Chi 45,6 nghìn tỷ đồng phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân
Bộ Tài chính cho biết, đến ngày 15/10, ngân sách nhà nước đã chi 45,6 nghìn tỷ đồng cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Tại điểm trung chuyển, công dân từ các tỉnh phía Nam về quê bằng xe máy qua địa phận tỉnh Nghệ An được hỗ trợ đồ ăn nhanh, nước uống, xăng… miễn phí, ngày 9/10/2021. Ảnh minh họa: Văn Tý/TTXVN
Theo đó, trung ương đã chi 22,9 nghìn tỷ đồng, bao gồm: 16,2 nghìn tỷ đồng từ dự phòng ngân sách trung ương (năm 2021 để mua vaccine và chi cho phòng, chống dịch); 6,3 nghìn tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2020 bổ sung cho Bộ Y tế mua vaccine và 413 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2019 hỗ trợ cho các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ.
Ngoài ra, đã chi từ ngân sách địa phương là 22,7 nghìn tỷ đồng cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19.
Tính đến ngày 15/10, thu ngân sách nhà nước đạt 83,2% dự toán, trong đó: thu nội địa đạt 79,3% dự toán, tăng 5,9%; thu về dầu thô đạt 135,6% dự toán (giá dầu quân 10 tháng đạt 64,6 USD/thùng, cao hơn 19,6 USD/thùng so với giá dự toán); thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 104,8% dự toán.
Số tiền thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí được miễn giảm, gia hạn đạt khoảng 95,1 nghìn tỷ đồng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; trong đó 78,84 nghìn tỷ đồng gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 của Chính phủ; 16,26 nghìn tỷ đồng miễn, giảm thuế, phí, lệ phí.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, dù cân đối ngân sách nhà nước có những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng Chính phủ đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp điều hành chính sách tài khóa phù hợp để bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước, bảo đảm nguồn thanh toán chi trả các khoản nợ đầy đủ, đúng hạn theo cam kết và dự toán năm 2021 đã được giao.
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, chúng ta cũng đủ khả năng để bảo đảm chi cho các nhiệm vụ chi đầu tư, chi thường xuyên theo dự toán, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Ước thực hiện năm 2021, bội chi ngân sách nhà nước ở trong mức 4% GDP Quốc hội quyết định, nợ công khoảng từ 42% đến 43% GDP, tổng nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước khoảng 25%, trong ngưỡng giới hạn an toàn.
Video đang HOT
Việc bảo đảm thu, chi ngân sách nhà nước góp phần bảo đảm xếp hạng tín nhiệm quốc gia và chúng ta đều rất tự hào khi Việt Nam là quốc gia duy nhất được cả ba tổ chức xếp hạng thế giới (Moody’s, S&P và Fitch) giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia và nâng triển vọng từ “Ổn định” lên “Tích cực”.
Bộ trưởng Bộ Tài chính nói về gói giảm thuế mới 20.000 tỉ
Ngoài đề xuất giảm thuế, Bộ Tài chính còn đang nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng giải pháp giảm tiền thuê đất trong năm nay.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đang nghiên cứu gói hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và người kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thông qua giảm thuế, giảm tiền thuê đất. Tổng giá trị thuế miễn, giảm khoảng 20.000 tỉ đồng. Hiện bộ này đang lấy ý kiến để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM , Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nói: "Việc đề xuất một số giải pháp về thu ngân sách, trong đó thực chất là đề xuất giảm một số loại thuế cho DN, người dân là minh chứng rõ ràng cho ý Đảng hợp lòng dân".
Việc giảm thuế, phí đượ c đánh giá cao
. Phóng viên : Thưa bộ trưởng, thời gian qua chắc hẳn Chính phủ và Bộ Tài chính đã lắng nghe không ít các ý kiến về các giải pháp hỗ trợ người dân, DN vượt qua khó khăn, trong đó có vấn đề giảm thuế và phí?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc : Đương nhiên từng thành viên Chính phủ luôn nhận được những phản ánh từ cộng đồng DN, từ người dân về những khó khăn và đề xuất giải pháp cho an sinh xã hội, duy trì sản xuất, kinh doanh. Bản thân tôi cũng nhận được nhiều phản ánh và đề xuất trong lĩnh vực của mình. Chính phủ đã tiết kiệm chi, tập trung kinh phí chống dịch, tập trung kinh phí mua vaccine tiêm cho người dân, hỗ trợ người nghèo.
Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều nội dung kiến nghị, thực hiện các giải pháp hỗ trợ trực tiếp về tiếp cận tín dụng, nguồn vốn, dòng tiền; kéo dài thời gian vay, giảm lãi suất cho DN; thực hiện các giải pháp giãn, hoãn thuế, giảm 30 loại phí... cho DN và người dân chống chịu trước đại dịch.
. Nhưng tôi nhớ từ năm ngoái khi đại dịch COVID-19 bùng lên tại Việt Nam, các giải pháp tài chính cũng đã được đưa ra và áp dụng. Bộ trưởng đánh giá hiệu quả các giải pháp ấy như thế nào?
Các chính sách về thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất theo thẩm quyền của Chính phủ đã được triển khai từ tháng 4-2020 để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế. Các giải pháp này đã có tác động tốt.
Nếu tính con số cụ thể thì tổng số tiền thuế và thu ngân sách đã gia hạn, miễn, giảm và các hỗ trợ theo các chính sách đã ban hành năm 2020 đạt khoảng 129.000 tỉ đồng.
Từ đầu năm 2021 đến nay, các chính sách này tiếp tục được Chính phủ và Bộ Tài chính thực hiện. Chúng tôi dự kiến các giải pháp này sẽ đạt khoảng 135.000 tỉ đồng hỗ trợ cho người dân, DN.
