Chi 60.000 USD nếu muốn công du cùng Obama
Các phóng viên muốn đồng hành và đưa tin về chuyến công du châu Á – Thái Bình Dương của Tổng thống Barack Obama tuần tới sẽ phải chi ra ít nhất 60.000 USD chỉ riêng tiền đi lại.
Tổng thống Obama tại sân bay ở căn cứ Không quân Andrews, ngoại ô Washington, hôm qua. Ảnh minh họa: Reuters
Theo Telegraph, các hãng tin Mỹ đang bày tỏ sự thất vọng với chi phí quá cao cho chuyến đi 9 ngày cùng Obama đến Australia, Trung Quốc và Myanmar.
Với giá vé máy bay 60.000 USD, các phóng viên cũng chưa thể có một ghế trên chuyên cơ Không Lực Một. Họ chỉ được đi trên một máy bay thuê theo sau đuôi chiếc Boeing-747 của tổng thống khắp thế giới. Chi phí ăn uống, khách sạn và các khoản khác sẽ tiêu tốn thêm khoảng 10.000 USD.
Hiệp hội Phóng viên Nhà Trắng (WHCA), đơn vị tổ chức chuyến đi, thừa nhận mức giá trên là “đáng kinh ngạc” nhưng cho rằng nguyên nhân là do chỉ có 51 phóng viên đăng ký. Do đó, chi phí thuê máy bay được chia đều giữa các phóng viên cũng sẽ tăng cao.
Dù tất cả các tờ báo lớn của Mỹ như Washington Post, New York Times, và các đài truyền hình lớn đều cho biết họ sẽ cử phóng viên tham gia, nhiều hãng vẫn đang cân nhắc cắt giảm đội ngũ này để tiết kiệm tiền.
Washington Post, tờ báo đầu tiên than phiền về chi phí “cao ngất trời” của chuyến đi, ước tính mức giá này đắt gấp ba lần so với các chuyến tương tự đến châu Phi năm ngoái hay châu Á năm 2012.
Việc có ít phóng viên đăng ký tham gia được cho là vì sự quan tâm của báo chí với Obama đã suy giảm khi ông gần kết thúc nhiệm kỳ tổng thống. Ngoài ra, việc khó tiếp cận với Obama và các quan chức cấp cao khi ông đến các nước như Trung Quốc hay Myanmar cũng là một lý do.
Ken Walsh, cựu chủ tịch WHCA, cho biết các hãng truyền thông thiếu tiền đang vướng vào “một vòng luẩn quẩn” khi chi phí đắt đỏ buộc họ phải để các phóng viên ở nhà, cắt giảm quy mô đội ngũ và do đó đẩy cao chi phí cho những người tham gia.
Christi Parsons, chủ tịch WHCA, thừa nhận rằng “không ai vui vẻ” với cái giá đó và cho biết tổ chức này cùng các nhà sản xuất truyền hình sẽ tìm kiếm các giải pháp nhằm cắt giảm chi phí trong tương lai.
Chuyến công du ba nước châu Á – Thái Bình Dương sắp tới của ông Obama là một phần trong chiến lược tái cân bằng ở khu vực này. Tại Bắc Kinh, ông sẽ tham dự hội nghị cấp cao của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) trong hai ngày 10 và 11/11. Ông sẽ lưu lại Trung Quốc thêm một ngày trước khi đến Myanmar dự Hội nghị Cấp cao Đông Á.
Tổng thống Mỹ sẽ bay sang Brisbane, Australia, dự hội nghị của các nước thuộc nhóm G-20 vào ngày 15 và 16/11.
Video đang HOT
Anh Ngọc
Theo VNE
Cuộc đua trở lại Mỹ Latin của Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Nga
Thủ tướng Nhật Bản Abe vừa kết thúc thăm các nước Trung Nam Mỹ-khu vực mà cả Trung Quốc, Nga và Mỹ cũng đang rất quan tâm.
Đêm 2/8 (giờ Nhật Bản), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kết thúc thăm Brazil-chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du tới 5 nước khu vực Trung Nam Mỹ là Mexico, Trinidad và Tobago, Colombia, Chile, Brazil.
