Chỉ 5 quốc gia châu Phi có thể tiêm đủ vaccine cho 40% dân số trước cuối năm nay
Ngày 28/10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết sẽ chỉ có 5 quốc gia châu Phi đạt mục tiêu tiêm phòng COVID-19 đầy đủ cho 40% dân số đến cuối năm nay.
Tổng Giám đốc Dịch vụ Y tế Ghana, Tiến sĩ Patrick Kuma-Aboagye, tiêm vaccine COVID-19 trong chiến dịch tiêm chủng tại Bệnh viện Ridge ở Accra, Ghana ngày 2/3. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), WHO cho biết chỉ có 5 quốc gia, chiếm chưa đến 10% trong tổng số 54 quốc gia châu Phi, đạt được mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho 40% người dân của mình tính đến cuối năm nay, trừ khi tốc độ tiêm chủng tăng nhanh trên toàn châu lục.
Ba quốc gia châu Phi – bao gồm Seychelles, Mauritius và Maroc – đã đạt được mục tiêu do Hội đồng Y tế Thế giới, cơ quan hoạch định chính sách y tế cao nhất trên thế giới, đề ra hồi tháng 5 vừa qua. Với tốc độ tiêm chủng hiện tại, chỉ có 2 quốc gia nữa là Tunisia và Cabo Verde cũng sẽ đạt được mục tiêu này.
WHO cho biết việc tiếp cận hạn chế đối với các vật tư y tế thiết yếu dùng để tiêm chủng, như ống tiêm, có thể làm chậm quá trình triển khai tiêm vaccine COVID-19 ở châu lục này. Theo dự đoán, châu Phi có thể đối mặt với tình trạng thiếu hụt tới 2,2 tỉ ống tiêm dùng một lần chuyên dụng tiêm phòng COVID-19 và tiêm chủng định kỳ vào năm 2022.
Video đang HOT
“Ống tiêm dùng một lần 0,3ml để tiêm vaccine Pfizer/BioNTech COVID-19 sẽ thiếu hụt nghiêm trọng. Hiện tại, không có kho dự trữ ống tiêm chuyên dụng trên toàn cầu. Ống tiêm 0,3ml, khác với loại ống tiêm 0,5ml được sử dụng cho các loại vaccine COVID-19 khác và tiêm chủng thông thường. Trong khi đó, thị trường ống tiêm 0,3ml rất chặt chẽ và vô cùng cạnh tranh. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung này sẽ kéo dài ít nhất đến quý 1/2022″, WHO cho biết.
WHO cũng chỉ ra rằng Kenya, Rwanda và Nam Phi đã gặp phải tình trạng chậm trễ trong việc tiếp nhận ống tiêm.
Bà Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO tại châu Phi cho biết: “Đầu năm tới, vaccine COVID-19 sẽ bắt đầu tràn vào châu Phi, nhưng sự khan hiếm ống tiêm có thể làm chậm tiến độ tiêm chủng. Cần phải có những biện pháp quyết liệt để đẩy mạnh sản xuất ống tiêm nhanh hơn nữa vì cuộc sống của nhiều người châu Phi phụ thuộc vào nó”.
Khoảng 50 triệu liều vaccine COVID-19 đã được đưa đến lục địa này trong tháng 10, gần gấp đôi so với số lượng của tháng 9. COVAX, sáng kiến toàn cầu nhằm đảm bảo tiếp cận công bằng với vaccine, đã phân phối gần 90% số vaccine ở châu Phi trong tháng này và đã tăng tốc các lô hàng của mình kể từ tháng 7. Tuy nhiên, với tốc độ hiện tại, châu Phi vẫn phải đối mặt với sự thiếu hụt 275 triệu liều vaccine COVID-19 để đáp ứng mục tiêu cuối năm là tiêm chủng đầy đủ cho 40% người dân.
Châu Phi đã tiêm phòng đầy đủ cho 77 triệu người, chỉ 6% dân số. Trong khi đó, hơn 70% các quốc gia có thu nhập cao đã tiêm chủng cho hơn 40% dân số của họ. Tính đến ngày 28/10, châu Phi đã ghi nhận gần 8,5 triệu ca mắc COVID-19 và vượt ngưỡng 217.000 ca tử vong.
