Chỉ 7 tỉnh, thành đã có gần 1.500 dự án chậm triển khai
Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa nhận hiện ở một số địa phương vẫn còn nhiều dự án không được triển khai, gây lãng phí nguồn lực và khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng đất…
Đó là thông tin được nêu trong văn bản trả lời cử tri của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cụ thể, cử tri tỉnh Ninh Bình phản ánh tình trạng doanh nghiệp lập dự án, nhận đất nhưng không triển khai mà chuyển nhượng dự án ăn chênh lệch gây lãng phí nhưng không được xử lý, đề nghị các cơ quan chức năng cần phải rà soát, xem xét lại quy hoạch sử dụng đất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai.
Hồi âm cử tri, Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa nhận hiện nay ở một số địa phương vẫn còn nhiều dự án không được triển khai thực hiện, gây lãng phí nguồn lực và khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng đất. Kết quả rà soát tại 5 thành phố lớn và các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu đã xác định được 1.489 dự án chậm triển khai với tổng diện tích đất là 20.186 ha (chưa kể 98 dự án tại Hà Nội chưa tổng hợp được diện tích).
Theo cơ quan quản lý nhà nước, thực trạng nêu trên là do năng lực của nhà đầu tư yếu kém nên nhiều dự án sau khi được giao, cho thuê đất không được thực hiện. Chất lượng dự báo trong quy hoạch chưa cao nên diện tích đất quy hoạch cho từng dự án, công trình không phù hợp với nhu cầu sử dụng đất, một số dự án khi triển khai bị kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đầu tư của chủ dự án.
Lý do nữa là chế tài xử lý đối với dự án đầu tư đã được giao đất, thuê đất nhưng không được sử dụng, chậm tiến độ còn có những hạn chế, khó xử lý, chưa thống nhất giữa quy định của Luật Đất đai (điều 64) và Luật Đầu tư (điều 48). Quy định về điều kiện chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư của Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản và quy định việc sử dụng đất đối với trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư chưa chặt chẽ.
Cơ quan trả lời kiến nghị cử tri cho biết, để giải quyết tình trạng nêu trên, Luật Đất đai đã quy định chế tài xử lý đối với các dự án không đưa đất vào sử dụng hoặc sử dụng đất chậm so với tiến độ (điểm i khoản 1 điều 64). Thủ tướng đã ban hành chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2018 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 1171 ngày 13/3/2018 yêu cầu ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát, các dự án, công trình chậm đưa đất vào sử dụng.
Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường và ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với các dự án đầu tư chậm đưa đất vào sử dụng; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cơ chế xử lý đối với các dự án đầu tư chậm tiến độ để đảm bảo phù hợp giữa quy định của Luật đất đai với Luật đầu tư.
Giải pháp tiếp theo là quy định về điều kiện chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư của Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản và quy định việc sử dụng đất đối với trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư. Quy định rõ trách nhiệm và xử lý người đứng đầu của cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để xảy ra tình trạng không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng gây lãng phí và bức xúc trong dư luận.
Video đang HOT
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các trường hợp không đưa đất vào sử dụng, đối với các trường hợp chậm tiến độ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, văn bản trả lời nêu rõ.
Cũng liên quan đến các bất cập trong quản lý đất đai, cử tri Thành phố Đà Nẵng phản ảnh, hiện nay có tình trạng các nhà đầu tư trong nước có tiềm lực thực hiện việc tích tụ đất thông qua việc mua đất làm dự án nhưng thực chất họ làm gì thì không thể quản lý hết được.
Vấn đề này dễ dẫn đến sự bất ổn trong việc quản lý đất đai, nguy cơ dẫn đến bong bóng bất động sản… Kiến nghị của cử tri là nên xem xét quy định theo hướng giới hạn hạn mức đất đai mà các nhà đầu tư, các cá nhân được công nhận quyền sử dụng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời, theo quy định tại điều 52 Luật Đất đai thì việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Như vậy, nhu cầu sử dụng đất của dự án được xác định trên cơ sở dự án đầu tư và theo đơn đề nghị của chủ đầu tư; pháp luật về đất đai không quy định hạn mức sử dụng đất theo dự án, cơ quan quản lý về đất đai nhấn mạnh.
Văn bản trả lời cũng giải thích, theo quy định tại điều 170 Luật Đất đai thì người sử dụng đất có nghĩa vụ phải thực hiện kê khai đăng ký đất đai và thực hiện đầy đủ các thủ tục khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định. Mặt khác, điều 208 Luật Đất đai cũng đã có quy định về trách nhiệm của chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đặc biệt là trách nhiệm của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã.
Do vậy, Bộ cho rằng việc không nắm được tình hình sử dụng đất của các nhà đầu tư, trước hết cần phải kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định.
Theo Nguyên Vũ
Vneconomy
Sân bay Long Thành chậm tiến độ ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng đất
Chính phủ báo cáo về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia...
Theo báo cáo, đến ngày 30 /9 /2018, có 63/63 tỉnh, thanh phô trực thuộc Trung ương đã hoàn thiện hồ sơ về nội dung trên.
