Chỉ cần “SOI” những dấu hiệu này đủ biết mối quan hệ có mạnh mẽ hay không
Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn tìm hiểu xem mối quan hệ của mình có mạnh mẽ hay không và cách giải quyết thế nào.
Tất cả chúng ta đều có một số nghi ngờ về mối quan hệ của mình theo thời gian. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể thực sự hiểu rằng mối quan hệ của chúng ta có còn bền chặt? Hãy thử đọc những câu nói đơn giản này và tự hỏi: “Chúng ta có tuân theo những quy tắc này không?”
Bạn có thể thảo luận về kế hoạch tương lai trong không khí yên tĩnh
Nếu bạn không thể lên kế hoạch cho tương lai của mình với người ấy, bạn sẽ lo lắng và không thể thảo luận bất cứ điều gì mà không tranh cãi, hai bạn không tin tưởng lẫn nhau. Mối quan hệ này sẽ không có tương lai. Nó chỉ là vấn đề thời gian trước khi có một cái gì đó xảy ra phá vỡ mối quan hệ này.
Trong một mối quan hệ tốt, hai người đối mặt với tương lai mà không sợ hãi và cả hai thực sự vui mừng về nó.
Tất cả lời hứa của bạn là có thật
Trong một mối quan hệ lành mạnh, mọi người cảm thấy an toàn và họ tin tưởng lẫn nhau. Nhưng liệu chúng ta có thể tin tưởng nếu đối phương quên đi lời hứa và yêu cầu của nhau không? Bạn dựa vào người ấy như thế nào?
Tôn trọng cảm xúc là mong muốn rất quan trọng, do đó nếu bạn không thể làm được thì đừng hứa hẹn gì.
Hai bạn không kiểm soát lẫn nhau
Trong các mối quan hệ lành mạnh, mọi người không kiểm soát cuộc sống của đối phương và không áp đặt quan điểm của mình với đối phương. Nếu người ấy muốn kiểm soát bạn thì mối quan hệ của hai người không đi đến đâu cả.
Hai người có lịch trình hàng ngày ngược hoàn toàn
Nếu bạn có thói quen của riêng mình và cả hai bạn không thể tìm thấy một điểm chung, thì đó không được gọi là mối quan hệ hòa hợp.
Video đang HOT
Những người tôn trọng lẫn nhau sẽ luôn tìm thấy sự cân bằng để cả hai có thể cảm thấy thoải mái.
Cuộc sống của bạn không giống như một bộ phim dài
Cuộc sống của bạn không thể yên tĩnh và thoải mái nếu bạn không có cơ hội để nói chuyện với đối phương, nếu bạn luôn phải đoán và ngần ngại về những gì đang xảy ra, và nếu bạn không biết hành động nào của bạn sẽ khiến bạn khóc và im lặng. Những người yêu nhau không sử dụng những phương pháp này và không bao giờ giữ cảm xúc của họ.
Hai bạn tự hào về nhau
Nếu bạn không thể chấp nhận những thành công của người ấy, điều đó có nghĩa là mối quan hệ này chỉ là sự ganh đua, ghen tỵ, lòng tự trọng thấp và muốn kiểm soát mọi thứ.
Trong một gia đình hạnh phúc, mọi người hạnh phúc vì sự thành công của nhau và họ coi những thành công này như lễ kỷ niệm ngay cả khi chiến thắng đó không có gì to tát.
Bạn luôn quan tâm đến các kế hoạch chung của mình
Nếu bạn không quan tâm đến cảm xúc của đối phương, bạn sẽ không bao giờ nhớ họ thông báo cho họ khi thay đổi kế hoạch. Bạn thậm chí có thể tắt điện thoại và không suy nghĩ về nó.
Nhưng trong các mối quan hệ tốt đẹp, mọi người hiểu rằng tất cả ai cũng đều có trường hợp khẩn cấp và họ không ngần ngại chia sẻ kế hoạch thay đổi. Ngoài ra, họ không ngại phải đối mặt với các cuộc tranh cãi và khiếu nại vì các kế hoạch chung có thể bị trì hoãn và các lập luận có thể tránh được.
Hành động của bạn sau một cuộc tranh luận
Nếu bạn không bao giờ ngừng suy nghĩ về cảm xúc của đối phương để không làm tổn thương họ ngay cả trong khi cãi nhau, mối quan hệ của bạn thực sự mạnh mẽ.
