Chỉ cần làm điều này cả đời không bao giờ lo bị viêm nhiễm phụ khoa, vùng kín luôn thơm mát
Vùng kín khỏe mạnh là điều ai cũng mong muốn. Làm theo điều này chị em sẽ chẳng lo viêm nhiễm phụ khoa.
Mặc quần rộng rãi
Mặc quần bó sát là thói quen thường thấy ở dân văn phòng. Đây cũng là nguyên nhân dễ gây ra tình trạng ẩm ướt vùng kín nên tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Thường xuyên mặc quần bó sát kèm theo việc ngồi nhiều cũng khiến dân văn phòng dễ mắc các vấn đề viêm nhiễm vùng kín. Lúc này, những chiếc quần rộng rãi sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng tích tụ mồ hôi ở vùng kín. Hoặc chị em nên chuyển sang mặc váy, vừa thanh lịch lại vừa đảm bảo sức khoẻ.
Giữ vùng kín khô ráo
Để “chỗ ấy” ẩm ướt thường xuyên chính là nguyên nhân làm gia tăng vi khuẩn gây viêm nhiễm. Thói quen không lau khô vùng kín sau khi đi vệ sinh cũng có thể gây ra tình trạng trên. Chị em văn phòng thỉnh thoảng vẫn mắc phải thói quen này. Có thể là với tần suất thấp thì chưa ảnh hưởng lắm nhưng bạn vẫn nên thay đổi sớm để không gặp phải các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa. Hãy lưu ý dùng khăn sạch hoặc giấy vệ sinh đảm bảo chất lượng để lau khô vùng kín.
Thay đồ underwear thường xuyên, định kì
Đồ underwear là vật bảo vệ cho vị trí nhạy cảm nên cần đặc biệt chú ý. Việc dùng đồ underwear quá lâu hay đã cũ sẽ làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm vùng kín. Do lúc này, vi khuẩn có thể tích tụ trên đồ underwear và gây hại đến “cô bé”. Đặc biệt, những người làm văn phòng thường có thói quen ngồi nhiều nên khiến vùng kín dễ bị ẩm ướt, vi khuẩn tích tụ trong đồ underwear cũng gia tăng. Vậy nên, những chiếc quần chip đã cũ cần được loại bỏ khỏi tủ quần áo của dân văn phòng ngay.
Dấu hiệu của viêm nhiễm vùng kín:
Video đang HOT
- Ngứa ngáy khó chịu:
Bạn có cảm giác như kiến bò trong “vùng kín” và cảm giác này lặp lại nhiều lần? Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nấm men hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu bạn khám nhưng không có bệnh, đây có thể là phản ứng da đơn giản với một hóa chất nào đó như xà phòng, nước vệ sinh phụ nữ…
- Khí hư bất thường:
Bình thường vùng kín sẽ tiết ra chất dịch âm đạo trong, không màu và không mùi. Tuy nhiên nếu chất dịch này có sự thay đổi bất thường như có màu, có mùi lạ và tiết ra liên tục thì đó là dấu hiệu cho biết chị em có thể đang mắc bệnh phụ khoa.
- Ngứa vùng kín và nổi mẩn:
Xuất hiện cảm giác ngứa nhiều ở vùng kín và nổi mẩn đỏ thì có thể chị em đã bị viêm nhiễm âm hộ, đây là một trong những phản ứng mẫn cảm của vùng kín do bị kích ứng từ sữa tắm, dung dịch vệ sinh, quần chip ẩm ướt. Do đó chị em cần vệ sinh vùng kín đúng cách và sạch sẽ, đồng thời dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
- Đau buốt khi đi tiểu:
Khi gặp tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu dắt thì bạn có thể bị viêm niệu đạo. Nếu bị viêm niệu đạo thì sẽ xuất hiện hiện tượng đau ở âm đạo.
Theo phunutoday.vn
Viêm nhiễm "vùng kín" chỉ vì sở thích này khi mặc quần lót nhưng quá nhiều người mắc
Viêm nhiễm "vùng kín" chỉ vì sở thích này khi mặc quần lót nhưng quá nhiều người mắc mà chẳng hề hay biết.
Mặc quần lót vải tổng hợp
Quần lót vải cotton 100% là lựa chọn tốt nhất để giúp "vùng kín" của các chị em được thông thoáng. Trong khi đó những loại vải tổng hợp như polyester và ren lại có thể gây kích ứng vùng âm đạo, tăng nguy cơ phát triển nấm men và nhiễm khuẩn.
Vì thế cho dù những chiếc quần lót được làm từ ren, polyester, lycra và nylon có đẹp cỡ nào bạn cũng không nên mặc.
