Chỉ 4 món đơn giản này cũng có thể đánh bay nồi cơm tối trong một nốt nhạc
Món nào cũng ngon và hấp dẫn chắc chắn sẽ khiến cả nhà thích mê khi thưởng thức.
Gợi ý bữa cơm chiều gồm các món:
- Canh cá nấu dưa chua
THỊT CHƯNG MẮM TÉP
Thịt băm nhỏ ướp cùng chút gia vị cho ngấm. Sả, hành tỏi băm nhỏ. Phi thơm hành, tỏi, sả đến khi có mùi thơm và se lại thì cho thịt băm vào đảo đều tay. Khi thịt chín, tiếp tục đảo đều, để thịt săn lại thì cho 2 thìa mắm tép vào rồi đảo đều cùng thịt. Để thịt trên bếp thêm 3 đến 5 phút thì tắt bếp.
Video đang HOT
TAI HEO TRỘN THÍNH
Tai heo làm sạch, đun qua nước sôi, rửa lại rồi luộc chín. Ngâm tai vào nước lạnh cho trắng và giòn. Thái tai thật mỏng, trộn với chút bột canh, đeo găng tay nilon rồi bóp đều cho ngấm. Thính có thể tự làm hoặc mua ngoài hàng rất sẵn, trộn thính vào tai, rắc lá chanh và ớt thái nhỏ vào là xong.
RAU BÍ XÀO TỎI
Rau bí tước xơ, nhặt lấy ngọn non. Rửa rau bí nhiều lần với nước cho sạch cát, để ráo. Vò qua phần lá rau để khi ăn không bị ráp. Cho dầu ăn vào chảo, cho rau bí vào xào chín, cho tỏi giã nhỏ vào đảo đến khi dậy mùi thơm là được. Tắt bếp và bày ra đĩa.
CANH CÁ NẤU DƯA CHUA
Cá (loại cá con) mua về làm sạch bằng cách bỏ đầu, lấy phần ruột bên trong rròi rửa sạch. Ướp cá với chút gia vị, ớt tươi để cá kho tanh. Cà chua thái miếng cau. Dưa chua rửa bớt cho bớt mặn. Phi thơm hành với chút dấu ăn, cho cà chua vào đảo đều, thêm chút nước để cà chua chín mềm. Tiếp theo cho cá vào đảo nhẹ tay cùng cà chua.
Để cá sôi khoảng 3 phút cho chín tới rồi thêm dưa chua vào rồi thêm 3 bát ăn cơm nước lọc. Khi nước sôi được 3 phút nữa thì nêm nếm gia vị, thêm hành, rau răm, thì là thái nhỏ, ớt tươi rồi tắt bếp.
Giá tiền các món ăn:
- Tai heo trộn thính: 30.000đ
- Thịt chưng mắm tép: 30.000đ
- Rau bí: 15.000đ
- Dưa chua: 10.000đ
- Cá nhỏ: 20.000đ
Tổng: 105.000đ
Theo giadinh.net.vn
Đổi vị bằng món 'phở lai hủ tiếu khô' ở Sài Gòn
Nước phở đậm đà, thịt mỏng khiến thực khách hài lòng.
Nếu có ý định tìm món phở khô chính gốc Gia Lai thì đây không phải là địa chỉ dành cho bạn. Tuy nhiên, nếu chỉ muốn nếm món phở khô hợp khẩu vị với đa số người Sài Gòn thì tiệm ăn không có tên gọi cụ thể trên đường Hoa Sứ, quận Phú Nhuận là một gợi ý không tồi, khi bạn đã cảm thấy chán món phở nước quen thuộc lúc thời tiết giao mùa ẩm ương.
Nhiều người gọi đây là món "phở hai tô" bởi một set phở khô gồm tô phở trộn và tô nước tái đi kèm. Nói là phở, nhưng thực chất sợi của nó không mềm, dẹt như bình thường mà tròn, nhỏ như sợi hủ tiếu. Cách chế biến hay cách ăn cũng giống như khi ăn món hủ tiếu khô, chỉ khác ở nước dùng nên bạn cũng có thể coi đây là món "phở lai hủ tiếu".
Bánh phở khô làm từ bột gạo, dẻo, dai nên khi nhúng nước sôi không bị bở mà vừa miệng, chần chung với giá ăn cho đỡ ngán. Tương tự khi làm món hủ tiếu khô, người nấu nêm nếm nước tương, giấm, rắc thêm tiêu và thịt heo băm lên trên tô phở đã trụng trước khi mang ra cho khách. Tép mỡ béo giòn là thứ không thể thiếu trong món ăn này.
Sở dĩ, lý do nó được gọi là phở thay vì hủ tiếu khô nằm ở tô nước lèo đi kèm, vị không giống với vị nước dùng của bất kỳ món hủ tiếu nào. Mỗi quán có một công thức nấu riêng, tuy nhiên nhìn chung, hương vị khá giống với nước dùng trong tô phở bò, đậm đà nhưng ít dầu mỡ.
Thịt bò thái mỏng như lá lúa, chần sơ qua nước phở, tùy thực khách muốn ăn chín hoặc tái mà chần lâu hay chậm rồi cho vào tô nước, thêm hành tây, hành lá để át đi mùi tanh của thịt tươi, đồng thời khiến món ăn trông hấp dẫn hơn. Thịt chần sơ nên ngọt và mềm chứ không dai, rau ăn kèm khá đơn giản, gồm xà lách cùng vài loại rau thơm.
Khi ăn, thực khách vắt miếng chanh vào tô nước phở trước, nêm nếm cho hợp khẩu vị. Trộn đều phở và giá trong tô trước khi ăn, thêm sa tế vào sẽ ngon hơn. Tuy tô phở trộn hơi nhiều dầu mỡ, nhưng khi húp nước dùng không béo sẽ giúp bạn trung hòa, không bị ngấy. Ăn phở và húp nước xen kẽ, hoặc cho thẳng nước lèo vào tô thành món phở nước đều được. Tô đầy đủ giá 30.000 đồng, đủ cho một người ăn no nê.
Theo giadinh.net.vn
Độc đáo với kiểu ăn cháo mà như tập thể dục tay ở Indonesia Món ăn truyền thống ở Indonesia này có kết cấu dẻo dai trông rất khác lạ so với những loại cháo chúng ta thường thấy. Papeda hay bubur sagu là một món cháo truyền thống của người Indonesia. Chúng được xem là lương thực chính của đảo Maluku và tỉnh Papua. Không giống như những tô cháo nóng sốt sánh nhuyễn được nấu...