Chị cả giàu nhưng hỗn hào với mẹ
Từ khi ba cháu mất thì sự căng thẳng giữa chị và mẹ như mất kiểm soát luôn đó cô. Chỉ mỗi có một việc là giúp em trai hay không mà chị ấy hỗn hào với mẹ suốt.
Cô kính mến!
Ba mẹ cháu sinh được ba người con. Chị Hai, cháu và em trai út. Ngày nghèo, ba mẹ cháu cũng như mọi người, nuôi mấy chị em cháu bằng tất cả sự tháo vát, thông minh, chắt chiu, cần kiệm. Chị của cháu thành đạt nhất, bằng cấp cao nhất, lấy chồng giàu. Cháu chỉ bằng cử nhân, đi làm, chồng cháu là kỹ sư.
Riêng em trai cháu chỉ có bằng trung cấp, lận đận cả đường kinh tế lẫn vợ con. Nó lấy vợ muộn, vợ bị bệnh thận, phải chạy thận, vợ chồng coi như chỉ có nghĩa vụ. Rồi nó yêu một phụ nữ đã có con riêng, giờ phải nuôi vợ bệnh, nuôi con của vợ và nuôi con trai nhỏ của mình mới có hai tuổi.
Lá thư này không nói chuyện em trai cháu cô ơi. Cái số nó vậy rồi cô, nhưng được cái nó khỏe mạnh tháo vát như ba của cháu vậy. Rồi nó sẽ ổn và thong dong, dù cô vợ có con riêng nhưng chúng nó hạnh phúc, biết thương người vợ phải chạy thận hàng tháng kia. Cuộc đời không phải lúc nào cũng hai với hai là bốn, đúng không cô?
Cháu rất tâm tư về chuyện mẹ cháu với chị gái cháu. Từ khi ba cháu mất thì sự căng thẳng giữa chị và mẹ như mất kiểm soát luôn đó cô. Vì thực ra chị ấy với ba có hợp tính, chị ấy với mẹ khắc khẩu do kỵ tuổi đó cô. Nhưng con với cái đâu thể ỷ mình tuổi chó mẹ tuổi mẹo mà nói kỵ tuổi rồi nọ kia đúng không cô? Chỉ mỗi có một việc là giúp em trai hay không mà chị ấy hỗn hào với mẹ suốt.
Cô ơi, người mẹ nào chẳng quý con trai đúng không cô, em cháu lại là con trai út nữa. Mẹ yêu cầu chị ấy phải chăm sóc đứa cháu gọi chúng cháu bằng cô ấy, đó là đứa sẽ ôm bàn thờ ông bà nội, đúng không cô? Tính chị của cháu là càng bị áp đặt, càng định hướng chị càng ghét, chị phản ứng. Chị có tiền, đi công tác nước ngoài như cơm bữa, xài toàn hàng hiệu kia mà.
Nhưng giỗ ba chúng cháu, giờ chị ra công thức, giỗ bao nhiêu mâm bao nhiêu tiền chia ba đứa con cùng gánh, thế thôi. Cháu hợp với mẹ, cháu ở gần mẹ, cháu chăm mẹ, nhưng chị cả và mẹ, là mối quan hệ rất quan trọng, đúng không cô? Mẹ cháu buồn và khóc suốt cô ơi.
Video đang HOT
———————-
Cháu thân mến!
Cháu nói đúng, chị cả, trong này mình gọi là chị Hai với mẹ quan trọng hơn các con thứ. Vì sao? Vì đầu xuôi thì đuôi lọt. Chị thành đạt mà hiếu nghĩa nữa thì gia tộc sẽ vui lịm luôn. Ngược lại, sẽ trục trặc suốt. Bởi vì mẹ sẽ ấm ức tủi thân, các em sẽ nhìn vào chị mà trách cứ, các thành viên của gia đình nhỏ sẽ bời rời, không khí sẽ mất vui, mãi mãi.
