Chi 64 tỉ đồng làm đường cho 10 hộ dân!
Dù công trình triển khai hết sức ì ạch nhưng đơn vị trúng thầu thi công vẫn được ứng tiền rất thoải mái.
Dù chỉ có 10 hộ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở thôn Gò Tranh của xã Long Sơn, huyện miền núi Minh Long nhưng một con đường với số vốn đầu tư gần 64 tỉ đồng đi xuyên qua rừng phòng hộ vẫn được UBND tỉnh Quảng Ngãi mạnh dạn đầu tư.
Xuyên cả rừng phòng hộ
Theo dự án, con đường này chỉ dài 11,2 km với 2 gói thầu. Gói thầu số 7 dài 6 km, nằm trên địa bàn huyện Minh Long và gói thầu số 8 nằm trên địa bàn xã Sơn Linh (huyện Sơn Hà). Trong tổng số vốn đầu tư thì vốn từ chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện nghèo chiếm 40%, vốn ngân sách huyện 20%, còn lại là vốn hỗ trợ có mục tiêu về phát triển kinh tế – xã hội. Dự án do UBND huyện Minh Long làm chủ đầu tư, thực hiện từ năm 2011 đến 2012.
Giữa tháng 5, chúng tôi chứng kiến tại gói thầu số 7 đang san ủi mặt bằng, một số đoạn đã hoàn thành; còn gói thầu số 8 chưa thi công. Cán bộ của Ban Quản lý dự án đầu tư huyện Minh Long (BQL dự án) giải thích rằng do tuyến đường đi qua rừng phòng hộ Thạch Nham nên phải chờ ý kiến của tỉnh. Còn theo Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham, nếu con đường đi qua đây thì sẽ chiếm 70.000 m2 rừng. Đó là chưa kể khi con đường đi xuyên giữa rừng thì có nguy cơ người dân sẽ xâm hại trực tiếp trên 400 ha rừng. Do đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiến nghị dừng gói thầu số 8 để bảo vệ rừng phòng hộ.
Video đang HOT
Dự án đường vào làng Gò Tranh (Quảng Ngãi) hiện vẫn còn ngổn ngang
Trong một báo cáo do ông Cao Khoa, Chủ tịch UBND tỉnh, ký gửi HĐND tỉnh, có giải thích rằng ban đầu khi dự án được lập thì có 50 hộ dân sống ở thôn này nhưng vì điều kiện sinh sống còn quá khó khăn, các cháu phải đi học quá xa nên đến cuối năm 2010 và đầu năm 2011 có 35 hộ chuyển về gần trung tâm UBND xã. Dự án được phê duyệt là theo kiến nghị của cử tri huyện Minh Long để thuận tiện cho việc đi lại. Còn việc vì sao dự án đi qua rừng phòng hộ là do UBND huyện Minh Long không có kinh phí để thuê tư vấn đánh giá tác động môi trường.
Tuy nhiên, giải thích như báo cáo này, theo một đại biểu HĐND tỉnh là quá vô lý. Bởi dự án được phê duyệt vào tháng 6/2011 nhưng những hộ dân đã chuyển gần hết về gần trung tâm UBND xã từ đầu năm 2011. Chỉ còn 10 hộ dân mà đầu tư 64 tỉ đồng làm đường, lại đi xuyên rừng phòng hộ quả là nghịch lý hiếm thấy.
Không thi công vẫn tạm ứng
Có một điều bất ngờ khác, dù công trình triển khai thì hết sức ì ạch nhưng đơn vị trúng thầu thi công thì lại được ứng tiền rất thoải mái.
Cụ thể, tại gói thầu số 8, chủ đầu tư ký hợp đồng với liên doanh 3 công ty xây dựng là Hương Lúa, Tiến Hưng, Khánh Thịnh với giá trị hợp đồng 26,7 tỉ đồng và đã cho tạm ứng 2 lần hết 10,3 tỉ đồng. Ông Cao Khoa, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, nói có việc gói thầu số 8 bị vướng rừng đầu nguồn Thạch Nham nhưng vẫn tiếp tục được ứng vốn 2 lần là do BQL dự án chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để có biện pháp hữu hiệu thu hồi tiền tạm ứng kịp thời, còn nguyên nhân không có giải pháp xử lý kịp thời đối với diện tích rừng phòng hộ khi tuyến đường đi qua thuộc về UBND huyện và cả BQL dự án.
Chiếm dụng hàng chục tỉ đồng
Toàn tỉnh Quảng Ngãi đang có 11 dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước nhưng chủ đầu tư cho phía thi công ứng vốn trước, kê khống khối lượng để chiếm dụng số tiền gần 43 tỉ đồng. Điển hình như dự án đường Ba Tơ – Ba Lế (huyện Ba Tơ) có mức đầu tư 30,3 tỉ đồng, đã cho ứng trước 15,7 tỉ đồng và cần thu hồi 3,7 tỉ đồng; dự án đường Sơn Kỳ – Mô Nít (huyện Sơn Hà) có mức đầu tư 21,1 tỉ đồng, đã cho ứng trước 10,4 tỉ đồng và cần thu hồi 2,9 tỉ đồng…
Theo Khampha
UBND tỉnh vào cuộc vụ gần 3.000 con vịt chết nghi do ô nhiễm
Sau bài viết trên Dân trí ngày 9/4, UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo UBND TP Quảng Ngãi phối hợp với các Sở kiểm tra vụ việc khiến gần 3.000 con vịt của hộ ông Nguyễn Văn Vân bị chết hàng loạt.
Cụ thể vào ngày 6 - 9/4, đàn vịt của hộ ông Vân có 4.000 con thì khoảng 2.600 con vịt bị chết. Trước đó, trong ngày 2/4, khoảng 70 con vịt uống nước dưới đoạn kênh đều bị chết. Qua xác minh ban đầu của ngành thú y, đàn vịt của hộ ông Nguyễn Văn Vân bị chết nghi do uống nguồn nước ô nhiễm ở đoạn kênh thuộc tổ 15, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi.
Vợ ông Vân đi thu gom vịt chết
Qua đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo UBND TP Quảng Ngãi chủ trì và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh Quảng Ngãi khẩn trương tổ chức kiểm tra thực tế, xác định rõ nguyên nhân vịt chết hàng loạt, có biện pháp xử lý kịp thời theo thẩm quyền (kể cả các trường hợp vi phạm) và báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 15/4.
Trao đổi với PV Dân trí, sáng ngày 12/4, ông Vân cho biết: "Đến sáng nay vẫn chưa thấy đoàn kiểm tra nào khác. Gia đình tôi sống nhờ chăn nuôi vịt, bây giờ bị chết như vậy mà chưa có cơ quan nào kiểm tra, hỗ trợ thì khó cho cuộc sống của gia đình tôi quá".
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, phải hoàn thành trước ngày 15/4 nhưng ngày 13 - 14/4 lại là hai ngày nghỉ cuối tuần.
Theo Dantri
'Bằng mọi giá xây cầu qua sông cho làng đu dây' "Không thể để tình trạng mùa mưa học sinh phải đu dây, kéo bè, mùa nắng phải lội sông đến trường. Bằng mọi giá phải xây cầu qua sông Re trong năm nay", Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng chỉ đạo. Ngày 10/3, trao đổi với VnExpress,ông Thưởng cho biết, đã chỉ đạo UBND tỉnh xây cầu bắc qua sông...