Chỉ cần Mỹ “động thủ” với Nga, thế giới cận kề hiểm nguy mới
Một nhà phân tích cảnh báo, bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ nhằm loại bỏ các hệ thống tên lửa hành trình của Nga có thể dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự lớn hơn giữa hai cường quốc hạt nhân.
Đại sứ của Washington tại NATO Kay Bailey Hutchison. Ảnh: Reuters.
“Đây là một tình huống cực đoan có thể dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ ba” – học giả người Mỹ James Petras chia sẻ với Press TV hôm 2.10. Bình luận được đưa ra sau khi đại sứ của Washington tại NATO cảnh báo Nga cần phải ngừng phát triển hệ thống tên lửa hành trình bị cấm hoặc Mỹ sẽ tìm cách “xóa sổ” trước khi nó đi vào hoạt động.
“Vào thời điểm đó, chúng tôi sẽ xem xét khả năng loại bỏ một tên lửa (của Nga) có thể tấn công bất kỳ quốc gia nào của chúng tôi” – bà Kay Bailey Hutchison phát biểu trong một cuộc họp báo tại Brussels.
Washington cáo buộc Mátxcơva đang vi phạm một hiệp ước ký từ thời Chiến tranh Lạnh và phát triển một tên lửa hành trình phóng từ mặt đất. Với tên lửa này, Nga có thể phát động một cuộc tấn công hạt nhân vào Châu Âu trong thời gian ngắn. Trong khi đó, phía Nga đã nhiều lần phủ nhận bất kỳ sự vi phạm nào như cáo buộc của Mỹ.
Chuyên gia James Petras chỉ ra, nếu các hệ thống tên lửa của Nga bị Israel tấn công, Nga sẽ trả đũa tối thiểu bằng cách bắn hạ các máy bay của Israel xâm nhập vào Syria.
Điều đó có thể khiến Israel phải trả đũa xa hơn, buộc Nga phải ném bom các bệ phóng tên lửa của Israel – ông lưu ý.
Video đang HOT
“Nếu Nga trả đũa sự gây hấn của Israel, Mỹ sẽ tuyên bố can thiệp thay mặt Israel” – ông nói.
“Điều này sẽ dẫn đến một cuộc xung đột liên quan tới Mỹ và Nga. Và việc này có thể dẫn tới một cuộc đối đầu hạt nhân lan rộng khắp Trung Đông” – chuyên gia người Mỹ cảnh báo.
Trước đó, Bộ ngoại giao Nga tuyên bố, Mátxcơva xem tuyên bố của bà Hutchison là động thái nguy hiểm.
“Dường như những người đưa ra tuyên bố như vậy không nhận thức được mức độ trách nhiệm của họ cũng như sự nguy hiểm của những lời lẽ gây hấn” – Tass dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Maria Zakharova.
Các cáo buộc về hệ thống tên lửa của Nga có khả năng làm căng thẳng hơn nữa mối quan hệ giữa Washington và Mátxcơva vốn đã ở mức thấp bởi nhiều vấn đề trong đó có Ukraina, Syria và cáo buộc Nga can thiệp các cuộc bầu cử Mỹ.
H.LIÊN
Theo LĐO
Nga hoàn tất việc chuyển giao "Rồng lửa" S-300 cho Syria
Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết Nga đã hoàn thành việc chuyển giao các hệ thống phòng không tên lửa S-300 cho Syria đã được hoàn tất, Sputnik đưa tin
Sputnik cho biết, trong cuộc họp Hội đồng An ninh Liên bang Nga ngày 2/10 do Tổng thống Vldimir Putin chủ trì, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu việc chuyển giao các tổ hợp phòng không tên lửa S-300 cho Syria đã được hoàn tất vào ngày 1/10.
Theo đó, Moscow giao cho Damascus 49 thiết bị, bao gồm các thiết bị định vị chiếu sáng, hệ thống xác định chính, máy điều khiển cùng 4 bệ phóng. Bên cạnh đó, Nga cũng đã tăng cường đáng kể và bổ sung các thiết bị cho hệ thống tác chiến điện tử.
Về tổ hợp S-300, giới chuyên gia quân sự đánh giá cao hệ thống phòng thủ tên lửa được mệnh danh là "Rồng lửa" với nhiều tính năng vượt trội. Trước khi S-400 xuất hiện trong danh sách những khí tài hiện đại của quân đội Nga, S-300 được xem là "hệ thống phòng không hàng đầu của Nga", đặc biệt là khả năng chống máy bay của tổ hợp này.
"Đây là hệ thống phòng thủ đủ khả năng bắn hạ bất kỳ loại tên lửa hay mẫu chiến đấu cơ tiên tiến nào", ông Robert Hewson, một cây bút của Tạp chí quốc phòng IHS Janes, đã từng nhấn mạnh như vậy.