Vấn đề của gia tộc cháu không phải ở đứa em út của cháu. Cho dù mẹ quý con trai không sai, cho dù nó bằng cấp thấp nhất, cho dù nó lận đận vợ con… giá như không có chị cả giỏi và giàu nó vẫn cứ như thế mà tồn tại và vượt qua.
Nhưng có lẽ, mẹ cháu đòi hỏi không quá đáng, bởi vì sao em nó gian khó và chật vật mà chị ruột nó không đoái hoài? Tình máu mủ đâu, nghĩa chị em, tình thương với cháu nội của ba mẹ mình đâu? Và trên tất cả, mẹ quan niệm nước mắt chảy xuôi, chị thương em là quy luật mà nếu làm ngược lại thì như rằng là ngược đời, vô cảm vô tâm, không hiểu nổi.
Người Việt mình có một đặc điểm cố hữu trở thành nan giải là nhìn vào cư xử của người giàu để mà xét đoán. Vì sao? Người mình có ham tiền không? Cô nghĩ không phải vì người đó giàu mà vì xã hội điêu linh của mình tồn tại nhờ vào đùm bọc, các gia đình các gia tộc là những tế bào làm nên xã hội mình hàng ngàn năm nay.
Cõng nhau, bao bọc nhau, sớt chia nhau, đã thành vẻ đẹp truyền thống hơn mọi thứ khác. Vậy nên khi đã có, là phải biết san sẻ cho người kém hơn mình dù người đó là kém cỏi, kém cạnh, kém tài, thậm chí kém đức.
Mẹ của cháu nặng truyền thống. Chị của cháu chắc theo quan niệm phương Tây, hai quan niệm mâu thuẫn nhau. Và rồi tính khí con cả ương ngạnh, mẹ áp đặt tình thương của mẹ cho chị gái với em trai nên chị của cháu thấy vô lý, thấy chối.
Và lâu ngày, chuyện ấy thành kinh niên, mãn tính. Có thay đổi được không? Khi ba của cháu mất, rường cột gia đình không còn, các thành viên xô lệch, mẹ yếu thế, chị cậy quyền, có vẻ mẹ buồn không là làm quá nhưng không biết sao cải thiện được không khí này.
Thôi cháu ạ, có người sòng phẳng đến mức giỗ của ba mà cũng chia đều cho các em tiền tiệc thì nói làm gì nữa? Vấn đề nằm ở chữ hiếu rồi. Ai ít hiếu, ai cạn hiếu, mặc đi cháu. Nên khuyên mẹ, làm nhẹ chuyện này, bởi có làm căng thì người đau nhất vẫn là mẹ.
Cha mẹ sinh con trời sinh tính, cứ nghĩ vậy cho đơn giản và nếu nhà mình hoàn hảo thì nhất nhà mình, thiên hạ lép hết sao? Khoan thai, vui sống, cầu bình cầu an cho thoải mái, cháu nhé.
Theo DẠ HƯƠNG/Nông nghiệp VN
Luôn miệng chê bai em rể tương lai và ra sức ngăn cấm em gái, khi phát hiện sự thật, tôi xấu hổ ê chề chẳng dám nhìn mặt cậu ấy (Phần 2)
Tôi không ngờ cô em gái ngây thơ của mình lại biến thành thế này...
Tôi khuyên can đủ điều, thậm chí lấy chính gia đình mình ra để nói nhưng em gái tôi vẫn lầm lì. Sau cùng, tôi bực tức quá mới buông một câu: "Không thấy chị khổ sở, chẳng lo được gì cho bố mẹ à? Em phải kiếm chồng giàu để còn lo cho bố mẹ lúc về già nữa chứ?".
Em tôi thoáng ngây người rồi hỏi lại tôi một câu: "Không lẽ lấy chồng giàu mới hạnh phúc hả chị? Không lẽ em lấy chồng, sống với chồng chỉ vì kiếm tiền lo cho bố mẹ thôi sao? Em còn sống cuộc đời của em nữa chứ?".