Nhưng những người yêu thương thật lòng không bao giờ cố gắng phá hủy và làm tổn thương lẫn nhau trong cuộc tranh cãi. Và sau một cuộc tranh luận, họ không giữ im lặng trong nhiều ngày. Những người yêu thương quan tâm đến cách giải quyết xung đột: họ cố gắng hiểu quan điểm và vị trí của nhau.
Không có chỗ cho sự ghen tuông trong mối quan hệ của bạn
Đôi khi ghen tuông biến thành nỗi ám ảnh và một người trở thành bạo chúa, đối xử với người bạn đời của họ giống như tài sản riêng của mình. Họ làm nhục đối phương bằng cách không tin tưởng, khiến người ấy phải tìm kiếm những lời giải thích, và buộc họ phải sống trong nỗi sợ hãi. Cuộc sống này rất khó chịu.
Bạn không phàn nàn về đối phương
Sẽ không tốt chút nào nếu bạn không thể nói chuyện với đối phương và bạn chỉ bắt đầu phàn nàn về họ với bạn bè của bạn. Bạn có thể luôn luôn nói rằng mối quan hệ này là rất khó khăn và bạn cảm thấy đau khổ, nhưng bạn chỉ không muốn làm bất cứ điều gì cả. Và như vậy, mối quan hệ sẽ tan vỡ.
Theo Emdep
Từng tị nạnh với vợ, tự nhiên chồng đổi tính xung phong đi đổ rác và sự thật đau đớn phía sau
Sau khi làm ầm lên, tôi về nhà thu dọn mọi thứ của mình và của các con, gọi xe taxi trở về nhà ngoại, mặc chồng tôi năn nỉ xin lỗi. Tôi sẽ li hôn.
Cuộc sống ngày một tân tiến, những quy định thường nhật ở thành thị cũng được phổ biến nơi thôn quê. Một trong số đó là việc đổ rác đúng nơi quy định. Trước kia ở quê tôi, rác nhà nào nhà ấy tự xử lí, nhà nào gọn gàng thì đổ một chỗ rồi đốt, còn nhà nào bừa bãi thì quẳng bừa ra vườn. Thôn quê rộng rãi, cuộc sống cũng ít rác vô cơ nên chẳng bao giờ có cảnh rác bốc mùi, cần được xử lí như ở thành thị. Nhưng càng ngày, cùng với sự đi lên của nền kinh tế cũng như những lối sống khác, rác thải ở làng quê cũng ngày một nhiều. Do đó, Ủy ban nhân dân xã xã tôi đã quyết định xây dựng khu tập kết rác, yêu cầu mọi hộ gia đình phải đổ rác đúng nơi quy định, không được vất rác bừa bãi, làm ảnh hưởng đến môi trường.
Nhà tôi nằm ở đầu làng, cách địa điểm tập kết rác của xã khá xa. Do đó, cứ khoảng 1 tuần nhà tôi mới chở rác đi đổ. Nhiều lúc, hai vợ chồng tôi cứ phải dưa nhau, chẳng ai chịu đi đổ rác. Ai cũng đưa ra lí do cho mình. Tôi nói:
- Em đã dọn dẹp nhà cửa, cơm nước, giặt giũ với cả chăm con, cho con học hành các kiểu rồi. Có mỗi việc đem rác đi đổ thôi mà anh cũng không chịu làm giúp vợ sao?
- Có tí tẹo rác mà em cũng không đổ được à? Có nặng nhọc gì, chỉ đặt lên xe rồi đèo đi là xong.
- Chỉ đặt lên xe rồi đèo đi là xong, thế anh làm hộ em đi!
- Anh đi làm cả ngày, về mệt muốn nghỉ ngơi chút xíu, xem ti vi thư giãn tí mà em cũng không để cho anh yên nữa.
- Anh đi làm, thế em ở nhà chơi chắc? Cũng đi làm giờ hành chính về, anh còn được đi thể dục thể thao, uống chén nước chè, về nhà lại còn đòi xem ti vi thư giãn. Em thì vừa nấu cơm, vừa dọn nhà, lại tranh thủ lúc con tắm rửa giặt vội đống quần áo. Ăn cơm xong người rửa bát là em, người cho con học hành cũng là em. Anh thấy có bất công không? Vậy mà có một tí rác nhờ anh đem đi đổ hộ anh cũng không làm. Mà có phải ngày nào cũng phải mang đổ đâu, cả tuần mới phải đi một lần. Anh chẳng biết thương vợ thương con gì cả!
