Chỉ cần ra ao đầm vớt “lộc trời” về bán, thu 4- 5 triệu đồng/ngày
Không mất công nuôi trồng hay chăm sóc, nhiều người dân ở vùng ven biển Kim Sơn ( Ninh Bình) chỉ cần ra ao đầm vớt “lộc trời” về bán, cũng có thể kiếm hàng chục triệu mỗi vụ thu hoạch.
Rau câu thực chất là một loại rong biển mọc tự nhiên ở trong các ao đầm nước lợ tại các xã ven biển của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và được người dân ở đây gọi là “lộc trời” cho. Đây là một loại tảo giàu chất dinh dưỡng nên chúng được sử dụng trong chế biến thực phẩm, thức uống giải khát…
Theo những người dân ở đây cho biết, rau câu ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng thủy sản, nó làm hạn chế lượng ô-xy trong nước của đầm nuôi, dẫn tới giảm năng suất của các loại thủy sản khác. Trước đây rau câu không có giá trị kinh tế, phát triển rất nhanh nên mọi người chủ yếu phải phá bỏ.
Nhờ hái “lộc trời” cho mà nhiều hộ dân ở ven biển huyện Kim Sơn có thêm nguồn thu nhập đáng kể.
Rau câu phát triển hầu như quanh năm nhưng một năm cũng chỉ thu hoạch được một lần và thời gian thu hoạch cũng chỉ diễn ra trong khoảng trên dưới 1 tuần. Sau khi được vớt dưới đầm lên, rau câu sẽ được phơi khô và bán với giá từ 4.000- 6.000 đồng/kg, nhờ đó mà nhiều hộ dân ở đây có nguồn thu nhập ổn định từ nguồn “lộc trời” cho này.
Nhưng những năm gần đây, rau câu được sử dụng nhiều trong thực phẩm và đặc biệt là nguyên liệu chính cho sản xuất thạch rau câu nên nhu cầu của thị trường rất lớn và được thu mua với giá khá cao. Từ đó, nhiều người dân nơi đây cũng bắt đầu thu vớt “lộc trời cho” để bán cho các thương lái.
Rau câu thực chất là một loại tảo giàu chất dinh dưỡng nên chúng được sử dụng trong chế biến thực phẩm, thức uống giải khát…
Nhu cầu sử dụng rau câu tăng cao nên số lượng người đi vớt rau câu ở các xã ven biển ở Kim Sơn càng nhiều. Trong 6 xã bãi ngang của huyện Kim Sơn chỉ 3 xã mép nước có sản lượng rau câu nhiều là Kim Hải, Kim Trung và Kim Đông. Mỗi năm, những gia đình có đầm nuôi thủy sản ở đây đều kiếm thêm từ 20-40 triệu đồng từ nguồn “lộc trời” này.
Video đang HOT
Gia đình bà Nguyễn Thị Thủy ở xóm 4, xã Kim Hải có gần 2 ha ao đầm nuôi trồng thủy hải sản, trung bình năm nào bà cũng thu vớt được từ 5-6 tấn rau câu khô. Đặc biệt có những năm thời tiết thuận lợi cho rau câu phát triển, gia đình bà thu được cả chục tấn rau câu khô và đem về một khoản thu nhập không hề nhỏ.
Ước tính mỗi năm 3 xã bãi ngang của huyện Kim Sơn thu khoảng 2.000-3.000 tấn rau câu.
“Do thời tiết thuận lợi nên rau câu mọc nhiều trong ao, đầu năm nay gia đình tôi vớt bán được hơn 6 tấn rau câu khô, mỗi kg rau câu được bán với giá từ 4000 -6.000 đồng. Tính ra cũng được vài chục triệu đồng”, bà Thủy chia sẻ.
Cũng theo bà Thủy, có thời điểm sản lượng rau câu quá nhiều, gia đình bà phải huy động người xuống vớt để tránh ảnh hưởng đến các loại thủy sản trong đầm. “Nhờ vào tiền bán rau câu mà gia đình tôi có tiền để mua giống và thức ăn vụ thả nuôi tới đây”, bà Thủy tâm sự.
Với giá bán trung bình từ 4.000-6.000 đồng một kg, người dân luôn có nguồn thu nhập đáng kể và ổn định từ loài tảo biển này.
ÔngTưởng (xã Kim Trung) cho biết, năm nào gia đình cũng kiếm trên 30 triệu từ nguồn tận thu rau câu trong đầm nuôi tôm. “Rau câu mọc tự nhiên ở các đầm nuôi trồng thủy sản. Tới mùa nó mọc thành từng mảng, rất nhiều. Chỉ cần vợt hoặc dùng tay để vớt sau đó phơi khô rồi đem bán cho thương lái là có tiền. Năm nay giá tôm, cá thấp cộng với sản lượng không cao như mọi năm, may có được loại cây “trời cho” mà gia đình tôi có thêm được thu nhập để trang trải cho cuộc sống, cho các cháu ăn học không thì khốn đốn”, ông Tưởng chia sẻ.
Theo Danviet
Ninh Bình: Cả làng khấm khá nhờ trồng cây ra hoa trắng như mây
Nhờ trồng hoa huệ-loài cây ra hoa trắng như mây mà nhiều hộ dân ở xã Kim Tân, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) có nguồn thu nhập hàng tháng ổn định, cuộc sống trở lên khấm khá hơn trước rất nhiều.