Lần này đến lượt tôi sững người. Con bé nói không sai gì cả. Nhưng sao tôi vẫn không thể chấp nhận được em gái mình lấy chồng nghèo. Một phần tôi sợ con bé khổ, một phần tôi sợ bố mẹ tôi chẳng có chỗ dựa khi về già. Dù là ích kỉ nhưng tôi cũng vì tương lai của em gái tôi cả thôi.
Em tôi cứ lầm lì, không nói không rằng. (Ảnh minh họa)
Sau khi em gái tôi dẫn người yêu về chơi, không khí trong nhà tôi lúc nào cũng nặng nề và u ám. Bố mẹ tôi ra nói vào nói bắt buộc em ấy chia tay. Nhưng em tôi cứ lầm lì, không nói không rằng. Thậm chí vì chuyện của em tôi mà chồng tôi cũng bị vạ lây vì nhà nghèo. Vợ chồng tôi cũng lục đục theo. Vì thế, tôi càng ghét cậu em rể tương lai ấy hơn.
Có một lần, tôi đưa con đi học thêm vào buổi tối, vô tình thấy em gái đi chơi với người yêu. Cả hai ngồi ở một quán vỉa hè. Nhìn cậu ấy gắp đồ ăn, rót nước cho em gái mà tôi cũng thấy hài lòng. Nhưng rồi nhìn chiếc xe cà tàng dựng ngay bên cạnh, tôi lại thấy khó chịu. Đàn ông thời này mà còn đi xe số cũ kĩ thì làm sao lo được cho người yêu cuộc sống tốt nhất.
Tối em gái tôi về, tôi hỏi nó có phải chia đôi tiền cho những lần hẹn hò không? Nó nói có. Tôi lườm mắt: "Đi chơi với trai mà còn phải trả tiền thì em yêu đương làm gì?". Em gái tôi tỏ ra khó chịu. Nó nói lại: "Tiền bạc khó kiếm, yêu đương không có nghĩa bắt bạn trai bao chi tất cả các cuộc hẹn. Nếu như thế chẳng phải yêu vì tiền à?".
Đẹp trai có mài ra ăn được đâu? (Ảnh minh họa)
Tôi cười khẩy bỏ đi, trong bụng thầm nghĩ con bé đúng là yêu đến mù quáng rồi. Rõ ràng em tôi có thể tìm được người khác xứng đáng hơn, nhưng sao nó cứ mãi dây dưa với một người đàn ông nghèo như thế? Có lẽ vì đẹp trai. Mà đẹp trai có mài ra ăn được đâu? Con bé đúng là quá dại.
Một hôm, em gái vào phòng tôi. Chị em tôi luyên thuyên vài chuyện. Nhưng cuối cùng, tôi vẫn chỉ đề cập đến chuyện yêu đương của em gái mình. Tôi lại giở giọng chị cả để khuyên can. Em tôi ngồi nghe, im lặng.
Bỗng nhiên, nó nắm tay tôi, năn nỉ tôi giúp nó một việc khiến tôi trợn tròn mắt. Việc này với tôi mà nói là rất dễ, thậm chí tôi chẳng cần làm gì cả. Nhưng.... tôi nhìn em gái bằng ánh mắt khó hiểu? Đây có còn đúng là em gái ngây thơ của tôi nữa không? Không lẽ vì yêu, nó lại có thể nghĩ ra kế sách này để được danh chính ngôn thuận đến với nhau sao?
(Còn tiếp)
Theo afamily.vn
Tôi đứng chôn chân khi thấy chị dâu điên cuồng giẫm đạp lên chiếc áo ở trong phòng Giống như kiểu chị rất ghét cái áo đó vậy. Nhà tôi có hai chị dâu. Chị dâu đầu tính tình hiền lành, ăn nói ngọt ngào lại biết quan tâm người khác nên nhà tôi ai cũng thích. Ngược lại chị dâu thứ hai lại kiệm lời, lúc nào cũng chui vào phòng nên nhà tôi ít khi nói chuyện được. Sống...