Hiện nay, Chính phủ đã phê duyệt được 55/63 tỉnh/thành phố, còn 8 tỉnh, thành phốđang rà soát lại việc chuyển mục đích đất rừng sang mục đích phi nông nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Về từng chỉ tiêu, Chính phủ cho biết đến ngày 31/12/2017, nhóm đất nông nghiệp của cả nước là 27.180,66 nghìn ha, cao hơn 282,52 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt (26.898,14 nghìn ha).
Trong đó, đất trồng lúa có 4.047,92 nghìn ha, cao hơn 1.429,79 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt (3.918,13 nghìn ha). Như vậy, việc giảm diện tích đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp vẫn nằm trong giới hạn Quốc hội cho phép. So với năm 2015, diện tích đất trồng lúa tăng 17,17 nghìn ha, báo cáo nêu rõ.
Đất rừng phòng hộ năm 2017 có 5.243,08 nghìn ha, cao hơn 35,06 nghìn ha so với chỉ tiêu (5.208,02 nghìn ha), giảm 405,91 nghìn ha so với năm 2015. Trong đó, diện tích đất có rừng phòng hộ là 4.567 ha nghìn ha.
Về chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp, Chính phủ cho biết nhóm đất phi nông nghiệp của cả nước là 4.014,49 nghìn ha, thấp hơn 349,10 nghìn ha so với chỉ tiêu (4.363,59 nghìn ha).
Trong đó đất quốc phòng năm 2017 có 271,59 nghìn ha, thấp hơn 18,49 nghìn ha so với chỉ tiêu (290,08 nghìn ha), tăng 19,07 nghìn ha so với năm 2015.
Đất an ninh năm 2017 có 57,29 nghìn ha, thấp hơn 5,29 nghìn ha so với chỉ tiêu (62,58 nghìn ha), tăng 0,71 nghìn ha so với năm 2015
Đất khu công nghiệp năm 2017 có 108,49 nghìn ha, thấp hơn 33,12 nghìn ha so với chỉ tiêu (141,61 nghìn ha), tăng 5,17 nghìn ha so với năm 2015.
Đất ở tại đô thị năm 2017 cả nước có 171,05 nghìn ha, thấp hơn 13,47 nghìn ha so với chỉ tiêu (184,52 nghìn ha). Một số địa phương có diện tích đất ở tại đô thị lớn như: Tp.HCM 21.765 ha, Hà Nội 11.407 ha, Bình Dương 9.306 ha, Đà Nẵng 5.365 ha, Cần Thơ 4.755 ha, Hải Phòng 4.692 ha, Gia Lai 4.428 ha, Thừa Thiên Huế 4.063 ha.
Chính phủ đánh giá, nhóm đất nông nghiệp có diện tích cao hơn thì diện tích nhóm đất phi nông nghiệp thấp hơn so với chỉ tiêu đã được Quốc hội quyết định là phù hợp.
Tình hình trên theo Chính phủ thì có nhiều nguyên nhân. Thuộc về nguyên nhân khách quan là tình hình kinh tế - xã hội những năm qua nói chung và của từng địa phương nói riêng gặp nhiều khó khăn đã tác động đến lớn đến việc thực hiện quy hoạch và thu hút đầu tư để thực hiện các công trình, dự án. Vốn đầu tư công giảm, các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước giảm, nhiều công trình, dự án phải tạm dừng, đình hoãn hoặc giãn tiến độ thực hiện, đặc biệt là các dự án hạ tầng, như: văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao; một số dự án, công trình có trong quy hoạch nhưng không có nhà đầu tư thực hiện hoặc có nhà đầu tư, nhưng thực hiện chậm do khó khăn về tài chính.
Nguyên nhân nữa là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phụ thuộc vào phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và Trung ương, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Một số dự án, công trình cấp quốc gia sử dụng vốn từ ngân sách Trung ương chưa triển khai hoặc triển khai chưa đúng tiến độ như Sân bay quốc tế Long Thành, một số tuyến đường cao tốc, đường vành đai vùng kinh tế trọng điểm, tổng kho trung chuyển miền Đông (tỉnh Đồng Nai), các trường đại học,... nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Đánh giá nguyên nhân chủ quan, Chính phủ cho rằng thiếu các giải pháp có tính khả thi để thực hiện quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là không cân đối đủ nguồn vốn đầu tư do nhu cầu vốn đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật là rất lớn trong khi ngân sách của các địa phương có hạn. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất mất nhiều thời gian nên ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt trong quy hoạch.
Đánh giá chung, Chính phủ cho rằng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai góp phần làm tăng giá trị của đất, đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nguồn thu từ đất (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp) cho ngân sách đã tăng đáng kể qua các năm.
Cụ thể: năm 2013 là 54.434 tỷ đồng, 2014 là 55.138 tỷ đồng, 2015 là 84.810 tỷ đồng, 2016 là 115.290 tỷ đồng, năm 2017 là 104.400 tỷ đồng và 4 tháng đầu năm 2018 là 32.200 tỷ đồng, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người sử dụng đất, quyền lợi của Nhà nước, chủ đầu tư và đảm bảo ổn định xã hội; đồng thời phù hợp với quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
:
Theo Nguyen Vũ
Vneconomy
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Tháp Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch kỳ cuối (2016 - 2020), đến 2020, Đồng Tháp sẽ có khoảng 250 ha đất công nghệ cao, hơn 17.400 ha đất đô thị. Chính phủ vừa ban hành nghị quyết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 -...