mỹ có tới gần 50% năm giới tuổi trung niên mắc, cần được phát hiện sớm, theo dõi điều trị lâu dài.
SAS có đặc điểm như: ngủ ngáy, ngừng thở, giảm thở hoặc phải có hoạt động gắng sức hô hấp và triệu chứng ban ngày như: ngủ gật, buồn ngủ, mệt mỏi hoặc tập trung kém; khi ngủ thường ngáy to, thở khò khè, ngủ không ngon giấc...
Anh Internet
SAS có thể gây ra nhiều biến chứng như: tăng huyết áp kháng trị, đột quỵ, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, rối loạn trí nhớ và khả năng mất tập trung, rối loạn tim mạch và SAS làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Báo cáo cua TS Phương Lan cũng đã khuyến cáo: "SAS là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông do buồn ngủ. Sàng lọc và chẩn đoán rối loạn giấc ngủ cho những lái xe có nguy cơ cao như: béo phì, thừa cân, ngủ ngày góp phần giúp giảm nguy cơ tai nạn giao thông".
Theo Nguyên Huê
Khỏe plus
Những thực phẩm giúp kiềm chế các cơn đau mạn tính Viêm là nguyên nhân chính gây đau mạn tính, với các triệu chứng: đau cơ và mô, mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ. Dâu tây chứa đầy vitamin C, chất chống oxy hóa có đặc tính giảm đau rất hiệu quảẢNH: SHUTTERSTOCK Đau mạn tính có thể gây trở ngại cho chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, những gì bạn ăn có...