Trong một phát biểu với báo chí, Thủ tướng Abe đã nhấn mạnh rằng chuyến thăm lần lày đã tạo bước phát triển mới trong quan hệ đối tác chiến lược giữa Nhật Bản và các nước Trung Nam Mỹ. Thủ tướng Abe cũng nói rõ mục đích số 1 của chuyến thăm là khai thác thị trường có tiềm năng.
Đối trọng với Trung Quốc
Khu vực Trung Nam Mỹ với 600 triệu dân, tài nguyên giàu có trong lòng đất sẽ là khu vực có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ổn định.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Brazil Dilma Rousseff (Ảnh: AP)
Trong các cuộc hội đàm cấp cao, Thủ tướng Nhật Bản và các bên đã đạt được những thỏa thuận nhất định về việc tăng cưởng hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác dầu lửa và khí thiên nhiên, hoàn thiện môi trường đầu tư giữa các công ty của Nhật Bản với các công ty của Brazil, Mexico...
Dường như trong chuyến thăm các nước Trung Nam Mỹ lần này, ông Abe chỉ đơn thuần là tăng cường hợp tác kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng với các nước.
Trong một công bố mới nhất của tạp chí Mỹ Wall Street Journal, tỷ lệ lạm phát của Nhật trong tháng 6 tiếp tục tăng chỉ số. Điều này thể hiện hiệu quả của chính sách Abenomics nhằm kích thích nền kinh tế Nhật Bản đã không đạt được như mong muốn.
Theo số liệu thì Nhật bản đang dần xa mục tiêu để tỷ lệ lạm phát ở mức 2% mà Thống đốc Ngân hàng Kurodo đã đưa ra. Sự gia tăng giá nhập khẩu do giá đồng Yên giảm đang ảnh hưởng trầm trọng tới toàn nền kinh tế Nhật Bản. Nếu không có những cải cách mang tính cụ thể thì nền kinh tế Nhật Bản sẽ trở về trạng thái trước năm 2012 khi chính sách Abenomics chưa ra đời.
Như vậy kinh tế là một trong những lý do mà Thủ tướng Nhật Bản thực hiện chuyến công du tới các nước Trung Nam Mỹ.
Tuy nhiên, một từ mà được nhắc đến liên tục trong các cuộc hội đàm đó là "Trung Quốc". Thủ tướng Shinzo Abe trong tất cả các cuộc hội đàm đã tỏ ý lo ngại tới sự vi phạm nghiêm trọng đối với luật quốc tế liên quan tới Hải dương mà trong đó Trung Quốc là "điểm nóng" với kế hoạch mở rộng ra Biển mang tính bạo lực.
Thủ tướng Nhật Bản cũng nhấn mạnh rằng cần phải tạo ra tính cân bằng trong cộng đồng quốc tế.
Rõ ràng không chỉ vì lý do hợp tác kinh tế mà ông Abe còn tranh thủ sự ủng hộ của các nước Trung Nam Mỹ trong vấn đề Trung Quốc đang mở rộng hoạt động trên biển trong đó có sự tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Cuộc đua giữa Nhật, Trung, Mỹ và Nga tại Trung Nam Mỹ
Tháng 7 vừa qua Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng và thực hiện chuyến công du tới Brazil. Do vậy ngoài vấn đề tại Biển Đông, Hoa Đông, dường như Nhật Bản và Trung Quốc lại không mấy hài lòng nhau khi có chung mục đích tại khu vực Trung Nam Mỹ này.
Nhưng nhìn tổng thế bức tranh thế giới, không phải ngẫu nhiên chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, ngoài ông Abe, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng thực hiện chuyến thăm dài ngày tới khu vực này.
Cuối tháng 7, Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Brazil, Argentina, Venezuela, và Cu Ba, đã ký kết hơn 100 hiệp định thương mại với các nước này. Đầu tháng 7, Tổng thống Nga Putin tới cũng đã công du tới Argentina, Brazil, Nicaraguay và Cuba tron vòng hơn 1 tuần.
Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước mới nổi BRICS 2014 tại Brazil (Ảnh: AFP)
Trên thực tế đối tác thương mại lớn nhất của các nước Trung Nam Mỹ là Mỹ. Song, chính phủ Mỹ gần đây có phần nào "không mặn mà" với thị trường này. Trong khi đó, "chỉ 2,3 năm nữa Trung Quốc sẽ thay EU chiếm vị trí thứ 2 với tư cách là đối tác thương mại quan trọng của khu vực này". Đây là nhận định của Tổng thư ký Osvaldo Rosales- Ủy ban kinh tế Mỹ La-tinh và Caribe (ECLA) của Liên Hợp Quốc.