Quần lọt khe
Quần lọt khe thường là lựa chọn hàng đầu của những phụ nữ tự tin, quyến rũ bởi nó khắc phục rõ rệt sự xấu xí của đường hằn quần lót truyền thống gây ra.
Tuy nhiên trong mắt các chuyên gia thì đó không phải là lựa chọn tốt cho sức khỏe. Tiến sĩ Jill M. Rabin, giáo sư sản khoa và phụ khoa lâm sàng và sức khoẻ phụ nữ tại Đại học Y khoa Albert Einstein và tiến sĩ Shieva Ghofrany, của bệnh viện Stamford cho biết: "Thông thường, ngoại trừ phần đáy thì chiếc quần lọt khe luôn được làm bằng các chất liệu khác nhau để tăng thêm phần quyến rũ. Chính vì thế khiến cho phần đáy quần không thể thoát hơi cần thiết, khiến vùng kín bị ẩm, mất cân bằng và tạo điều kiện cho viêm nhiễm."
Ngoài ra, đôi khi miếng tam giác trên quần lót quá nhỏ không thể che kín hết phần nhạy cảm, làm cho khu vực này phải chịu nhiều ma sát do tiếp xúc với những bề mặt quần, váy thô ráp hoặc các bề mặt chứa nhiều vi khuẩn.
Phần dây nối từ phía sau tới đáy quần cũng là một mối nguy hại. Các bác sĩ phụ khoa cho rằng phần dây này như một chiếc cầu nối, dẫn vi khuẩn từ hậu môn lên âm đạo, từ đó gây nên các loại viêm nhiễm âm đạo hoặc viêm đường tiết niệu.
Quần mới không giặt qua trước khi mặc
Đồ lót mới mua chưa giặt sạch đã mặc là một nguy hại đối với sức khỏe cơ thể. Đó là bởi vì quần áo trong quá trình sản xuất để cho đẹp thường dùng thêm các loại hóa chất phụ gia.
Chẳng hạn như sử dụng nhiều formaldehyde dùng trong chế biến nhựa để xử lý chống sun, dùng thuốc làm trắng huỳnh quang để làm trắng vải. Những chất hóa học này thông thường đều gây kích ứng cho da người sử dụng.
Vì thế, quần áo mới mua nhất định phải dùng nước sạch giặt qua, phơi nơi thoáng gió cho khô rồi mới mặc.
Gom đồ vài ngày mới giặt một lần
Đồ lót, khi bạn chất đống chúng và đợi 2-3 ngày mới giặt một lần thì chúng trở thành nơi cư ngụ và sinh sôi lý tưởng cho nhiều loại vi khuẩn. Những vi khuẩn này sẽ càng gia tăng nhiều hơn nếu số lần giặt đồ mỗi tuần của bạn càng ít. Và một khi đã xuất hiện, chúng rất khó tiêu diệt trong điều kiện giặt thông thường.
Giặt đồ lót bằng máy giặt
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong lồng giặt của máy giặt chứa khá nhiều vi khuẩn. Việc giặt đồ lót bằng máy giặt có thể khiến lượng vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Hơn nữa, máy giặt có thể sẽ không giặt sạch những vết bẩn trong quần lót.
Giặt chung với quần áo thường
Quần áo bên ngoài thường dính đầy bụi đường và các loại vi khuẩn "sống dai" có tính gây bệnh mạnh. Trong khi đó, quần trong hường có các loại vi khuẩn từ đường ruột và niệu đạo tiết ra.
Theo thống kê, cho dù sử dụng nước tẩy rửa giặt đồ thì cũng chỉ tiêu diệt được 80% vi khuẩn. Số vi khuẩn lọt lưới sẽ gây hiện tượng nhiễm khuẩn chéo. Vì vậy, đồ ngoài và nội y không thể giặt lẫn lộn.
Ngoài ra, nếu bạn mắc bệnh nấm ở chân, khi giặt chung với tất, chúng sẽ dễ dàng di chuyển sang đồ lót, từ đó gây bệnh viêm âm đạo.
Theo Phunutoday
Tôi có mang thai không khi không thấy kinh nguyệt hàng tháng nữa Bạn đã thử que thử thai có đúng theo chỉ dẫn không? nếu đúng mà 5 lần đó đều đưa ra 1 vạch thì bạn không có thai, việc triệu chứng như bạn nêu trên có thể là do sắp tới kì kinh nguyệt gây ra và càng lo lắng mệt mỏi thì càng khiến bạn chậm kinh nguyệt, Cháo năm nay 18...