Sự thật đau đớn tôi phát hiện được trong lần chồng đi đổ rác (Ảnh minh họa)
Hai vợ chồng tôi thỉnh thoảng lại có những trận cãi vã như thế, chỉ vì đống rác phải đi đổ mỗi tuần 1 lần. Sau những cuộc cãi nhau như thế, có lần thì tôi vẫn phải cắn răng đi đổ, cũng có lần thì chồng tôi đi đổ. Nói chung thì câu chuyện ai là người đổ rác trong gia đình tôi là một câu hỏi khá hóc búa.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, chồng tôi bỗng đổi tính. Anh xung phong nhận phần đi đổ rác. Hàng tuần, cứ đúng ngày đổ rác là anh lại hăng hái thu dọn rác rưởi trong nhà mang đi đổ. Tôi rất ngạc nhiên, nhưng cũng im lặng, trong bụng thì mừng thầm vì cuối cùng ông chồng nhà mình cũng biết thương vợ.
Sau vài tuần chịu khó đi đổ rác đúng ngày, chồng tôi quay ra chịu khó hơn. Anh quyết định đi đổ rác hàng ngày. Anh nói với tôi:
- Anh nghĩ rồi, bây giờ đi làm về đi thể dục thể thao cũng tốn tiền, mà tập xong mấy anh em lại rủ nhau đi làm chén bia giải khát thì lại chẳng bõ công tập thể thao. Thế nên anh quyết định chuyển sang đi bộ, đi từ nhà ra ngoài đê, từ đê về nhà. Tính ra cũng đến vài cây số ấy chứ chẳng ít. Sẵn tiện đi đổ rác cho em luôn.
- Thế càng tốt, một công đôi việc.
Thế là ngày ngày, chồng tôi đi làm về đúng giờ, thay quần áo thể dục thể thao rồi đi chạy bộ thể dục, tiện xách rác đi đổ luôn. Tôi khá vui vì điều đó.
Nhưng sau một thời gian, tôi bắt đầu cảm thấy có nhiều điều bất thường. Chồng tôi đi thể dục khá lâu. Bình thường với quãng đường từ nhà tôi ra đê, có đi chậm thật chậm cũng chỉ mất 40 đến 50 phút là về đến nhà. Nhưng chồng tôi đi càng ngày càng lâu, bây giờ thì lão đi từ 5 rưỡi đến 7 rưỡi trời tối mịt mới về đến nhà. Tôi hỏi thì anh nói:
- À, thì anh đi vòng vòng, thỉnh thoảng lại rẽ vào nhà ông nọ bà kia chơi tí.
- Nhà ai cơ, đường ấy nhà mình làm gì có người nhà nào?
- Em thì biết làm sao được. Quanh làng quanh xã này toàn người nhà mình hết, em về làm dâu nhà này bao nhiêu lâu rồi mà chẳng biết từ đâu đến đâu.
Thấy chồng gắt như vậy, tôi cũng thôi không nói nữa vì quả thật là tôi không giỏi lắm trong việc nhớ các mối quan hệ trong nhà chồng, trừ những nhà họ hàng gần hoặc hay qua lại. Nhưng tôi vẫn nghi ngờ. Ba hôm sau, tôi quyết định bám theo chồng, xem anh đi những đâu, làm những gì mà lâu như vậy mới về nhà.
(Ảnh minh họa)
Và những gì mà tôi chứng kiến khiến tôi tưởng như ngã quỵ. Anh ôm ấp và sờ soạng một người phụ nữ khác. Nhìn thấy cảnh đó, tôi lao vào đánh đập chồng và ả đàn bà kia. Tôi thật không ngờ, người chồng mà tôi luôn hết mực tin yêu, lại phản bội tôi bằng cách này.
Sau khi làm ầm lên, tôi về nhà thu dọn mọi thứ của mình và của các con, gọi xe taxi trở về nhà ngoại, mặc chồng tôi năn nỉ xin lỗi. Tôi sẽ li hôn. Tôi không thể tha thứ cho kẻ phản bội như anh ta được.
Theo Ngoisao
Vẫn yêu mối tình đầu dù đã 10 năm trôi qua Giờ bạn đã quen người mới khoảng 3 tháng và có vẻ gia đình bạn cũng biết về cô kia. Tôi cảm thấy mình dư thừa thật rồi. Tôi 24 tuổi, mối tình đầu của tôi khi ở tuổi 14, "yêu từ cái nhìn đầu tiên" một người nhỏ hơn một tuổi. Mà năm ấy còn con nít lắm nên chỉ biết thích...