Để giải quyết tình hình hiện nay, WHO đang nỗ lực thực hiện sứ mệnh hỗ trợ khẩn cấp tới 5 quốc gia châu Phi để đẩy nhanh và cải thiện việc triển khai vaccine COVID-19 ở khu vực này, cùng kế hoạch hỗ trợ 10 quốc gia khác trong năm nay.
“Các chuyên gia của WHO đang làm việc với chính quyền địa phương, các đối tác để phân tích nguyên nhân của bất kỳ sự chậm trễ nào và tìm ra cách tốt nhất để giải quyết chúng. Tại Nam Sudan, giới chức đảm bảo sứ mệnh của WHO sẽ giúp nước này đạt được tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 hàng ngày tăng gấp 10 lần, từ 2.000 lên 25.000 liều”, WHO nói.
WHO và các tổ chức tài chính lớn hối thúc ưu tiên vaccine cho các nước nghèo
Bốn trong số những tổ chức y tế, thương mại và tài chính lớn nhất thế giới đã đề nghị các hãng bào chế vaccine ngừa COVID-19 ưu tiên cung cấp cho các nước nghèo hơn để có nguồn lực đối phó với "tình trạng thiếu (vaccine) nghiêm trọng và đáng báo động" hiện nay.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Selangor, Malaysia ngày 21/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong tuyên bố chung ra ngày 31/7, lãnh đạo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) nhấn mạnh hiện là thời điểm các nước đã tiến xa trong công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của mình chia sẻ nguồn vaccine cho các nước nghèo hơn.
Tuyên bố tái khẳng định tính cấp bách của việc cung cấp khả năng tiếp cận vaccine ngừa COVID-19, các xét nghiệm và các phương pháp điều trị cho mọi người dân trên khắp thế giới. Trong vấn đề vaccine phòng bệnh, hạn chế lớn nhất hiện nay chính là sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung cho các nước thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt là trong những tháng còn lại của năm 2021.
Các tổ chức trên kêu gọi các quốc gia đã triển khai thành công chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên diện rộng chia sẻ nguồn vaccine của mình cho các nước thu nhập thấp hoặc trung bình cũng như thông qua cơ chế phân phối vaccine COVAX hay AVAT (Tổ chức tín thác châu Phi mua lại vaccine).
Tuyên bố cũng nhấn mạnh các hợp đồng giao vaccine phòng COVID-19 cho các nước nghèo hơn đang bị trì hoãn và hiện mới chỉ có khoảng 5% số lượng vaccine theo hợp đồng được chuyển tới các nước. Trước thực tế này, WHO, WTO, IMF và WB đã hối thúc các nhà sản xuất vaccine tăng công suất dành cho các nước nghèo và đảm bảo ưu tiên cung cấp vaccine thông qua cơ chế COVAX và các nước thu nhập thấp, trung bình, thay vì chú trọng quảng bá cho các liều vaccine tăng cường (mũi tiêm thứ ba) và các hoạt động khác.
Ngoài ra, chính phủ các nước cũng cần giảm bớt hoặc dỡ bỏ hoàn toàn các rào cản đối với xuất khẩu vaccine và các thành phần bào chế vaccine cũng như nhấn mạnh tới sự cần thiết tháo gỡ nút thắt của chuỗi cung ứng.
Theo hãng tin AFP của Pháp, các nước trên toàn thế giới hiện đã tiêm hơn 4 tỷ liều vaccine phòng COVID-19. Ở các nước được WB xếp vào nhóm thu nhập cao, tỷ lệ tiêm chủng là 98,2 liều/100 người. Tỷ lệ này giảm xuống còn 1,6 liều/100 người ở 29 quốc gia có thu nhập thấp nhất.
Tờ tiền mệnh giá lớn nhất của Zimbabwe chỉ đổi được 6 xu Mỹ Việc Zimbabwe đưa vào lưu thông đồng tiền mới có mệnh giá cao nhất là 50 đô la đã làm sống lại những ký ức về thời kỳ siêu lạm phát tại quốc gia này. Zimbabwe đã phát hành nội tệ trở lại từ tháng 2/2019. Ảnh: AFP Theo hãng thông tấn AFP, hơn một thập kỷ trước, do tốc độ tăng giá...