S-300PMU1 - một trong những biến thể của tổ hợp tên lửa phòng không S-300
Theo Wikipedia, S-300 có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu tên lửa đạn đạo, đồng thời được coi là một trong những hệ thống chống máy bay mạnh nhất hiện nay với tầm bắn lên đến hơn 150km. S-300 cũng sở hữu sức mạnh ngăn chặn cả chiến đấu cơ tàng hình.
S-300 bao gồm một loạt hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Tổng công ty Khoa học Công nghiệp Almaz-Antey của Nga sản xuất. Liên Xô triển khai hệ thống này lần đầu năm 1979 nhằm hỗ trợ các cơ sở công nghiệp, hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận của nước này phòng thủ trước những cuộc không kích từ kẻ thù.
Hệ thống tên lửa S-300 có thể đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và xử lý được từ 12 đến 36 chiếc trong số đó. Ở những phiên bản S-300PMU1/2 trở về sau, khả năng của radar được tăng cường, theo dõi đến 300 mục tiêu và xử lý cùng lúc tới 72 vật thể bay xâm phạm.
Thời gian để triển khai S-300 là 5 phút. Các tên lửa S-300 được đặt trong những ống kim loại kín và không cần bảo trì trong suốt quá trình sử dụng.
S-300 có nhiều phiên bản nâng cấp được trang bị những loại tên lửa, radar khác nhau với khả năng chống các phương pháp tấn công điện tử tốt hơn, tầm bắn xa hơn và ứng phó với nhiều tình huống hơn. Hiện có ba biến thể chính gồm: S-300V, S-300P và S-300F. Mỗi biến thể lại chia ra nhiều loại với từng tính năng riêng biệt.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết, việc kết nối hệ thống điều khiển các hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 trở thành một mạng lưới thống nhất sẽ được hoàn thành trước ngày 20/10/2018. Trong khi đó, theo ông Shoigu, các chuyên gia Syria hiện cũng đang được huấn luyện cách điều khiển hệ thống S-300 với thời gian dự kiến trong vòng 3 tháng.
Việc Nga cung cấp các tổ hợp phòng thủ tên lửa S-300 cho Syria diễn ra trong bối cảnh Moscow và Tel Aviv đang rơi vào khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng từ sau sự kiện chiếc máy bay trinh sát Il-20 của Nga bị bắn rơi trên biển Địa Trung Hải hôm 17/9 khiến 15 quân nhân nước này thiệt mạng. Nguyên nhân Il-20 của Nga bị bắn rơi được cho là do "máy bay tiêm kích F-16 Israel núp bóng sau chiếc Il-20 khiến tên lửa phòng không S-200 Syria bắn nhầm". Bộ Quốc phòng Nga lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ Israel về vụ việc này.
Trong khi đó, tại nội dung văn bản phản hồi từ quân đội Israel đối với tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga đã khẳng định: "Các chuyên gia trong Lực lượng vũ trang Liên bang Nga đã có trong tay toàn bộ thông tin đầy đủ, chính xác và thực tế, cho thấy rằng nguyên tắc tránh xung đột đã được thực hiện vào đúng thời điểm, máy bay Israel không nấp phía sau bất cứ máy bay nào".
Tel Aviv một lần nữa nhắc lại rằng, vào đúng thời điểm chiếc máy bay trinh sát Il-20 của Nga bị tên lửa phòng không S-200 của Syria bắn rơi, những chiếc máy bay (F-16) của Israel đã có mặt tại không phận nước này.
Theo giới phân tích, trong khi Nga quyết định áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh cho quân nhân Nga tại Syria sau sự cố Il-20 bị bắn rơi, việc Nga cung cấp hệ thống S-300 cho Syria đẩy quan hệ giữa Moskva và Tel Aviv rơi vào cuộc khủng hoảng nghiệm trọng nhất kể từ thời điểm khôi phục quan hệ ngoại vào năm 1991. Mỹ cũng đã kêu gọi Nga cân nhắc lại động thái này.
Nhật Minh
Theo congly
Mỹ cáo buộc Nga lén lút sản xuất hệ thống tên lửa hạt nhân bị cấm Theo Reuters, Đại sứ Mỹ tại NATO đã phát biểu rằng Nga nên ngừng hoạt động phát triển tên lửa hành trình được cho là bị cấm của mình, nếu không Mỹ sẽ tìm cách tiêu diệt nó trước khi được đưa vào sử dụng. Mỹ tin rằng Nga đang phát triển một hệ thống tên lửa phóng từ dưới đất vi phạm...