Ông Osvaldo Rosales cho biết thêm: "Đây chính là lý do mà Thủ tướng Abe công du tới khu vực Trung Nam Mỹ. Việc tạo đối trọng với việc các nước Trung Nam Mỹ tăng cường quan hệ với Trung Quốc là vấn đề cực quan trọng của Nhật Bản và Hàn Quốc".
Các nước Trung Nam Mỹ mà Chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm là những nước cứng rắn với "chủ nghĩa đế quốc" của Mỹ. Do vậy, theo Học giả kinh tế người Chile Rosales thì ông Tập Cận Bình có mục đích đơn giản là hợp tác kinh tế với khu vực này. Bởi Trung Quốc "để duy trì tăng trưởng kinh tế 5-7% mỗi năm đang rất cần tài nguyên thiên nhiên". Theo đó, Trung Quốc đang tích cực tiến vào thị trường đồng và gỗ của Chile, vàng, nhôm của Peru, thịt bò và lúa mạch cyar Argentina, đường và đậu nành của Brazil, dầu lửa của Venezuela.
Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin trong chuyến thăm các nước Trung Nam Mỹ cũng đã chú trọng tới Brazil-vốn được coi là có sự chi phối mạnh của Mỹ và Nhật Bản.
Tại hội nghị nhóm 5 nước mới nổi BRICS tổ chức tại Brazil vào tháng 7, để đối trọng với Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức tiền tệ Thế giới (IMF) nhóm này này đã tuyên bố thành lập Ngân hàng phát triển mới với 50 tỷ USD và Quĩ ngoại tệ với 100 tỷ USD.
Chủ tịch Trung Quốc còn đề xuất thiết lập quĩ đầu tư với qui mô 20 tỷ USD với mục đích huy động vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của các nước Trung Nam Mỹ.
Tổng thống Nga Putin trong chuyến thăm Cuba (Ảnh: Getty)
Mối quan hệ thương mại giữa Nga và các nước Trung Nam Mỹ không lớn như Trung Quốc với Trung Nam Mỹ, tuy nhiên, trong bối cảnh Mỹ và EU đang gia tăng trừng phạt đối với Nga xung quanh vấn đề Ukraine, thì tăng cường quan hệ kinh tế với các nước Trung Nam Mỹ cũng là biện pháp làm giảm áp lực lên vai Nga. Theo đó, Nga đang tích cực làm gia tăng vai trò của mình trong BRICS.
Chuyên gia Đông Nam Á YunSun thuộc Trung tâm Stimson của Mỹ lại cho rằng: "Trung Quốc gia tăng đầu tư vào khu vực Trung Nam Mỹ là nhằm gây áp lực cho Mỹ. Tuy nhiên, điều này cũng khó có thể thực hiện được bởi mối quan hệ lâu dài và gắn bó giữa Mỹ và Trung Nam Mỹ không đơn giản bị ảnh hưởng bởi những mục đích mang tính chính trị và kinh tế của Trung Quốc".
Trong khi đó, Mỹ sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - châu Phi lần thứ 1 tại thủ đô Washington D.C từ ngày 4 - 6/8. Dự kiến sẽ có khoảng 50 nước tham gia vào sự kiện này.
Động thái này, theo nhận định của của Washington được cho là nhằm tạo đối trọng với quá trình giao lưu thương mại của Trung Quốc tại lục địa đen trong nhiều năm qua.
Mỹ hiện chỉ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của châu Phi, sau châu Âu và Trung Quốc.
Những động thái trên cho thấy Nhật, Mỹ, Trung và Nga cùng với việc mở rộng thị trường sang châu Mỹ Latin, đang tạo ra những đối trọng nhằm ngăn chặn nguy cơ ảnh hưởng tới lợi ích của mỗi nước./.
Theo VOV
Mỹ Ấn Độ: Mối quan hệ "không thể thiếu" trong thế kỷ 21 Ngày 30/7, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Kerry tới Ấn Độ sau khi Mỹ và Ấn Độ vấp phải những tranh cãi ngoại giao liên quan đến việc Mỹ bắt giữ một nhà ngoại giao Ấn Độ hồi cuối năm...