Trồng hoa huệ trắng là nghề đã hình thành khá lâu ở xã Kim Tân, huyện Kim Sơn. Cách đây gần 20 năm, việc trồng hoa huệ bắt đầu nhen nhóm tại một số hộ dân trong xã.
Sau nhiều lần "thí nghiệm", người dân địa phương nhận thấy trồng huệ mang lại thu nhập ổn định nên nhiều hộ quyết định gắn bó lâu dài với nghề này. Hiện nay, cả xã Kim Tân có gần 800 hộ trồng với tổng diện tích hơn 80 ha hoa huệ trắng.
Hoa huệ được thu mua với giá dao động từ 1.000-1.500 đồng/bông, một sào đất trồng hoa huệ trắng có thể thu tiền lãi từ 9 đến 10 triệu đồng một năm.
Gia đình nhà chị Trần Thị Hạnh (35 tuổi) ở xóm 9, xã Kim Tân, huyện Kim Sơn hiện đang trồng gần 1 mẫu (gần 3.600m2) hoa huệ, nhờ việc bán hoa mà mỗi tháng gia đình chị có thu nhập hàng chục triệu đồng.
Chị Hạnh cho biết, trồng huệ trắng tuy tốn nhiều công sức, nhưng lợi nhuận cao hơn 3-4 lần so với trồng lúa. Thời gian trồng là từ đầu tháng 2 cho đến tháng 3. Sau khi trồng được khoảng gần 3 tháng là cây bắt đầu ra hoa và cho thu hoạch đến tận qua Tết âm lịch.
Nhờ trồng loại hoa trắng như mây này mà gia đình chị Hạnh có nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng.
"Hoa huệ được bán với giá dao động từ 1.000-1.500 đồng/bông, cây cho hoa nhiều nhất là vào tháng 6- 7 âm lịch. Đây là khoảng thời gian cây hoa huệ cho thu nhập chính. Với diện tích gần một mẫu, chỉ tính riêng 2 tháng chính vụ này mà gia đình tôi thu về được hơn 40 triệu đồng tiền bán hoa huệ" chị Hạnh tiết lộ.
Cũng theo chị Hạnh, sang thu là cây hoa huệ bắt đầu cho hoa nhỏ và ít dần nhưng đổi lại giá bán hoa lại cao hơn. Tuy cho thu nhập không cao như chính vụ nhưng mỗi tháng cũng kiếm được từ 3-5 triệu đồng từ tiền bán hoa, so với trồng các loại cây khác thì thu nhập từ hoa huệ vẫn cao hơn nhiều lần.
Hoa huệ còn gọi là dạ lai hương (thơm ban đêm) hoặc vũ lai hương (thơm lúc mưa), là một loài hoa nở về đêm, có khả năng tỏa hương về ban đêm với mùi hương ngào ngạt. Hoa chủ yếu dùng để cắm trong các dịp cúng, lễ, ngày tết... nên nhu cầu của thị trường về loài hoa này là rất lớn.
Ông Trịnh Xuân Chiến (62 tuổi) có hơn 10 năm kinh nghiệm trồng hoa huệ cho biết, nếu không có kinh nghiệm, kiến thức trồng thì hoa huệ có thể bị sượng bông, vàng bông hay sâu bệnh, năng suất giảm mạnh, chất lượng hoa thấp nên không bán được.
Tích luỹ kinh nghiệm nhiều năm, gia đình ông mới có thể hạn chế mầm bệnh như phơi củ huệ một thời gian, ngâm củ huệ trong nước ấm trước khi trồng... Hiện tại, hoa huệ của gia đình ông Trịnh Xuân Chiến thường đạt năng suất ổn định, cho hoa đều và đẹp.
"Không giống như các loại hoa khác, hoa huệ rất dễ trồng và đặc biệt tốn rất ít công chăm sóc nhưng lại cho thu nhập tương đối cao. Thời gian gần đây giá cả nhiều loại hoa khác lên xuống thất thường nhưng hoa huệ lại luôn giữ ở mức giá ổn định nên thu nhập của người trồng cũng ổn định theo" ông Chiến chia sẻ.
Ông Chiến cho hay, cây hoa huệ là cây ưa cây ưa sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, hoa huệ nở chủ yếu vào mùa hè còn mùa đông cho ít hoa, hoa nhỏ, bông ngắn hơn. Hiện nhà ông có hơn 5 sào đất trồng hoa huệ trắng. Nhờ trồng hoa huệ và cắt hoa để bán mà mỗi tháng gia đình ông có thu nhập khoảng 7 triệu đồng.
Nói về đầu ra cho sản phẩm, ông Chiến chia sẻ, hoa huệ được dùng nhiều trong việc cúng và trong các dịp lễ tết đã là một thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Vì vậy nhu cầu tiêu thụ hoa huệ luôn ổn định. Có bao nhiêu thương lái cũng đến tận nhà thu mua hết, nhiều lúc không có đủ hoa mà bán.
Theo Danviet
Quê nhà tiếc thương, chuẩn bị lễ an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang Các công việc chuẩn bị cho ngày quốc tang, an táng Chủ tịch nước tại Kim Sơn, Ninh Bình đang được tiến hành. Các thiết bị máy móc được điều động đến làm sạch hơn 1ha mặt bằng ở khu vực đối diện nhà riêng Chủ tịch nước để thi công khu an táng Thông cáo đặc biệt về tang lễ của Chủ...