Trong đó riêng chính sách giảm, hoãn thuế 27.500 tỉ đồng, gói an sinh xã hội 26.000 tỉ đồng; gói viễn thông 10.000 tỉ đồng; gói vaccine 25.200 tỉ đồng; gói điện, nước, phí, chi phí chống dịch hàng chục ngàn tỉ đồng và gói giảm thuế khoảng 20.000 tỉ đồng.
Các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất, tiền điện, nước, viễn thông, lãi suất... nêu trên được đánh giá là kịp thời. Qua đó có tác động tích cực và được cộng đồng DN, nhân dân đánh giá cao, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh và duy trì tăng trưởng.
Thêm giải pháp hỗ trợ là cần thiết
. Việc Bộ Tài chính vừa đề xuất Chính phủ trình dự thảo nghị quyết của UBTVQH ban hành thêm một số chính sách về giảm thuế chắc hẳn là do diễn biến mới của dịch bệnh?
Chính phủ đánh giá COVID-19 hiện diễn biến hết sức phức tạp đã và đang tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng nề tới hoạt động của DN, người dân. Đặc biệt là DN có quy mô nhỏ, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và hoạt động của một số nhóm lĩnh vực dịch vụ như du lịch, vận tải, lưu trú và ăn uống, chiếu phim, thể thao và giải trí...
Các doanh nghiệp đang rất cần được hỗ trợ để vượt qua khó khăn.Trong ảnh: Một công ty áp dụng mô hình "ba tại chỗ" để duy trì sản xuất. Ảnh: PHONG ĐIỀN
Chính vì vậy việc đề xuất thêm các giải pháp hỗ trợ DN, người dân nhằm ứng phó với ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong năm 2021 là cần thiết. Từ đó giúp DN và người dân vượt qua khó khăn.
Mặt khác, tác động của COVID-19 lần thứ tư này cũng có thể khiến cho số nợ thuế năm 2021 có xu hướng tăng do sản xuất, kinh doanh thua lỗ, DN và người dân không có khả năng nộp thuế kịp nên nợ thuế tăng lên. Do đó, cần phải có sự chung tay góp sức của cộng đồng, giúp đỡ nhau ổn định cuộc sống, chống dịch hiệu quả, phục hồi sản xuất.
Chính phủ đã hết sức nỗ lực thực hiện giải pháp hiệu quả chống dịch, phát triển sản xuất, kinh doanh.
. Vậy những nét chính của dự thảo nghị quyết mà Chính phủ trình UBTVQH lần này là gì? Xin bộ trưởng nói khái quát.
Chính phủ đề xuất nhiều giải pháp. Có thể kể đến các giải pháp như tiếp tục giảm 30% thuế thu nhập DN phải nộp của năm 2021 với đơn vị, tổ chức như đã áp dụng cho năm 2020; giảm 50% số thuế phải nộp của các tháng nửa cuối năm 2021 với hộ gia đình và cá nhân kinh doanh trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn; giảm 30% thuế giá trị gia tăng với DN, tổ chức hoạt động trong một số nhóm lĩnh vực dịch vụ như vận tải, lưu trú ăn uống, du lịch, giải trí...
Đặc biệt, Chính phủ cũng đề xuất miễn tiền phạt chậm nộp để các DN, tổ chức giảm bớt khó khăn về tài chính, tập trung nguồn lực để khắc phục những ảnh hưởng của dịch bệnh. Cụ thể đề xuất miễn tiền chậm nộp phát sinh trong hai năm 2020 và 2021 với DN, tổ chức kinh doanh lỗ liên tục ba năm gần nhất (2018-2020); không xử lý đối với các trường hợp đã nộp tiền chậm nộp.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng nghiên cứu trình Thủ tướng giảm tiền thuê đất năm 2021.
. Đây là chính sách được người dân và DN hoan nghênh. Nhưng dù sao cũng phải tính đến tác động đối với ngân sách nhà nước năm 2021, thưa bộ trưởng?
Theo dự tính, việc thực hiện các đề xuất nêu trên có thể làm giảm thu ngân sách khoảng 20.000 tỉ đồng. Cùng với khoảng 115.000 tỉ đồng mà các giải pháp khác của Chính phủ đã hỗ trợ DN, người dân thì sự hỗ trợ này sẽ góp phần để DN, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19.
Từ đó để người dân và DN có thể tiếp tục hoạt động, đóng góp vào kết quả khôi phục lại nền kinh tế của đất nước sau dịch bệnh và góp phần thực hiện an sinh xã hội.
Hẳn nhiên, các đề xuất này nếu được UBTVQH đồng ý ban hành thì ngân sách cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ các kịch bản về tình hình dịch kéo dài đến hết quý III và kéo dài hết năm với các giải pháp điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, kết hợp với chính sách tiền tệ hợp lý.
Do vậy chắc chắn cân đối ngân sách sẽ đảm bảo, bội chi ngân sách giữ được mức QH quy định. Bộ Tài chính sẽ đề ra nhiều biện pháp nhằm chống thất thu, chi hiệu quả, tiết kiệm chi, cơ cấu nợ hợp lý đảm bảo thúc đẩy kinh tế phát triển, chống dịch thành công.
. Xin cám ơn bộ trưởng.
Lạng Sơn tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu Chiều 23/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thu Hà làm trưởng đoàn đã kiểm tra việc phòng, chống dịch COVID-19 tại Cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng) và Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc). Đoàn công tác kiểm tra các chốt phòng chống dịch COVID-19 tại Cửa khẩu Tân Thanh. Tại các điểm kiểm tra, Phó...